Tuyển tập bộ đề đọc hiểu ôn thi môn văn. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Mợ Du! Mợ Du! Một người đàn bà mà hiện giờ tôi còn nhớ từng nét mặt, tiếng nói. Mợ có một gương mặt trắng mát, gò má hơi cao, mắt có quầng thâm và lúc nào cũng ướt át, lờ đờ. Tiếng nói của mợ nhẹ và ấm. Mợ đã là người bạn buôn bán thân nhất của mẹ tôi. Nhưng từ ngày mợ bỏ cậu Du, tôi ít thấy mẹ tôi chuyện trò với mợ, cho đến ngày nghe đâu mợ vào Vinh cùng với một người thợ may tây rồi đẻ con với người ấy.
Mợ Du bỏ chồng! Mợ Du phải bỏ chồng vì bị mẹ chồng và em chồng bắt được quả tang tình tự với anh thợ may trai trẻ, có duyên, làm cho nhà mợ! Tôi đã không hiểu tại sao mợ Du đã có con lớn lại bậy bạ như thế. Và, như những người lớn, tôi đã ghét và khinh mợ mỗi khi nghe nhắc đến mợ với cái tội không thể tha thứ ấy.
Nhưng sau một đêm kia, đối với mợ Du tôi bỗng đổi ra thành lòng thương và mến. Rồi từ đêm ấy trở đi, tôi căm tức vô cùng trước những kẻ bêu riếu mợ hay ra vẻ ghê tởm thằng Dũng con mợ.
(Nguyên Hồng, Mợ Du)
Câu 1: Hình ảnh nhân vật mợ Du được miêu tả thông qua những từ ngữ nào?
Cấu 2: Chỉ ra nhũng câu đặc biệt được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 3: Phân tích một số chi tiết thể hiện thái độ của tác giả đối với nhân vật được miêu tả.
Câu 4: Phân tích kết cấu của đoạn trích trên.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI CHI TIẾT
Câu 1: Hình ảnh mợ Du được miêu tả thông qua một số từ ngữ sau: gương mặt trắng mát, gò má hơi cao, mắt có quầng thâm, ướt át, lờ đờ, tiếng nói của mợ nhẹ và ấm.
Câu 2: Các câu đặc biệt được sử dụng trong đoạn trích là: Mợ Du! Mợ Du!
Câu 3: Đoạn trích thể hiện thái độ dành cho nhân vật mợ Du. Việc miêu tả hình dáng bên ngoài của nhân vật một cách thô kệch không thế hiện rõ thái độ mà tác giả dành cho nhân vật của mình. Việc nhân vật “tôi” thể hiện thái độ được thể hiện một cách trực tiếp, ban đầu là cảm xúc, thái độ ghét và khinh mợ, về sau lại có sự thay đối là sau một đêm kia đối với mợ Du tôi bỗng đổi ra thành lòng thương và mến
Câu 4: Đoan trích có thể được phân chia thành kết cấu như sau:
Đoạn đầu: Miêu tả hình dáng bên ngoài với những nét đặc tả riêng biệt về gương mặt, tiếng nói của mợ Du.
Đoạn còn lại: Tái hiện nhân vật mợ Du thông qua những việc mợ đã làm và thái độ của nhân vật “tôi” với mợ Du.
Nguyễn Thế Hưng
Xem thêm: Bộ đề đọc hiểu môn văn