HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
1. Thơ tình là mảng thơ đặc sắc của Xuân Quỳnh - Ở đó tuổi trẻ có thể soi thấy những cung bậc tình cảm của lòng người đang yêu và soi thấy mảnh tâm hồn riêng của một nhà thơ nữ.
Thơ tình Xuân Quỳnh nhiều bài hay, trong đó được yêu thích hơn cả vẫn là Thuyền và biển và Sóng. Đặc biệt trong bài Sóng, nhà thơ đã mượn một hình tượng rất đạt để diễn tả tình yêu một cách tập trung ý nhị vừa sáng rõ, vừa lán đáo: Hình tượng Sóng.
2. Hình tượng sóng
a) Sóng và hình tượng ẩn dụ
Xuân Quỳnh mượn hình tượng “sóng” để diễn tả những cảm xúc, tâm trạng, những sắc thái, tình cảm vừa phong phú vừa phức tạp, vừa tha thiết sôi nổi của một trái tim đang rạo rực khao khát yêu thương. “Sóng” thường được diễn tả thành từng cặp đối lập:
Dữ dội và dịu êm
Ôn ào và lặng lẽ
Nhưng đối lập đi liền với sự chuyển hóa: “Con sóng dưới lòng sâu, con sóng trên mặt nước”, “con sóng ngày xưa”, “con sóng ngày sau”. Chung qui nhằm diễn tả một thứ sóng khác.
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Hoặc:
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được.
Hình tượng sống còn được thể hiện qua âm điệu của câu thơ: Lúc sôi nổi dồn dập, lúc dịu êm sâu lắng, vừa như con sóng thực vừa như con sóng trong tâm hồn.
b) “Sóng” và “em” tuy hai mà một: “Sóng” không phải là cái gì khác mà là sự hóa thân của em.
Suốt bài thơ “Sóng và em” như hai hình tượng đan cài quấn quít lấy nhau, song song tồn tại từ đầu đến cuối như hình với bóng, soi sáng bổ sung cho nhau nhằm diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc và thấm thía hơn khát vọng tình yêu đang trào dâng mãnh liệt trong trái tim nhà thơ nữ.
c) So với “Biển” của Xuân Diệu, “Sóng” của Xuân Quỳnh mang vẻ đẹp riêng.
Hình tượng “sóng” cũng được Xuân Diệu sử dụng trong bài Biển để diễn đạt tình yêu. Nhưng ở đây tình yêu được phát biểu từ phía người con trai và cũng mang phong cách thơ của Xuân Diệu nên say đắm vồ vập. Còn “sóng” của Xuân Quỳnh là tình yêu được phát biểu từ phía người con gái. Tuy vậy, tình yêu ấy cũng không kém phần sôi nổi rào rạt. Có người cho rằng: Người con trai bộc lộ tình yêu vồ vập sôi nổi là bình thường, người con gái bộc lộ tình yêu như thế thì họa hoằn hơn. Nhưng điều quan trọng là tấm hồn Xuân Quỳnh hồn nhiên, trong sáng nồng nhiệt tin yêu đời và tin tưởng mình.
Cái nhịp điệu chủ đạo của bài Biển là nhịp điệu hăm hở, đắm say. Còn Sóng của Xuân Quỳnh thì nhịp điệu ấy phong phú hơn bởi tình yêu được diễn tả ở nhiều khía cạnh hơn: ta gặp lại ở đây cái bí ẩn huyền diệu muôn đời của tình yêu, bắt gặp tình yêu và nỗi nhớ, tình yêu và niềm tin, tình yêu và khát vọng... Có lẽ vì vậy hình tượng sống trong thơ Xuân Quỳnh mở ra sự liên tưởng phong phú đa dạng hơn.
3. Cảm nhận về tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu
a) Trước hết tình yêu là trạng thái tâm lí khác thường và mãnh liệt: Khác thường ở chỗ nhiều trạng thái cung bậc đối lập cùng tồn tại và chuyển hóa cho nhau. Mãnh liệt bởi vì tình yêu luôn luôn không chịu nổi không gian chật hẹp, tình yêu phải tìm đến một không gian rộng lớn khoáng đạt hơn:
Sóng không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Hơn nữa, tâm hồn người phụ nữ đang yêu luôn thao thức bồi hồi:
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
b) Tình yêu là cái gì bí ẩn, không giải thích được bằng lí lẽ thông thường. Nhưng người phụ nữ đang yêu vẫn cứ muốn tìm hiểu và giải thích. Và cũng như sóng biển, như gió trời, nguồn gốc của tình yêu vẫn là một câu hỏi.
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau?
c) Tình yêu gắn liền với nỗi nhớ, người phụ nữ đang yêu nhớ da diết không nguôi trong một trạng thái xao xuyến trăn trở, nồng nhiệt, say mê như con sóng triền miên đuổi nhau trên mặt nước, hay con sóng chìm khuất dưới lòng sâu. Và đã nhớ thì thường thao thức, thao thức cả trong mơ như sóng biển không hề yên nghỉ.
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được...
Dẫu cuối về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương
d) Tình yêu gắn liền với niềm tin, khát vọng vô biên
Làm bài thơ Sóng ở tuổi 25 chưa phải đã qua thật nhiều trải nghiệm cay đắng, thậm chí đổ vỡ tình yêu, tác giả Sóng vẫn bộc lộ một tình yêu hồn nhiên, tin tưởng, tha thiết yêu đời, có lẽ là vì thế:
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Tin tưởng ở tình yêu, Xuân Quỳnh thậm chí còn xem tình yêu là lẽ sống tuyệt vời, vì vậy khao khát tình yêu trở thành vô biên, thành vĩnh hằng và khao khát một sự hóa thân màu nhiệm:
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ
4. Sóng là bài thơ tình xinh xắn duyên dáng nhưng sôi nổi, mãnh liệt hồn nhiên, trong sáng ý nhị, sâu xa
- Hình tượng “Sóng” như một biểu tượng ẩn dụ xuyên suốt bài thơ gợi mở rất nhiều về tâm hồn người phụ nữ đang yêu: chân thành, khao khát, phơi phới men say. Và ta bắt gặp ở đó gương mặt của một nhà thơ nữ nồng nàn, thắm thiết trong cuộc sống và tình yêu.