Bài văn mẫu cảm nhận về bài Sóng của thi sĩ Xuân Quỳnh, SGK Ngữ văn lớp 12
Bài làm :
Mở bài
Sóng là một trong những bài thơ tình đặc sắc của Xuân Quỳnh. Hình tượng trung tâm và nổi trội trong bài, như tựa đề đã chỉ rõ, đó là sóng. Sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ cũng như mọi sáng tạo nghệ thuật trong bài thơ đều gắn liền với hình tượng sóng. Cả bài thơ là những con sóng tâm tình của một người phụ nữ được khơi dậy khi đứng trước biển cả, đối diện với những con sóng vô hạn vô hồi. Thực ra thì trong bài thơ, còn có một hình tượng trữ tình nữa, đó là “em”. Sóng là một hình tượng ẩn dụ, nó là sự hoá thân của cái tôi trữ tình của nhà thơ, “sóng” và “em” vừa hoà nhập làm một, lại vừa phân đôi ra để soi chiếu vào nhau, cộng hưởng. Tâm hồn người phụ nữ đang yêu soi vào sóg để thấy rõ lòng mình, nhờ sóng để biểu hiện những trạng thái của lòng mình. Với hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã tìm được một cách thể hiên thật chính xác tâm trạng của ngươi phụ nữ trong tình yêu.
Thân bài
Trước hết, có thể cảm nhận hình tượng sóng được gợi ra trong cả bài thơ bằng âm điệu. Bài thơ có một âm hưởng dào dạt, nhịp nhàng, lức sôi nổi trào dâng, lúc thầm thì sâu lắng, gợi âm hưởng của những đợt sóng miên man. Âm hưởng ấy được tạo nên bởi thể thơ năm chữ có vận cách với những câu thơ liền mạch, từng câu không ngắt nhịp, các khổ thơ lại được gắn kết bằng cách nối vần từ câu cuối khổ trên xuống câu đầu khổ dưới, ví dụ :
— Bồi hồi trong ngực trẻ
Trước muôn trùng sóng bể
—Khi nào ta yêu nhau
Con sóng dưới lòng sâu…
Nhịp sóng đó cũng là nhịp lòng của tác giả, một tâm trạng đang xao động, trào dâng, miên man và chất chứa những khát khao, rạo rực.
- Đi vào phân tích những biểu hiện cụ thể của tâm trạng trữ tình trong bai thơ, ta sẽ thấy mỗi trạng thái tâm hồn lại tìm thấy sư tương hợp với một đặc tính, một dạng thức biểu hiện của sóng.
Sóng “Dữ dội và dịu êm – ồn ào và lặng lẽ”, những trạng thái thật đối nghịch, như là tâm tình người phụ nữ đang yểu, mang trong lòng những trạng thái thật trái ngược và bất thường, ẩn chứa sức sống mạnh mẽ. Với sức sống và khát vọng không lúc nào nguôi ngoai, yên* định, con sóng không thể không “tìm ra tận bể”, cũng như có lần Xuân Quỳnh đã phát hiện cái quy luật của sự sống trong tình yêu là ở sự vận động của nó : “Vì tình yêu muôn thuở – Có bao giờ đứng yên ?” (Thuyên và biển).
Hành trình của sóng hướng ra bể rộng cũng chính là sự dứt khoát chối bỏ những giới hạn chật chội, những thoả mãn tầm thường, để tìm đến nhũng chân trời bao la, những khát khao rộng lớn. Chỉ có- ra đến biển, con sóng mới thực sự tìm thấy mình, mới nhận thức được sức mạnh và những khát khao của nó.
Biển là biểu tượng cụ thể của không gian lớn rộng, cũng như sóng là sự vĩnh hằng với thời gian. Đứng trước biển, người ta thường nghĩ đến cái vô cùng, vô tận của tự nhiên, của vũ trụ. Với Xuân Quỳnh thì bao giờ biển cũng khơi dậy những khát khao, ước vọng lớn lao :
Sóng trường tồn với thời gian như sự sống không ngừng nghỉ và không mệt mỏi, cũng như khát vọng tình yêu của con người sẽ còn mãi mãi, trướe hết là trong những lồng ngực trẻ:
ôi con sóng ngày xưa
Và ngày saư vẩn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ ‘ “
Đi tìm lời đáp cho câu hỏi về sự khởi nguồn tình yêu của mình, người phụ nữ ở đây cũng lại soi vào sóng : “Sóng bắt đầu từ gió – Gió bắt đầu từ đâu ?” và chợt nhận thức về cái “quy luật” không thể cắt nghĩa rõ ràng được của tình yêu : “Em cũng không biết nữa – Khi nào ta yêu nhau”. Cái điều mà trước kia Xuân Diệu đã tổng kết như phát biểu một chân lý : “Làm sao Cắt nghĩa được tình yêu ?” thì nay Xuân Quỳnh lại phát hiện nó, nhưng bằng trực cảm, bằng sự trải nghiệm của chính lòng mình và được riói lên như một lời “thú nhận” thành thực, hồn nhiên mà không kém ý nhị, sâu sắc.
Tình yêu là đi liền với nỗi nhớ. Tâm hồn đang yêu ở đây lại soi vào sóng mà diễn tả được cái sâu sắc, bao la của nỗi nhớ trong lòng mình : nó choán đầy cả tầng sâu và bề rộng, nó chiếm lĩnh trọn cả thời gian, ngày và đêm :
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Như nổi lòng của người con gái :
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Cái “thức” trong cả giấc mơ, mới càng nói được sự thật của nỗi lòng : nỗi nhớ không chỉ chiếm lĩnh ý thức mà còn thấm sâu vào tiềm thức.
Tình yêu sôi nổi, nồng nhiệt của trái tim phụ nữ này, cũng lại là một tình yêu thật chân thành, trong sáng, một tình yêu hết mình và đòi hỏi sự duy nhất tuyệt đối, sự gắn bó thủy chung. Con sóng nào cũng hướng tới bờ và nhất định sẽ tới bờ, dù muôn vàn cách trở. Lòng em cũng thế:
Dẫu xuôi vê phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh- một phương
Quan niệm tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh mới mẻ, mạnh bạo, nhưng cũng rất gần gũi với mọi1 người và có gốc rỗ trong lâm thức đận tộc.
Tâm trạng của người phụ nữ trong tình yêu, nhờ cách thể hiện sóng đôi qua “em” và “sóng”, vừa được bộc bạch trực tiếp lại vừa được diễn tả đầy hình ảnh với các nét tâm trạng được trở đi trở lại như một diệp khúc hồi hoàn, như những vòng sóng nối nhau, dội lại, cộng hưởng và lan loả. Nếu sóng nhớ bờ “Ngày đêm không ngủ được” thì em “nhớ đến anh – Cả trong mơ còn thức” và nếu em ở nơi nào cũng nghĩ “Hướng về anh – một phương” thì sóng “Con nào chẳng tới bờ – Dù muôn vời cách trở”.
Hồn thơ Xuân Quỳnh vốn rất nhạy cảm với thời gian và sự chảy trôi, biến đổi.
Sự nhạy cảm ấy thường dẫn nhà thơ đến tâm trạng lo âu và niềm khát khao nắm lấy cái hạnh phúc bình dị của hiện tại, chăm chút, vun vén cho nó. Ngay như lúc này, trong trạng thái hạnh phúc của tâm hồn người phụ nữ đang yêu, thấy cuộc đời tất cả vẫn còn ở phía trước, vậy mà vẫn cứ hiện ra một thoáng lo âu về cái hữu hạn của đời người và cũng là củạ tình yêu :
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Cũng có người cảm nhận bốn câụ thơ trên là sự khẳng định sức mạnh và sự bền vững của tình yếu trong thời gian và không gian. Nhưng nếu đặt vào dòng suy cảm trong bài thơ và rộng ra, trong mạch thơ vế tình yêu của Xuân Quỳnh, thì những câu thơ ấy ẩn chứa một thoáng lo âu về sự hữu hạn, khó bền vững của tình yêu và của đời người.
Sau này, khi đã đi qua nhiều năm tháng đầy biến động của cuộc đời, đã nêm trải nhiêu ngọt ngào và cay đắng của hạnh phúc thì ở Xuân Quỳnh, nỗi lo âu về sự mong manh, bất định của tình yêu đã trở thành một ám ảnh nhiều xót xa
Lời yêu mỏng mảnh như màu khói
Ai biết lòng anh có đổi thay
(Hoa cỏ may )
Ở bài thơ Sóng, sự nhạy cảm với thời gian chảy trôi và ý thức về cái hữu hạn cửa đời người lại dẫn đến khát vọng muốn được còn mãi với muôn thuở, hoà nhập với vĩnh hằng. Với Xuân Quỳnh, cái cách đổ sống mãi ấy là tình yêu. Người đàn bà ấy khát khao được sống hết mình cho tĩnh yêu và được sống mãi với thời gian bằng tình yêu của mình. Sóng lại nói giúp chị niềm khát khao ấy :
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ
Trước biển, người ta khó tránh khỏi cảm giác rợn ngợp bởi đối diện với cái vô biên và vô tận. Nhưng biển, với Xuân Quỳnh, còn “khơi dây những khát khao mới mẻ”, mà ở trường hợp bài Sóng này, là cái khát khao được hoà nhập với Vĩnh hằng, được còn mãi một tình yêu lớn. Khát vọng yêu cũng là khát vọng sông mãnh liệt, đủ đầy. Cuộc đời một con người dù có là dài thì rồi năm tháng cũng sẽ đi qua, nhưng tình yêu lớn sẽ còn mãi với thời gian, với cuộc đời. Cái ước vọng được còn mãi tình yêu của mình luôn là nỗi niềm tha thiết và khắc khoải trong trái tim người phụ nữ này, ngay khi còn nhiều bồng bột của tuổi trẻ và cả lúc đã qua nhiều khổ đau, từng ưải, thậm chí, khi ấy nó lại càng da diết hơn :
Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt đời thường ai chẳng có
vẫn ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi
(Tự hát)
Kết bài
Người phụ nữ ấy như sinh ra để yệu và làm thơ. Nhưng tình yêu và thơ ca chẳng phải là cái gì khác hom là sự sống trọn vẹn, sâu sắc, hết mình đó sao ? Và chẳng phải là thơ đã tiếp tục sự sống của chị, tình yêu của chị cả sau khi người phụ nữ tài năng và bất hạnh ấy đã đột ngột ra đi mãi mãi đó sao ?
Nguyễn Văn Long
Xem thêm những bài văn mẫu phân tích Sóng, những dạng đề về bài sóng tại đây : sóng xuân quỳnh