Đề bài: Phân tích tác phẩm Ra-Ma buộc tội (Trích Ra-ma-ya-na - sử thi Ấn Độ)

Bài làm

I - NHỮNG KIẾN THỨC BỔ TRỢ

1. Về tác giả và thời điểm tác phẩm ra đời

Tác giả Van-mi-ki sống vào khoảng thế kỉ II trước Công nguyên, ông thuộc giáo phái Bà La Môn song bị cha mẹ ruồng bỏ nên phải nương náu trong rừng sâu. Để sống được, ông phải hành nghề lạc thảo cho đến khi gặp được một đạo sĩ, người giúp ông nhận rõ và phân biệt được chính - tà và giúp ông tu luyện. Nhờ khổ luyện, Van-mi-ki trở thành đạo sĩ với trí nhớ lạ kì. Ông hiểu nhiều biết rộng lại có khả năng làm thơ. Vì thế, theo truyền thuyết, thần Na-ra-đa đã tìm đến ông và kể cho ông nghe câu chuyện về hoàng tử Ra-ma và nàng Xi-ta. Van-mi-ki đã soạn câu chuyện đó thành thơ và truyền bá cho nhiều người khác.

Câu chuyện được truyền tụng trong dân gian và được sự tham gia sáng tạo, gọt giũa của nhiều thế hệ tu sĩ - thi nhân trong nhiều thế kỉ, kéo dài từ khoảng thế kỉ III trước Công nguyên cho tới khoảng thế kỉ II sau Công nguyên. Ra-ma-ya-na được chép lại bằng tiếng Phạn gồm 7 cuốn với 500 đoạn thơ, 24.000 câu thơ đôi, về sau được chia thành 12 cuốn và truyền tụng khắp nơi.

2. Tri thức văn hoá

Thông qua câu chuyện hoàng tử Ra-ma liên minh với đội quân khỉ để tiêu diệt quỷ vương Ra-va-na, sử thi Ra-ma-ya-na phản ánh quá trình di dân lịch sử của tộc người da trắng A-ri-a từ miền Bắc Ấn Độ xuống các miền đất phía Nam Ấn Độ cho tới đảo Lan-ka nhằm chinh phục, đồng hoá tộc người Đra-vi-đa da màu. Cuộc chiến tranh này cũng là cách diức thể hiện quan niệm đạo đức chính - tà của người Ấn Độ cổ xưa.

Vai trò của các thần được thể hiện ngay trong bản thân nhân vật: Ra-ma là hoá thân của vị thần Bảo vệ Vê-nus, còn Xi-ta là hoá thân của thần May mắn Lăsk-mi. Do đó, ý thức về trách nhiệm đạo đức và giá trị danh dự gắn liền với hai nhân vật này, đồng thời qua đó cho thấy cuộc chiến giữa ánh sáng và bóng tối, giữa chính nghĩa và phi nghĩa vốn là một yêu cầu không thể thiếu được trong đòi sống cộng đồng Ân Độ cổ xưa.

Sử thi Ra-ma-ya-na tái hiện chân thực đời sống và các quy ước của cộng đồng, cho thấy các hình thức sinh hoạt tập thể cũng như các nghi lễ thần bí, các hình thức sản xuất cũng như các thành tựu sản xuất thể hiện qua phương tiện vũ khí được sử dụng trong cuộc chiến. Việc tôn thờ thần Lửa A-nhi có ý nghĩa văn hoá thiêng liêng đối với cộng đồng. Thần lửa ở đây đóng vai trò trọng tài phân xử, hoà giải mâu thuẫn giữa các thành viên trong xã hội. Thần cũng là kết tinh của năng lực trí tuệ, là sự quang minh chính đại và là quy ước chung của cộng đồng luôn được mọi người tôn trọng, tuân thủ. Trong các nghi lễ hiến tế, con người dâng lễ vật trên giàn lửa và thần A-nhi đóng vai trò trung gian giữa con người và các vị thần khác để chuyển các vật hiến tế đó. Trong nghi thức hôn lễ, cô dâu và chú rể phải đi bảy vòng quanh lửa thiêng và thần A-nhi là chứng nhân cho lời thề chung thuỷ gắn bó suốt đời ấy. Sự hiện diện của thần A-nhi có khắp mọi nơi, chứng kiến tất cả mọi hành vi đạo đức của con người. Do đó, nghi lễ thử lửa là nghi lễ chứng minh phẩm hạnh của con người. Vì vậy, hoả táng chính là lễ tế sinh cuối cùng mà người chết hiến dâng thân xác mình như lễ vật cho các đấng thần linh.

3. Tri thức về thể loại

Đối tượng phản ánh của sử thi các dân tộc là những cuộc chiến tranh, tức là các xung đột điển hình nhất gắn vói cộng đồng trong buổi bình minh lịch sử dân tộc ấy. Tính chất của chiến tranh mà sử thi miêu tả rất khác nhau tuỳ theo đặc trưng dân tộc, song đều có điểm chung là không thể đánh giá cuộc chiến tranh đó là chính nghĩa hay phi nghĩa. Điều này cũng thể hiện rõ trong hai bộ sử thi của Ấn Độ là Ra-ma-ya-na và Ma-ha-bha-ra-ta. Cho dù quy mô chiến tranh có khác nhau, song tính chất bao trùm của các cuộc chiến tranh trong hai sử thi này là tính nhân văn thể hiện qua tính công bằng của luật lệ chiến tranh : nhiều người không được đánh một người, vũ khí phải tương đương, không được đánh trộm mà phải đánh công khai, không được đánh người đang hướng về phía khác hay đang toạ thiền, chỉ được đánh từ rốn trở lên, không được đánh vào chỗ hiểm,... Chỉ đánh nhau ban ngày, còn ban đêmdà nghỉ ngơi hoà bình, yển tĩnh, quân sĩ hai bên có thể cùng nhau ca hát, nhảy múa. Tư tưởng bao trùm là “lấy nhân nghĩa thắng hung tàn”, do đó chiến tranh chỉ xảy ra khi không hoà giải được vói nhau về quyền lợi và mục đích cuối cùng của chiến tranh là để hoà họp, hoà bình. Điều này cho thấy nét đặc biệt của “tinh thần Ân Độ”. Chiến tranh trong Ra-ma-ya-na trước hết là mâu thuẫn trong gia đình nhà vua

Đa-xa-ra-tha với đỉnh cao là xung đột giữa Ra-ma và Ra-va-na. Các nhân vật mà hai sử thi này miêu tả là đa dạng, phản ánh thế giới quan của người xưa : người - thần - ma - quỷ. Các nhân vật đều có khả năng biến hoá theo quan niệm nghiệp báo hay luân hồi của tín ngưỡng Ấn Độ. Môtíp bị đày ải cũng là môtíp phổ biến trong sử thi Ấn Độ. Điều này cũng gắn với quan niệm sống độc đáo của dân tộc này. Rừng núi, nhất là những khu rừng được coi là thiêng liêng, nơi ẩn thân, nơi rèn luyện, tu luyện để đạt tpi sự bừng ngộ của con người. Ra-ma-ya-na có kết cấu chặt chẽ, cốt truyện giản dị, trong sáng. Sử thi Ân Độ thường chú trọng miêu tả tâm lí nhân vật, chú trọng khắc hoạ các diễn biến nội tâm chứ không dừng lại ở miêu tả các hành động như nhiều sử thi các nước khác. Điều này cho thấy nhân vật sử thi Ấn Độ, như Ra-ma, mang tính người nhiều hơn. Đây là dấu vết ảnh hưởng của tư duy hướng nội, tư duy tâm linh, là khát vọng khám phá chiều sâu bí ẩn của bản thể con người trong văn hoá Ấn Độ.

II - PHÂN TÍCH ĐOẠN TRÍCH

Việc tranh đoạt người đẹp và giải cứu người đẹp là dạng đề tài quen thuộc của sử thi và đó cũng là trọng tâm, trọng điểm của Ra-ma buộc tội. Đoạn trích này là màn áp chót của câu chuyện, khi Ra-ma đã giải thoát được cho vợ mình là Xi-ta khỏi bàn tay của quỷ vương Ra-va-na, và lúc hai vợ chồng được tái ngộ. Đây củng là thời điểm mà các quy ước cộng đồng về đạo đức lên tiếng đòi hỏi phải có sự minh bạch, rõ ràng. Quan hệ vợ chồng không còn là điều cơ bản nữa mà phẩm hạnh và việc chứng minh phẩm hạnh mói là điều cần thiết, mói là cơ sở nền tảng cho sự tồn tại bền vững của cộng đồng. Do đó, kịch tính gay gắt của màn gặp gỡ trở thành trọng tâm của đoạn trích này.

1. Đặc điểm về nội dung

Đây là một cuộc tái ngộ vợ chồng sau cơn hoạn nạn. Thử thách đối với họ là rất lớn bởi lẽ cả hai đều phải chứng minh danh dự của mình. Cuộc gặp trở thành một phiên toà, tạo ra thử thách cho cả hai vợ chồng.

Không gian và thời gian của cuộc gặp mặt cũng rất đặc biệt. Không gian là nơi công cộng, thời gian là ban ngày. Cuộc gặp diễn ra tại một địa điểm đông người, giữa ban ngày. Đây là kiểu không gian - thời gian công khai cho thấy tính chất khác thường của cuộc tái ngộ vợ chồng này. Số lượng nhân vật tham dự buổi gặp mặt đó rất đông liên quan tới cuộc tái ngộ đặc biệt mang tính chất toà án buộc tội. Đó là những người thuộc các đội quân của loài Rắc-sa-xa, loài Va- na-ra, tiếp đó là quân đội của Ra-ma với sự hiện diện của các em trai Ra-ma : Vi- phi-sa-na, Lắc-ma-na, Bha-ra-ta, Xa-tru-na và vua khỉ Xu-gri-va. Nhưng nổi lên bình diện cận cảnh là hai nhân vật Ra-ma và Xi-ta.

Nhân vật Ra-ma xuất hiện ở đây với hai tư cách, một là ông vua đứng đầu cộng đồng, hai là người chồng có vợ bị quỷ vương bắt cóc. Ra-ma đóng vai trò là người buộc tội. Cần phân biệt là ở Ra-ma có hai tư cách : tư cách của một ông vua đòi hỏi phải tuân thủ mọi quy ước của cộng đồng, đặc biệt là quy ước về danh dự cá nhân - danh dự cộng đồng và tư cách của một người chồng có vợ bị quỷ vương cưỡng đoạt, người chồng đó không thể yên tâm về người vợ đã sống nhiều ngày trong xứ sở quỷ vương.

Trong thời đại sử thi, danh dự của cá nhân luôn luôn gắn liền vói danh dự cộng đồng, dòng dõi. Bảo vệ danh dự cá nhân cũng là bảo vệ danh dự cộng đồng, đặc biệt là đối với một ông vua. Xuất phát từ hoàn cảnh Ra-ma bị cướp vợ, Xi-ta bị bắt cóc, cho nên cả hai nhân vật đều bị đặt trước thử thách là phải kiểm định lại phẩm chất đạo đức theo đòi hỏi của ý thức cộng đồng. Cả hai đều phải tuân thủ nguyên tắc tôn trọng đạo lí cộng đồng, do đó, hai người bị đặt vào hai vị thế đối lập : người buộc tội và người bị buộc tội. Với tư cách người buộc tội, Ra-ma đã đưa ra những lập luận dựa trên nguyên tắc đạo lí cộng đồng và đi tới hành động quyết liệt là chối bỏ vợ mình.

Nhân vật Xi-ta với tư cách là phu nhân của Đức vua và là người vợ bị bắt cóc, đồng thời là người bị buộc tội. Song, Xi-ta cũng có dòng dõi cao quý : "Tên thiếp là Gia-na-ki, bởi vì thiếp có liên quan đến lễ tế sinh của nhà vua Gia-na-ka chứ không phải vì thiếp sinh ra trong gia đình đó ; chỉ có nữ thần Đất là mẹ của thiếp thôi". Như vậy dòng dõi của Xi-ta không phải là người phàm tục, mà là dòng dõi của thần linh. So với dòng dõi của Ra-ma thì sự xuất thân của Xi-ta là bội phần danh giá. Xi-ta cũng có ý thức bảo vệ danh dự của dòng dõi thần linh của mình.

Khi bị đặt vào hoàn cảnh bất ngờ như vậy, Xi-ta - trong tư cách người bị buộc tội - cũng đưa ra những lập luận dựa trên nguyên tắc đạo lí cộng đồng để phản bác lại, và cao hơn là tự chọn cho mình cái chết một cách tự nguyện để minh chứng cho sự trong trắng của bản thân. Xi-ta có niềm tin mãnh liệt vào chính bản thân mình và đồng thời khi chọn cái chết tự nguyện, cũng thể hiện rất cao ý thức trách nhiệm trước cộng đồng.

Cả Ra-ma và Xi-ta, khi bị đặt vào tình huống đối đầu ngoài ý muốn, đều đã thể hiện phẩm chất cao quý dựa trên nguyên tắc tôn trọng đạo lí cộng đồng, đều là mẫu mực của kiểu anh hùng sử thi.

2. Đặc điểm về nghệ thuật

a) Kết cấu của đoạn trích

Đoạn trích đuợc chia làm hai phần :

Phần 1 (từ đầu đến "đâu có chịu đựng được lâu") : Với nội dung cơ bản là lập luận buộc tội của Ra-ma.

Phần 2 (phần còn lại) : Lập luận tự bảo vệ, tự bênh vực của Xi-ta và hành động dứt khoát của Xi-ta.

- Phần 1, Ra-ma biểu hiện hai thái độ : một của ông vua có thần dân bị bắt cóc, một của người chồng có vợ bị quỷ vương chiếm đoạt, ở đó, vấn đề danh dự cá nhân nổi lên : cá nhân bị xúc phạm, bị lăng nhục thì phải rửa mối nhục ấy. Bên cạnh tư cách một quân vương bị xúc phạm, Ra-ma còn là một người chồng bị lăng nhục. Một người chồng có vợ bị kẻ khác cưóp đi chỉ vì người vợ đó có sắc đẹp trời phú. Sự nhục nhã như vậy đã rõ. Song khi cứu được vợ, giải thoát vợ khỏi bàn tay quỷ vương thì sự ghen tuông cũng nổi lên. Sự ghen tuông ở đây cũng rất thường tình, nó thể hiện trước hết vì sắc đẹp của vợ mình bị người khác xúc phạm.

Từ đó dẫn tới hành động quyết liệt của Ra-ma : từ bỏ vợ mình. Với thái độ như vậy, Ra-ma đi tới quyết định cùng ở hai tư cách Đức vua và người chồng : đó là không cần tới Xi-ta nữa, Xi-ta muốn đi đâu thì đi, Xi-ta muốn lấy ai thì lấy. Hành động chối bỏ Xi-ta của Ra-ma thực ra không có gì đáng trách. Hành động đó cho thấy vị quân vương luôn luôn đứng trên quyền lợi của cộng đồng, luôn chứng tỏ là người chồng biết nhìn xa trông rộng, bởi lẽ tình yêu thương bao giờ cũng đi liền với danh dự, bỏ mất danh dự thì tình yêu thương chỉ còn là một sự thương hại, một sự rẻ rúng. Hiển nhiên đi tới quyết định đó không phải dễ dàng. Điều này thể hiện mối xung đột dữ dội bên trong của Ra-ma : một mặt muốn cưu mang, đùm bọc Xi-ta, mặt khác, muốn bảo vệ danh dự của dòng dõi mình ; một mặt, tiếc thương cho sắc đẹp trời ban của Xi-ta, mặt khác, lại lo sợ tiếng nói của mình sẽ không có trọng lượng trước cộng đồng khi tiếp tục chung sống với người vợ đã có thời gian ở trong nhà quỷ vương Ra-va-na. Tuy có xung đột nội tâm như vậy, song quyết định cuối cùng vẫn phải đứng trên lập trường của cộng đồng, của "cái ta" để gạt bỏ cái riêng tư, "cái tôi" cá nhân. Đây là một vẻ đẹp của người anh hùng Ra-ma và cũng là vẻ đẹp của các anh hùng sử thi nói chung.

Mọi thái độ của Ra-ma đều được thể hiện công khai, không giấu giếm. Không gian để Ra-ma đi tới quyết định có vẻ tàn nhẫn ấy là không gian công cộng, song không phải là không gian lễ hội vui vẻ, chan hoà mà là không gian toà án. Xung đột bên trong của Ra-ma được nhân lên và chỉ có một giải pháp duy nhất là chối bỏ Xi-ta. Ra-ma không kết thúc cuộc đời Xi-ta, không tạo ra hình thức chết cho Xi-ta, song chối bỏ Xi-ta cũng đồng nghĩa với việc giết chết Xi-ta về mặt tinh thần. Tất cả đều liên quan tói quy ước cộng đồng mà người anh hùng sử thi không có cách xử sự nào khác được.

