Đề bài :
“Văn học lãng mạn ít quan tâm đến cái thế giới đang là, mà quan tâm nhiều đến cái thế giới có thể là và phải là”- theo Arixtot
Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Làm sáng tỏ qua truyện ngắn “hai đứa trẻ” – Thạch Lam và “Chữ người tử tù” – Nguyễn Tuân.
Bài làm:
Sanchiacop sêđrin đã từng khẳng định:
“Nghệ thuật nằm ngoài quy luật của sự băng hoại, chỉ mình nó không thừa nhận cái chết”. Đúng như vậy, nghệ thuật nói chung và văn chương nói riêng là nhu cầu tình cảm của con người. Họ tìm đến với nó như là để tìm sự đồng điệu con người, họ cảm thông và chia sẻ, hay nói cách khác người ta tìm đến với văn chương để mong muốn, để ước nguyện một thế giới khác, một hoàn cảnh khác tốt hơn, ý nghĩa hơn hiện tại. Và trong văn chương, điều đó xuất hiện ở trào lưu văn học lãng mạn bàn về vấn đề này Arixtot đã cho rằng: “văn học lãng mạn ít quan tâm đến cái thế giới đang là, mà quan tâm nhiều đến cái thế giới có thể và phải là” Và truyện ngắn Hai Đứa Trẻ của Thạch Lam và Chữ Người Tử Tù của Nguyễn Tuân là hai minh chứng rõ nét nhất cho ý kiến trên.
M Gorki đã từng nói “văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân và làm nảy nở con người khát vọng hướng tới chân lý”. Văn học giúp con người ta hoàn thiện bản thân, hướng đến cái đẹp, cái chân thiện mỹ. Hiểu như cách nói của M Gorki chính là tự hoàn thiện mình nhưng ngoài cái đặc điểm chung thì ở văn học lãng mạn đó ta còn có sự hướng về tương lai, thay đổi thế giới hiện thực mà Gorki đã từng phát biểu. Hướng tới chân lý phải chăng chính là đặc điểm đó. Arixtot cho rằng văn học lãng mạn chính là Ít quan tâm đến cái thế giới đang là, “đang là” tức là cái thế giới ở hiện thực, cái thế giới đang diễn ra. Mà ngược lại “văn học lãng mạn chỉ quan tâm đến cái thế giới có thể và phải là” “có thể” nghĩa là tương lai, “phải là” nghĩa là điều khao khát sẽ có, phải có. Vì vậy văn học lãng mạn có thể nói là thứ văn học bay bổng mơ ước về tương lai và cho tương lai. Câu nói của Arixtot là một ý kiến nói về một trong những đặc trưng cơ bản, thuộc về nội dung tư tưởng của khuynh hướng lãng mạn. Văn học lãng mạn không chú trọng phản ánh hiện thực đời sống khách quan mà thường thoát li thực tại và hướng đến một thế giới lý tưởng có thể là và phải là.
Văn học lãng mạn là trào lưu văn học song hành cùng dòng văn học hiện thực, bản chất của nó chính là đem đến cho người ta những lý tưởng, những khát vọng về cuộc sống trong tương lai, nhu cầu của con người tìm đến với văn học cũng là một phần như vậy. Hơn nữa văn học lãng mạn cũng bắt nguồn từ hiện thực, nó xây dựng hình tượng nhân vật dựa trên những nguyên mẫu có thật để lý tưởng hóa, tài năng hóa, hay cuộc sống chưa được như mong muốn thì văn học lãng mạn đến với con người để làm tròn bổn phận của mình. Khi xã hội rơi vào tình trạng bấp bênh, cuộc sống con người không còn được đảm bảo, họ không tìm thấy sự giải thoát nào ở hiện thực thì lúc đó văn học lãng mạn lại có mặt xoa dịu nỗi đau tinh thần cho những người đó.
Chính vì vậy nên văn học lãng mạn mang lại những đặc trưng riêng, nói về mộng tưởng, phản ứng chống lại xã hội đương thời, giúp con người quên đi thực tại chán ghét, vẽ ra một cuộc sống nhằm thỏa mãn cái tôi bị tổn thương của con người. Tiếp đó văn học lãng mạn đề cao tình cảm đó là trung tâm của lãng mạn bồi đắp, nuôi dưỡng tâm hồn con người bằng tình cảm khiến con người trở nên nhân đạo hơn. Và cuối cùng nó đề cao sự tự do, vì đề cao mộng tưởng và tình cảm nên con người muốn hướng đến một cuộc sống tự do thoát khỏi mọi sự ràng buộc. Mặt khác văn học lãng mạn không chấp nhận những quy định nghiêm ngặt, nên nó đã cho phép mình đạt tới sự tự do tuyệt đối và hai truyện ngắn “hai đứa trẻ” – Thạch Lam và “Chữ Người Tử Tù” của Nguyễn Tuân là hai tác phẩm mẫu mực thể hiện được đặc trưng cơ bản nhất của văn học lãng mạn mà Arixtot đã đề cập tới.
Đến với “hai đứa trẻ” của Thạch Lam, một nhà văn lãng mạn nhưng lại mang dáng dấp của hiện thực, ta như đến với khung cảnh của một Phố huyện nghèo, bế tắc và phần nào cũng cảm nhận được cái khao khát muốn hướng tới một tương lai tốt đẹp và tươi sáng hơn của Thạch Lam. Khung cảnh của truyện được mở ra vào thời điểm chiều tối, thời gian kết thúc của một ngày và mở ra đêm tối với tiếng trống thu không. Bầu Trời đỏ rực và tiếng côn trùng kêu, cảnh sắc mang đậm phong thái của một miền quê tuy đẹp nhưng buồn, hiện lên trên cái nền ấy chính là hình ảnh những con người – những thân phận tàn tạ, héo mòn đó là Liên đang ngồi lặng bên quả thuốc sơn đen ở căn hàng tạp hóa nhỏ xíu, cô cảm nhận được những nỗi buồn nhè nhẹ của không gian và thời gian, đó là lũ trẻ nhặt rác bãi chợ xuất hiện với dáng điệu đi lại lom khom trên mặt đất, để nhặt nhạnh bất cứ cái gì mà người bán hàng để lại. Đó làm hình ảnh mẹ con chị Tí ngày thì mò cua bắt tép, tối đến dọn hàng nước và đó là cụ Thi điên, đến và mang theo một tiếng cười khanh khách nhỏ dần. Và đêm đến xuất hiện thêm đốm lửa bán phở của bác siêu và tiếng đàn bầu run bần bật của nhà bác Xẩm…. Nhưng Phố huyện vẫn cứ thế, trong tâm hồn của Liên giường nhưng Liên đã cảm nhận được cái buồn về cuộc sống lặp lại, buồn tẻ nơi đây khiến tâm hồn dần trở nên chai sạn, khô cứng. Một Phố huyện có cuộc sống không khác gì một màn kịch, không có sự thay đổi.
Xuất phát từ một nền hiện thực tăm tối không hẳn như vậy, nên Thạch Lam đã hướng đến cho con người đọc một tương lai tươi đẹp hơn. Đó là một tương lai có thể là phải là tốt hơn cuộc sống bây giờ. Bởi văn học lãng mạn luôn tìm đến một thế giới khác, mà ở thế giới này ai cũng mong muốn. Thế giới Liên, An và những người dân phố huyện đang sống là một ao đời phẳng lặng, chìm ngập trong bóng tối và nghèo đói. Họ mong chờ là thế giới khác hẳn với sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ, đó phải là thế giới tràn ngập ánh sáng rộn ràng âm thanh, một thế giới đang sống trong tương lai. Điều đó tập trung thể hiện vào cảnh đợi tàu của chị em Liên, tiếng trống cầm canh đánh tung lên tiếng trống rời rạc, điểm cho cuộc sống lặng lẽ trôi. Âm thanh ấy là nhịp thở của cuộc sống, Khô khốc chìm lấp trong bóng tối, không đủ sức ngân vang. Người vắng mãi trên hàng ghế của chị Tí, có vài ba bác phu ngồi hút thuốc lào………đối diện với cái nhỏ nhoi, tăm tối của người dân nghèo là một vũ trụ bao la đầy ánh sáng huyền ảo, nhưng với chị em Liên, An chùm sáng đẹp nhất của một đêm là chuyến tàu qua tỉnh lẻ.
Lúc này An, mi mắt sắp sửa rơi xuống, vẫn cố dăn chị. Còn Liên thì chăm chú để ý từ đèn ghi, ngọn lửa xanh biếc, tiếng còi vang lại kéo dài ra, ngọn gió xa xôi…. Chao ôi là tiếng lóng ngóng đợi, tiếp sau đó là tiếng gọi em cuống quýt giục giã. Nếu chậm một chút, Tôi sẽ mất một cái gì lớn lắm tiếc lắm. An nhỏm dậy lấy tay dụi cho tỉnh hẳn, thật ngây thơ đáng yêu và đáng thương. Sống trong cảnh phố huyện quẩn quanh bế tắc ấy, chị em Liên cũng như bao con người nơi Phố huyện mong mỏi một điều gì đó tốt đẹp sẽ đến với cuộc sống của họ. Không hi vọng, không ước mơ thì làm sao sống nổi và chuyến tàu đêm qua phố Huyện đã đáp ứng được nhu cầu tinh thần ấy trong cả chuỗi ngày buồn tẻ, thì chờ đợi con tàu là niềm vui duy nhất đối với hai chị em. Hai đứa trẻ thật ngoan ngoãn, biết vâng lời mẹ, chúng thức đợi tàu không phải để bán hàng. Bởi lẽ mấy năm nay mùa màng kém, người buôn, bán, người đi lại ít. Nếu có khách họ chỉ mua bao diêm hoặc phong thuốc lào là cùng. Hai chị em thức đợi tàu là xuất phát từ nhu cầu của đời sống tinh thần, khi con tàu rầm rộ đi tới. Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vượt qua dù chỉ trong chốc lát nhưng hình ảnh các toa đèn, sáng trưng chiếu ánh sáng cả xuống đường. Liên thoáng trông thấy những toa hạng trên sang trọng, lố nhố những người, đồng và kèn lấp lánh và cánh cửa kính sáng thì đọng lại mãi.
Đứng lặng ngắm con tàu qua, Liên không trả lời câu hỏi của em trong tâm hồn cô đơn, xúc động vẫn chưa lắng xuống. Liên lặng theo mơ tưởng “Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo” Những câu chữ reo vui như nốt nhạc, có thể trong phút ấy, khát vọng cuộc đời đã được đánh thức. Tàu đã đem một chút thế giới khác, đi qua một thế giới khác hẳn, đối với Liên khác hẳn với Vầng sáng ngọn đèn chị Tí và ánh lửa của bác Siêu, với con tàu hai chị em được sống trong một thế giới mới khác hơn, một thế giới sáng sủa hơn, sôi động hơn…. Con tàu mang về phố huyện luồng sáng rực rỡ, từ ánh sáng của ngọn đèn pha đến ánh sáng từ các toa xe chiếu khắp cả xuống mặt đường, trên những toa sang trọng, điện sáng trưng, đồng kền lấp lánh. Cái ánh sáng rực rỡ ấy khác hẳn ngọn đèn dầu nơi hàng nước chị Tí, khác hẳn ánh lửa bác Siêu.
Con Tàu còn đem về những âm thanh náo nhiệt, từ tiếng bánh xe lăn trên đường thép, đến tiếng người huyên náo, khi lên, khi xuống tàu và những người trò chuyện trên toa xe khác hẳn âm thanh dời dạc, đơn điệu của người dân phố huyện. Con tàu đã xua đi bóng đêm dày đặc và không khí tĩnh lặng của Phố huyện nghèo, với chị em Liên Con Tàu chưa bao chứa bao điều huyền thoại, nó như một giấc mơ để bù đắp lại cái phần đời thực tại, lam lũ nghèo khổ không tương lai. Chính vì vậy, Hai chị em chờ đợi con tàu như chờ đợi một điều thiêng liêng, khi con tàu đến cả hai chị em đều đứng dậy và hướng về phía con tàu. Vẫn biết tàu hôm nay không đông và kém mọi khi, nhưng họ cần gì đâu, chỉ cần họ đi về như vậy. Đối với cuộc sống nơi Phố huyện, hình ảnh con tàu mang đến một thế giới khác, nó như một nguồn ánh sáng xuyên thủng màn đêm, đem đến cái xa lạ của thế giới thị thành, âm thanh mãnh liệt đó là tiếng còi tàu của bánh xe thép trên đường ray, tiếng ồn ào của hành khách đi lại, đủ sức át đi bao điều buồn tẻ đơn điệu của Phố huyện, tác động mạnh mẽ vào lòng người, đưa cả Phố huyện ra khỏi cảnh sống tù đọng ,đợi tàu chở ra khỏi cảnh sống không thể thiếu cuộc sống hàng ngày. Đã lấp đầy những khoảng trống mênh mông, hồn chị em Liên bỗng như hoài niệm bâng khuâng từ chuyến tàu chợt đến, chợt đi, nhìn thấy nhỏ hơn, xấu hơn, sự ngưng đọng, tù túng của cuộc sống cố đẩy bóng tối hèn mọn, nghèo nàn, cuộc đời của Liên và những người xung quanh hai đứa trẻ quả thật đã đem đến cho nhân vật một cái thế khác sẽ là “phải là” và có ý nghĩa, đáng mơ ước.
Nếu như “hai đứa trẻ” thể hiện cái mong ước ở tương lai, ở một phạm vi rộng, một thời gian dài thì đến với “Chữ Người Tử Tù” của Nguyễn Tuân, mong ước của tác giả lại muốn có một thế giới sẽ được thể hiện trong cái chữ tại ngục tù tỉnh Sơn. Đó chính là chi tiết quỳ lạy, nghe lời khuyên của Huấn Cao hướng tới cái đẹp của thiên lương trong sáng. Là một con người toàn tài, tập hợp đủ các vẻ đẹp Nhân – Trí – Dũng, mà ở đây Nguyễn Tuân cho rằng: đó là vẻ đẹp và tài năng khí phách của thiên lương, ông là người viết chữ đẹp nhất vùng, chữ ông đẹp lắm, vuông lắm… Nó tung hoành cả một đời người, nhưng tính cách cái tài, cái đẹp đó chỉ để dành chỗ tri kỷ. Cả đời ông mới viết hai bức một bức trung đường, chán ghét cái chế độ Huấn Cao đã cùng nhân dân đứng lên chống lại triều đình và bị bắt bị kết án tử hình, với cái tài viết chữ của Huấn Cao để duy trì cuộc sống qua ngày quả thật rất dễ dàng. Nhưng ông không vì tiền bạc và quyền thế mà ép mình cho chữ bao giờ, nên ông đã nổi dậy đấu tranh không chỉ cho mình mà còn cho mọi người. Ông là con người toàn tài, hội tụ vẻ đẹp của tài năng khí phách và thiên lương quả không sai chút nào. Còn đối với viên quản ngục – Ông là một thanh âm trong trẻo giữa một bản nhạc mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ. Ông luôn mong ước có được chữ của Huấn Cao mà treo trong nhà. Như vậy xét trên bình diện xã hội, Huấn Cao và quản ngục là hai kẻ đối nghịch nhau nhưng trên bình diện nghệ thuật gọi là hai người tri âm, tri kỷ. Và rồi qua đây ta lại thấy tâm sự của viên quản ngục đã đến, và làm động lòng biết bao. Đây là tình huống để Nguyễn Tuân bộc lộ ra được một thế giới khác, mang vẻ đẹp toàn mỹ, toàn diện. Đó là cái cảnh cho chữ trong nhà giam tỉnh Sơn vào lúc đêm khuya, chỉ còn nghe được tiếng trống thu không, phải tiếng chó sủa….. mà quản ngục cùng thầy thơ đem bút vào trại giam của Huấn Cao, với tấm lụa trắng tinh. Mùi mực tàu thơm thoang thoảng trên đất đầy phân dán, phân chuột, tường đầy mạng nhện. Huấn cao bắt đầu viết chữ. Nguyễn Tuân cho rằng, đây là cảnh tượng “viết chữ xưa nay chưa từng có”. Bởi vì từ xưa đến nay khi cho chữ người ta thường chỉ cho ở chốn thư phòng, ánh sáng đầy đủ, hay tối thiểu nhất người sáng tạo nghệ thuật cũng phải tự do về thể xác. Thế nhưng trong lúc này, Huấn Cao cho chữ ở một nơi tối tăm, hôi hám “cổ đeo gông, chân tay vướng xiềng xích, thế nhưng ông vẫn ung dung cho chữ viên quản ngục. Chữ của Huấn Cao vuông, tươi tắn nói lên sự tung hoành của cả một đời người. Ngày mai Huấn cao bị đưa ra pháp trường xử tử, nhưng đêm hôm nay ông vẫn ung dung viết chữ tặng quản ngục, có lẽ vì rằng ông nghĩ, nếu ông ra đi nhưng quản ngục nhưng để lại cho đời sau một nét chữ cũng là để lưu giữ lại cái đẹp, mong cho cái đẹp luôn luôn hiện hữu và thế giới chỉ có thể đẹp. Và với nghệ thuật tương phản ta cũng hiểu được phần nào mà Nguyễn Tuân hằng gửi gắm cái đẹp, có thể nảy sinh ở vùng đất xấu, đất ác. Nhưng nó không thể nào chung sống với cái xấu, cái ác được. Thế giới mà Nguyễn Tuân muốn xây dựng, muốn duy trì và phát triển đó là thế giới của cái đẹp, cái tốt.
Sau khi cho chữ , Huấn Cao đã dành chút thời gian quý báu cuối cùng của đời mình ,có thể tính bằng canh, bằng giờ để khuyên nhủ ông. Biết quản ngục là một con người hiền lành, tôn trọng cái đẹp nhưng lại sống trong cảnh nhà lao ô uế, Huấn Cao đã khuyên : “tôi bảo thực thầy đấy, thầy quản nên tìm về nhà quê mà ở. Thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ, ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi”. Ngày mai ra pháp trường nhưng vậy chưa phải là hết. Huấn Cao chết nhưng cái đẹp vẫn còn, nó luôn bất tử mất một người chuộng cái đẹp như Huấn Cao lại có một người hâm mộ cái đẹp như thầy quản thì cho dù Huấn cao ra đi, cũng sẽ vui lòng. Cái thế giới khác cái thế giới “phải là” và “sẽ là” mà Nguyễn Tuân mang đến cho người đọc chính là thế giới của cái đẹp, cái đẹp sẽ tồn tại vĩnh viễn. Nó sẽ cảm hóa cái xấu, cái ác giúp mọi người đều là những thanh âm trong trẻo tấu lên một khúc nhạc hiền hòa mà vang vọng. Qua đây ta càng khâm phục cái tài của bậc thầy Ngôn ngữ Nguyễn Tuân.
Như vậy qua hai tác phẩm Hai Đứa Trẻ và Chữ Người Tử Tù, ta có thể thấy rằng cái thế giới mà văn học lãng mạn hướng tới nó mở ra cho con người niềm tin, niềm lạc quan, tin tưởng vào tương lai, vào công lý, chính nghĩa và cái đẹp ở “hai đứa trẻ” đó là niềm mong ước một cuộc sống tốt đẹp hơn, hiện tại đầy sức sống hơn và ý nghĩa hơn. Đến với Chữ Người Tử Tù ta thấy sự mong muốn của Nguyễn Tuân về một thế giới của cái đẹp, cái đẹp sẽ ngự trị, cảm hóa cái xấu và cái ác.
Nhìn chung văn học lãng mạn là món ăn tinh thần thôi thúc con người ta bằng tình cảm, mà hiểu được nó, cảm được nó, xem nó mong ước điều gì? Nó nuôi dưỡng tâm hồn ta trở nên phong phú hơn, nhạy cảm hơn. Tuy nhiên ta cũng thấy rằng hạn chế của văn học lãng mạn là xa rời hiện thực, không hay chú trọng đến cái thế giới “đang là” mà thực tại đời sống mới là điều cốt lõi đáng quan tâm của văn học.
Qua đây ta cũng phải đặt ra vấn đề đối với người viết và người thưởng thức văn học đặc biệt là văn học lãng mạn. Về phần người viết không nên quá xa rời hiện thực, chỉ chú trọng vào những vấn đề lãng mạn bay bổng. Tuy là lãng mạn nhưng cũng phải hướng về con người, bởi văn chương chân chính là văn chương hướng về con người. Hơn nữa không nên quá đề cao tính lãng mạn mà nên xen kẽ giữa hiện thực và đời sống. Để tác phẩm có tính chân thực hơn về phía người đọc phải thật chú ý xoáy sâu vào vấn đề tác giả muốn gửi gắm để thưởng thức và cảm nhận nó một cách trọn vẹn. Văn học lãng mạn ít quan tâm đến cái thế giới “đang là” mà quan tâm nhiều đến cái thế giới “có thể là” và “phải là” ý kiến đó của Arixtốt đã nêu bật rõ lên được đặc trưng chủ yếu của văn học lãng mạn. “hai đứa trẻ” của Thạch Lam và “Chữ Người Tử Tù” của Nguyễn Tuân là hai tác phẩm không những đáp ứng được yêu cầu của văn học lãng mạng mà còn có yếu tố, hiện tượng xen kẽ làm cho hai tác phẩm thật có ý nghĩa, để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc cả hôm nay và mai sau, vượt qua dấu chân của thời gian, giữ vững được vị trí và giá trị của nó trong nền văn học nước nhà./.
Xem thêm : CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ

HAI ĐỨA TRẺ

Bài viết gợi ý: