- Kí hiệu hóa học: H

- Công thức phân tử: H2 ; Phân tử khối : 2

I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ 

- Hiđro là chất khí, không màu, không mùi, không vị, nhẹ hơn không khí 14,5 lần.

- Tan rất ít trong nước.

- Hiđro là khí nhẹ nhất.

II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

1. Tác dụng với oxi

- Hiđro cháy trong oxi có ngọn lửa màu xanh và tạo thành nước

PTHH: 2H2 + O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2H2O

Nếu lấy tỉ lệ về thể tích là 2 : 1 thì hỗn hợp Hiđro – Oxi sẽ gây nổ mạnh (gọi là hỗn hợp nổ). Hiđro cháy trong oxi tạo ra hơi nước, đồng thời phản ứng tỏa nhiều nhiệt nên người ta dùng hiđro làm nhiên liệu cho đèn xì oxi – hiđro để hàn cắt kim loại.

2. Tác dụng với một số oxit kim loại

- Hiđro có tính khử, khử một số oxit kim loại ở nhiệt độ cao

H2   +   CuO $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$   Cu   +   H2O

       màu đen     màu đỏ

3H2 + Fe2O3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2Fe + 3H2O

- H2 không tác dụng với các oxit: Na2O, K2O, BaO, CaO, MgO, Al2O3

III. ỨNG DỤNG

- Khinh khí cầu, bóng bay hiđro.

- Làm nguyên liệu sản xuất NH3, phân đạm

- Hàn cắt kim loại

IV. ĐIỀU CHẾ 

1. Trong phòng thí nghiệm

- Nguyên tắc: cho axit tác dụng với kim loại

Vi dụ: ${{H}_{2}}S{{O}_{4}}+Zn\to ZnS{{O}_{4}}+{{H}_{2}}$

$2HCl+Fe\to FeC{{l}_{2}}+{{H}_{2}}$

2. Trong công nghiệp

- Điện phân nước:  $2{{H}_{2}}O\xrightarrow{dien\,phan}2{{H}_{2}}+{{O}_{2}}$

Bài viết gợi ý: