1. KHÁI NIỆM

-  Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.

- VD: NaCl, CuSO4, Na2CO3, CaCO3, NaNO3,...

2. CÔNG THỨC HOÁ HỌC

- Thành phần phân tử: một hay nhiều nguyên tử kim loại và một hay nhiều gốc axit.

- Công thức hóa học dạng: MxAy

Trong đó: - M : là nguyên tử kim loại.

                 - A : là gốc axit.

VD :            Na2CO3               NaHCO3

Gốc axit :       =CO                - HCO3

3. CÁCH GỌI TÊN

Tên muối = Tên KL (kèm theo hoá trị nếu KL có nhiều hoá trị) + tên gốc axit

VD : - Na2SO4  : Natri sunfat

         - Na2SO3 : Natri sunfit

         - ZnCl2    : Kẽm clorua

4. PHÂN LOẠI

Muối chia làm 2 loại:

Muối trung hoà: Là muối mà gốc axit không có nguyên tử hiđro có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại.

    VD : CuSO4, Na2CO3, CaCO3, NaNO3,...

Muối axit: Là muối mà trong đó gốc axit còn nguyên tử hiđro chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại.

   VD: NaHCO3, NaHSO4, Ca(HCO3)2,...

5. TÍNH TAN CỦA CHẤT

Để xét một chất có tan trong nước hay không, ta cần nhớ các chú ý sau:

+ Tất cả các muối nitrat (NO3) đều tan.

+ Muối clorua (Cl) : hầu hết đều tan trừ AgCl không tan và PbCl2 ít tan

+ Muối sunfat (SO4) hầu hết đều tan trừ CaSO4 và Ag2SO4 ít tan, BaSO4 và PbSO4 không tan.

+ Muối cacbonat (CO3) hầu hết đều không tan trừ K2CO3, Na2CO3, Li2CO3 và (NH4)2CO3 tan

+ Muối sunfit (SO3) hầu hết đều không tan trừ K2SO3, Na2SO3, Li2SO3 và (NH4)2SO3 tan

+ Muối photphat (PO4) hầu hết đều không tan trừ K3PO4, Na3PO4, Li3PO4 và (NH4)3PO4 tan

+ Các hiđroxit (OH) hầu hết đều không tan trừ KOH, NaOH, LiOH, Ba(OH)2 tan, Ca(OH)2 ít tan

- Cần nhớ một số hợp chất không tồn tại hoặc bị phân hủy trong nước: AgOH, Fe2(CO3)3, Al2(CO3)3, Fe2(SO3)3, Al2(SO3)3,…

Ví dụ: 2AgNO3 + 2NaOH → 2NaNO3 + Ag2O + H2O (ban đầu tạo thành AgOH, sau đó phân hủy thành Ag2O và H2O)

Bài viết gợi ý: