Phần 2 của bài thơ chuyển hướng suy tư và cảm nhận về đất nước. Tác giả cố gắng tạo dựng hình ảnh đất nước đau thương nhưng anh dũng, vươn lên từ trong đau khổ và hi sinh:
– “Ôi những cánh đồng quê chảy máu… nhớ mắt người yêu”: là khổ thơ nói về đất nước đau thương trong vùng dây thép gai của địch và hình ảnh con người Việt Nam anh dũng và lãng mạn (như cách nói của Tố Hữu: “Biết cảm thụ và biết yêu thương”.
– “Từ những năm đau thưong chiến đấu… Lòng dân ta yêu nước thương nhà” là khổ thơ nói về sự căm hờn đối với quân cướp nước và bè lũ bán nước, cũng như tinh thần đấu tranh, lòng “yêu nước thương nhà” của nhân dân ta.
– “Khói nhà máy… ánh bình minh” là hai khổ thơ suy ngẫm về đất nước từ thời điểm hiện tại (ôm đất nước những người áo vải – Đã đứng lên thành những anh hùng) và nhiều hi sinh (Mỗi bước đường mỗi bước hi sinh). Tâm trạng của tác giả tràn ngập niềm vui và niềm tin tưởng (Lòng ta bát ngát ánh bình minh)
– Khổ thơ kết tạo dựng một hình ảnh đất nước ước lệ rất hùng tráng về đất nước, con người Việt Nam:
“Súng nổrung trời giận dữ
Người lên nhu nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng loà ”
– Hai câu đầu gợi lại hình ảnh quần chúng nhân dân xông lên cướp chính quyền trong Cách mạng tháng Tám; hai câu thơ là biểu tượng rực rỡ về đấtnước con người Việt Nam qua cảm nhận và suy ngẫm của nhà thơ. Trong lời thơ, nhịp thơ, như có tiếng ào ạt của bước chân ra trận, sự sục sôi của ý chí quyết chiến, quyết thắng.
– Hình ảnh đất nước đi lên từ nô lệ đên tự do, từ lầm than đến quyết thắng, từ bóng tối đến ánh sáng, từ nỗi đau đến niềm vui được tác giả miêu tả qua những lời thơ đầy kiêu hãnh, tự hào. Đất nước vụt lớn, đứng dậy trong hào hùng, vinh quang. Câu thơ tràn ngập âm hưởng sửthi, giàu sắc thái thần thoại, huyền thoại.