- Phần 2, diễn biến tâm trạng của Xi-ta được thể hiện trước và khi gặp chồng. Trước khi gặp chồng : Xi-ta nóng lòng muốn gặp lại người chồng yêu quý của mình. Thậm chí nàng không muốn trang điểm, nàng bỏ qua tục lệ tắm rửa vì muốn tới gặp chồng cho nhanh. Việc làm đó của Xi-ta chứng tỏ tình yêu nồng nhiệt mà nàng dành cho người chồng yêu quý của mình.

Khi gặp được chồng, Xi-ta phải đương đầu với sự trái ngược trước một không gian ở đó rất đông người, lại mang vẻ nghiêm trang thần bí. Ra-ma không niềm nở đón tiếp, cũng không chào hỏi xã giao mà Ra-ma đi thẳng vào vấn đề. Xi-ta bị đặt vào hết tình thế bất ngờ này đến tình thế bất ngờ khác. Từ niềm vui mong mỏi được gặp lại chồng, nàng bỗng bị đặt trước những lời phán xét cay nghiệt, những lời buộc tội nghiệt ngã. Xi-ta đã đưa ra những lập luận để tự bênh vực, bảo vệ mìiih.

Lập luận của Xi-ta rất chặt chẽ, có trước có sau, vừa từ tốn song lại rất kiên quyết. Xi-ta thay đổi cách xưng hô với Ra-ma : khi gọi Ra-ma là chàng và tự xưng mình là thiếp, khi thì gọi Ra-ma là Đức vua. Xi-ta cũng đối thoại với hai tư cách của Ra-ma : tư cách người chồng và tư cách Đức vua, người đứng đầu cộng đồng. Lời thoại của Xi-ta còn hướng tói những người nghe xung quanh nữa, như là một cách thanh minh, tự bào chữa cho mình. Cách lập luận của Xi-ta khiến nàng từ người bị kết án trở thành người kết án, từ bị can trở thành vị quan toà.

Cao hơn nữa, Xi-ta đi tới quyết định tự mình phán quyết mình, tự chọn cho mình hình thức chết, tự đua ra hình thức giàn thiêu, tự bước vào giàn thiêu không chút sợ hãi. Xi-ta trong trắng, vô tội, mà sự trong trắng, vô tội đó chỉ có thần linh chứng giám. Xi-ta không cầu xin Ra-ma - Đức vua, cũng không cầu xin Ra-ma - ngưòi chồng, cũng không cầu xin dân chúng, Xi-ta chỉ cầu xin các thần : “cúi lạy chư thần, đấng Bra-ma, nàng thưa với thần Lửa A-nhi”. Từ đó sự can thiệp của yếu tố thần linh trở thành giải pháp dân gian mang tính nhân đạo cao cả. Thần Lửa A-nhi sẽ trả lại sự trong trắng toàn vẹn cho Xi-ta theo đúng đạo lí dân gian, phù hợp với chuẩn mực cộng đồng.

Trong văn hoá Ân Độ, thần Lửa A-nhi giữ vị trí quan trọng, có thể coi đây là vị thần công lí, là người phán xử tối cao và do đó, giàn lửa cũng là toà án tối cao, là nơi xét xử công minh. Lửa thiêu đốt mọi tội lỗi, lửa trừng trị cái ác, bảo vệ cái thiện, cái mĩ. Hành động bước vào giàn lửa của Xi-ta, một mặt cho thấy một phong tục tập quán quan trọng trong đời sống văn hoá Ấn Độ cổ xưa, mặt khác là sự tự khẳng định mình của Xi-tá, tự mình minh oan cho mình, không chấp nhận mọi sự ghen tuông đố kị, không chấp nhận lời ong tiếng ve. Hơn nửa, Xi-ta hiểu được điều mình làm khi nhận thức rõ hơn vị thế của Ra-ma trong xã hội: từ chỗ xưng hô thân mật chàng - thiếp, Xi-ta thay đổi cách xưng hô : Đức vua, Người - thiếp (Hỡi Đức vua! Như một người thấp hèn bị cơn giận giày vò, Người đang nghĩ về thiếp như một phụ nữ tầm thường. Tên thiếp là Gia-na-kỉ, bởi vì thiếp có liên quan đến lễ tế sinh của nhà vua Gia-na-ka...). Điều đó cho thấy, Xi- ta cũng nhận thức được trách nhiệm công dân của mình trong cộng đồng, Xi-ta cũng phải bảo vệ danh dự của riêng mình, danh dự của cộng đồng. Ý thức về danh dự là phẩm chất quan trọng của nhân vật Ra-ma và Xi-ta.

