BÀI LÀM
Đất nước luôn là đề tài muôn thuở của thi ca từ xưa đến nay. Là một người thi sĩ ai cũng mong muốn mình có một tác phẩm có sức sống vĩnh hằng và tồn tại mãi trong lòng người theo thời gian. Nguyễn Đình Thi cũng vậy. Ông cũng Có một quê hương để thương, để nhớ và “để làm thơ”. Quê hương ông có đặc trưng mùa thu Hà Nội và ông đã thành công khi tạo cho mình một phong cách riêng biệt để hình thành bài thơ Đất nước:
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa...
(...)
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất.
Những buổi ngày cưa lọng nói về...
(Đất nước - Nguyễn Đình Thi)
Khai đề cho bài thơ là một mùa thu với nỗi buồn man mác khó tả:
... Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa...
Nếu như ai đã từng ra Hà Nội vào mùa thu thì chắc hẳn sẽ biết được thu Hà Nội đẹp như thế nào? Thu Hà Nội có cái gió se se lạnh, có mùi hương cốm mới (một thứ cốm làm bằng lúa ngậm sữa và gói bằng lá sen)... Tất cả đặc trưng của thu Hà Nội được tác giả giới thiệu một cách khái quát và dần dần hiện lên qua đoạn thơ sau:
... Sảng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ta đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy...
Thu Hà Nội như thu gọn vào bức tranh vẽ. Phải có một nét bút tài hoa mới có thể vẽ được một bức tranh như thế! Ta như cảm nhận được mùa thu qua cái “chớm lạnh” của buổi sớm mai. Trước mắt ta như hiện lên cảnh đường phố Hà Nội vào thu: “phố dài”. Con phố như “dài” thêm ra trong tầm mắt. Sao không gọi “chớm lạnh” là “se se lạnh”. Hay là “mát lạnh” nhỉ? Sao không gọi là “xơ xác” mà lại gọi là “xao xác? Với ngôn ngữ của Nguyễn Đình Thi, người đọc như “ngửi thấy được hương vị của mùa thu qua cái “chớm lạnh” và “mát trong”, như “ngửi” được hương thơm của cốm mới..
Không chỉ thế, tác giả còn là một họa sĩ” tài ba nữa:
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đây...
Đây là hình ảnh đẹp nhất trong đoạn thơ, tác giả đã “vẽ” lên được sự quyến luyến nhưng dứt khoát của người ra đi. Ta như cảm nhận được ánh mắt lưu luyến của người ra đi - một người ra đi vì lí tưởng cách mạng - một người lính sinh viên Hà Nội, đi “không ngoảnh lại” nhưng “sau lưng thêm nắng lá rơi đầy”. Ta tự hỏi: “Có cái khoảnh khắc nào đẹp như thế chăng?” Tác giả cho câu thơ đi sâu vào lòng người đọc qua hình ảnh thu buồn nhưng với vẻ đẹp gợi cảm đó.
Đọc thơ Nguyễn Đình Thi, ta liên tưởng đến một câu thơ trong bài Tống biệt hành của Thâm Tâm:
Đưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng...
Cũng là một cảnh chia tay và dường như hai tác giả đã gặp nhau ở một điểm nào đó: cũng buồn, cũng lưu luyến nhưng dứt khoát.
Tiếp nối cảnh mùa thu buồn là mùa thu tự do, mùa thu của hòa bình:
... Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong tiếc nói cười thiết tha...
Câu đầu tiên của đoạn thơ, tác giả như khẳng định mùa thu nay đã khác mùa thu xưa. Bởi lẽ, tác giả đang đứng trên Việt Bắc, đang tận hưởng niềm vui mùa thu của một vùng đất tự do. Mọi sự thay đổi xung quanh tác giả cái gì cũng mới, cũng đẹp, cũng vui. “Rừng tre phấp phới” từng chiếc lá tre pháp phới bay trong gió thu tựa như ngàn lá cờ đỏ sao vàng bay:
... Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha...
Tất cả như hòa quyện vào nhau, tác giả như muốn ôm chầm lấy cả vùng trời tự do, như muốn “hét” lên rằng: Việt Nam muôn năm, Việt Nam tự do!
Yêu sao mảnh đất Việt Nam thân thương này! Tác giả như muốn hét lên cùng dân tộc:
... Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đáy là của chúng ta...
Hình tượng đất nước đã đi xuyên suốt chiều dài bài thơ qua các hình ảnh: “cánh đồng thơm mát”, “ngả đường bát ngát”, “dòng sông đỏ nặng phù sa”...
Một lần nữa, tác giả như muốn nói lên cái chủ quyền đất nước của một dân tộc.
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa lọng nói về...
Nước của chúng ta, nước của những người anh hùng hi sinh vì Tổ quốc. Giọng thơ như trầm hẳn đi, “những người chưa bao giờ khuất”. Phải, tuy họ đã hi sinh, đã ngã xuống nhưng tâm hồn họ sẽ sống mãi và hình bóng sẽ luôn ở mãi trong lòng người Việt Nam.
... Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa lọng nói về.
Giọng thơ không còn sôi nổi như những đoạn thơ trên mà trầm buồn da diết, là một sự tiếc thương vô bờ bến... Hoàng Cầm cũng đã từng dùng ngôn ngữ thơ ca để diễn tả một nỗi đau như thế!
... Ngậm ngùi tóc trắng đang thầm kể
Những chuyện muôn đời không nói năng...
Những câu thơ như xoáy sâu vào lòng người đọc, nỗi đau mất mát không có gì bù đắp được.
... Những buổi ngày xưa lọng nói về...
Tất cả những ngày xưa êm đềm, yên ả thanh bình. Tất cả những ngày chiến đấu gian khổ, những nỗi mất mát đau thương, bây giờ.“đang vọng nói về”... Câu thơ không những xoáy sâu vào lòng người mà còn tồn tại vĩnh viễn trong lòng dân tộc. Ilya Erenbua có một câu nổi tiếng: “Dòng suối đổ vào sông. Dòng sông đổ vào đại trường giang Vonga. Sông Vonga ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở thành lòng yêu Tổ quốc”.
Thật vậy, mọi hình ảnh trong bài thơ đều hòa quyện vào nhau để tạo nên hình tượng đất nước. Chắc hẳn Nguyễn Đình Thi là một người rất yêu cuộc sống, yêu tự do mới tạo nên tác phẩm Đất nước sống mãi trong lòng người đọc đến vậy!
Ngày nay, sống trong một xã hội tự do, một đất nước thanh bình, đọc bài thơ, ta biết ơn những con người đã hi sinh cuộc sống của mình cho độc lập của dân tộc. Càng yêu thêm mảnh đất cong cong hình chữ S thân thương này, ta càng phải sống xứng đáng với cuộc đời này hơn để không hổ thẹn vì mình là một người Việt Nam.