Đề nghị luận xã hội về vấn đề biển đảo trường sa cho học sinh THPT:
Là một học sinh giỏi xuất sắc ,anh, chị được vinh dự một lần ra thăm quần đảo Trường Sa. Anh, chị sẽ mang bức thông điệp gì từ đất liền ra đảo?
Định hướng cách làm:
HS tự do bày tỏ quan điểm:
– Bài viết không mang tính kể lể mà phải trình bày được những nhận thức và hiểu biết của mình về biển đảo quê hương.
Học sinh có thể tham khảo một số gợi ý sau đây để viết bài:Tập trung vào những nội dung cơ bản:
– Tình yêu của con người Việt Nam với biển đảo
– Khẳng định vai trò của biển đảo trong cuộc sống
– Đề cập đến ý thức trách nhiệm của những người lính đảo nói riêng và con người Việt Nam nói chung trong việc giữ gìn và xây dựng biển đảo( đặc biệt trong tình tình chính trị còn nhiều thử thách trong giai đoạn hiện nay)
– lợi ích của quốc gia – dân tộc bao giờ cũng là tối thượng! Một khi biết đặt chủ quyền quốc gia và độc lập dân tộc lên trên hết, mọi trở ngại khác đều có thể tìm ra phương hướng giải quyết.
– Cần làm gì để “đưa Hoàng Sa gần với đất liền”, để trở thành “công dân danh dự của Hoàng Sa”, làm gì để giành lại Hoàng Sa và bảo vệ Trường Sa?
– Chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ không thuộc sở hữu của riêng ai. Đó là tài sản lớn nhất, quý giá và quan trọng nhất của cả dân tộc.Nhưng chủ quyền quốc gia và độc lập dân tộc không chỉ là vấn đề của lãnh đạo đất nước, đó còn là vấn đề của toàn dân. Hơn thế nữa, đó từng là khát vọng ngàn đời của những người con đất Việt từ khắp mọi góc bể chân trời.
-Làm gì vì Hoàng Sa và Trường Sa?
Khẳng định trách nhiệm chúng ta đối với sự nghiệp bảo vệ biển đảo của Tổ quốc.Hãy tích cực góp phần thực hiện tốt hòa giải, hòa hợp dân tộc, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế toàn diện, xây dựng đất nước trong ấm ngoài êm. Đó mới là nền tảng lâu bền để giữ vững Trường Sa .
Cách đánh giá:
* HS được điểm tuyệt đối khi:
– Nêu được quan điểm của bản thân có ý nghĩa và nhất quán.
– Làm sáng tỏ luận đề và luận điểm bằng những ví dụ và dẫn chứng chính xác, phù hợp, toàn diện.
– Có giọng điệu phù hợp mang tính đối thoại(với người đọc giả định) để thể hiện sự quan tâm sâu sắc và hiểu biết về quan điểm, thành kiến hoặc kỳ vọng của người đọc.
– Trình bày có trọng tâm, bố cục hợp lí, phù hợp với mục đích của bài viết.
– diễn đạt tốt, trong đó sử dụng đa dạng các kiểu câu theo cấu trúc ngữ pháp khác nhau, dùng từ chính xác phù hợp.
– Mắc rất ít lỗi chính tả.
* HS được3/4 tổng điểm khi:
– Nêu được quan điểm của bản thân có ý nghĩa và nhất quán.
– Làm sáng tỏ luận đề và luận điểm bằng những ví dụ và dẫn chứng chính xác, phù hợp, toàn diện.
– Có giọng điệu phù hợp mang tính đối thoại(với người đọc giả định) để thể hiện sự quan tâm sâu sắc và hiểu biết về quan điểm, thành kiến hoặc kỳ vọng của người đọc.
– Trình bày có trọng tâm, bố cục hợp lí, phù hợp với mục đích của bài viết.
– diễn đạt tốt, trong đó sử dụng đa dạng các kiểu câu theo cấu trúc ngữ pháp khác nhau, dùng từ chính xác phù hợp.
– Mắc một số lỗi chính tả.
* HS được 1/2 tổng điểm khi:
– Nêu được quan điểm của bản thân hoặc một số ý chính có liên quan đến vấn đề mà đề bài yêu cầu.
– Nêu được một số ít ví dụ để triển khai luận đề và luận điểm .
– Giọng điệu chưa thực sự phù hợp chưa quan tâm tới quan điểm, thành kiến hoặc kỳ vọng của người đọc.
– Trình bày chưa có trọng tâm, bố cục bài viết chưa thực sự hợp lí.
– Sử dụng không đa dạng các kiểu câu theo cấu trúc ngữ pháp khác nhau, dùng từ còn mơ hồ chưa chính xác phù hợp.
– Mắc một số lỗi chính tả.
* HS được 1/4 tổng điểm khi:
– Nêu được quan điểm của bản thân hoặc một số ý chính nhưng không thật liên quan đến vấn đề mà đề bài yêu cầu.
– Không nêu được một số ví dụ để hỗ trợ cho việc triển khai luận đề và luận điểm, thất bại trong việc trình bày.
– Giọng điệu chưa phù hợp chưa có tính đối thoại với người đọc.
– Trình bày chưa có trọng tâm, bố cục bài viết không hợp lí.
– Sử dụng không đa dạng các kiểu câu theo cấu trúc ngữ pháp khác nhau, dùng từ còn mơ hồ chưa chính xác phù hợp, từ vựng nghèo nàn.
– Mắc nhiều lỗi chính tả.
* Không chấm điểm bài làm của học sinh khi bài viết không đề cập đến vấn đề mà đề bài yêu cầu, hoặc không thực hiện và trình bày nhiệm vụ mà đề bài yêu cầu bằng một bài viết.
(Tài liệu sưu tầm )
Xem thêm : Những bài văn nghị luận xã hội hay lớp 12