Trong xã hội thời kì sử thi, vai trò của thần linh rất quan trọng. Thần linh là người chứng giám, bảo trợ, là trọng tài phân xử các tranh chấp. Xi-ta không thể trông mong vào sự cảm thông của Ra-ma, cũng không thể trông cậy vào sự đồng tình của dân chúng vì họ cũng chỉ là những người lệ thuộc Ra-ma. Do đó Xi-ta chỉ cầu xin thần linh.

Lời câu khấn của Xi-ta với thân Lửa A-nhi, một mặt đế nói với thân, mặt khác lại hướng tới những người khác xung quanh, hướng tới Ra-ma : "Nếu con trước sau một lòng một dạ với Ra-ma thì cúi xin thần hãy tìm cách bảo vệ con. Ra-ma đã coi một phụ nữ trinh tiết như một kẻ gian dối, nhưng nếu con trong trắng, xin thần A-nhi phù hộ cho con". Xi-ta có một sự phân biệt rõ ràng giữa một bên là thân xác một bên là tinh thần. Đối với thân xác, Xi-ta bất khả kháng khi bị quỷ vương bắt cóc đụng tới thiếp khi mà thiếp đang chết ngất) ; đối với tinh thần, đó là tình yêu tuyệt đối dành cho Ra-ma, là sự chung thuỷ đối với Ra-ma. Quỷ vương không thể nào làm lay chuyển được tình yêu ấy, không thể nào chiếm được tình yêu ấy. Hiển nhiên khi bọc Xi-ta vào vạt áo để bay về đảo Lan-ka, quỷ vương đã phải chạm vào người của Xi-ta, nhưng đó là chạm vào thân xác chứ không thể nào chạm vào tinh thần, hơn thế trạng thái của Xi-ta lúc đó chỉ là một cái xác không hồn. Khi thấy thái độ không lay chuyển của Ra-ma, Xi-ta cũng hướng tới một hành động quyết liệt để minh oan cho mình. Cả hai anh hùng đều có vẻ đẹp kiêu hùng vì cả hai đều bị đặt vào một hoàn cảnh đặc biệt mà chỉ có sự quyết liệt, chỉ có cái chết mới giải toả được. Xi-ta cảm thấy bị xúc phạm, danh dự của mình bị khinh rẻ khi Ra-ma đánh đồng nàng với "một vật để yêu đương", như một "phụ nữ thấp hèn", mặc dù Xi-ta vẫn khẳng định đấy là những lời tố cáo lầm lạc.

b) Ngôn ngữ

Để diễn tả tâm trạng của nhân vật, tác giả thường dùng cách gợi thông qua một dáng điệu, một cử chỉ, một thái độ hay một cách ứng xử nhàm tái hiện sự giằng xé trong nội tâm nhân vật, đặc biệt nhấn mạnh những kìm nén, che giấu cảm xúc bên trong của các nhân vật. Ngôn ngữ của nhân vật tập trung thuyết giải đạo đức, bởi vì thử thách lớn nhất của cuộc tái ngộ vợ chồng này là sự lựa chọn đạo đức trên nguyên tắc tôn trọng lí tưởng cộng đồng. Đối với người kể chuyện, ngôn ngữ thường gắn với so sánh thông qua các hình ảnh lấy từ thiên nhiên, ngôn ngữ kể và tả thường được trau chuốt một cách có dụng ý nhằm tạo ra sự kết họp cao nhất giữa tính chất bi hùng và bi tráng của màn tái ngộ.

Cảnh gặp gỡ giữa Ra-ma và Xi-ta được kể lại một cách chi tiết, chậm rãi, thông qua lời thoại, hành vi, thông qua cách lập luận vừa khôn khéo vừa kiên quyết của các nhân vật. Kết cấu của đoạn trích được tổ chức theo hình thức kịch tính. Hình thức so sánh là một biện pháp quan trọng trong việc tái hiện tâm lí nhân vật.

Bài viết gợi ý: