Hướng dẫn

Tác phẩm Rừng xà nu là một trong những sáng tác tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Trung Thành. Thông qua nhân vật Tnu, tác giả đã khắc họa lên những người anh hùng Tây Nguyên hiên ngang bất khuất, không ngại khó khăn gian khổ, quyết chiến đấu đến cùng với kẻ thù,

Ngay ở đầu tác phẩm Tnu hiện ra là một cậu bé gan góc, dũng cảm biểu lộ một tính cách táo bạo mạnh mẽ.Tnú biết làm liên lạc, nuôi giấu cán bộ, nhanh nhẹn luồn rừng đưa thư, vượt qua suối lũ một cách dũng cảm, rất thông minh khi biết được chỗ nào la an toàn. Tuy ít tuổi nhưng Tnu rất thích học chữ, khi thấy mình học kém thì lấy đá đập vào đầu. Khi bị giặc bắt, chú bé nhỏ tuổi này đã chỉ vào bụng mình và nói: “Cộng sản ở đây này”. Khi phải chịu tra tấn dã man của kẻ thù Tnú vẫn không khai báo, vẫn gan dạ kiên cường.

Bom đạn của kẻ thù không giết được Tnu mà làm Tnu trưởng thành hơn, có khí phách phi thường hơn. Tác giả đã dùng hình ảnh rất tài tình khi ví Tnú giống như một cây xà nu trưởng thành, vạm vỡ, căng đầy nhựa sống và ham ánh sáng. Tnu đã hiểu ra muốn đánh thắng giặc thì phải có công cụ và chàng đã vượt qua khó khăn để lên núi mài giáo mác chuẩn bị cho cuộc nổi dậy.

Khi Tnu đang có một cuộc sống hạnh phúc người vợ trẻ và đứa con mới chào đời thì bọn giặc đã cầm súng kéo về phá tan sự hạnh phúc của gia đình nhỏ ấy. Tnú và thanh niên trong làng phải trốn vào rừng, còn Mai và đứa con thì bị bắt. Trước sự tra tấn dã man của kẻ thù, Tnu đã không cầm lòng được và xông ra cứu hai mẹ con. Nhưng cuối cùng Tnu đã phải tận mắt chứng kiến cái chết đau đớn của Mai và con trai và còn bị gặc đốt mười đầu ngón tay. Tra tấn dã man với Tnu, bọn giặc nhằm dập tắt ý chí phản kháng, muốn tiêu diệt khát vọng chiến đấu của người dân Xô Man. Nhưng cuối cùng bọn giặc đã không thực hiện được âm mưu của chúng. Tnu và cả dân làng đã đứng lên phản kháng quyết liệt, họ đã dũng cảm đứng lên cầm vũ khí để tự giải phóng mình.Ngọn lửa thiêu cháy mười ngón tay của Tnu không làm cho Tnu đau đớn mà nó lại thổi bùng lên lòng căm thù của Tnu. Cái đêm mà dân vùng lên chống giặc ấy lửa cháy suốt trong bếp lửa nhà ưng. Không khí trong buôn làng lúc đó thật hào hùng, sôi động: “Tiếng chiêng nổi lên, đứng trên đồi xà nu gần con nước lớn suốt đêm nghe cả rừng Xôman âo ào rung động và lửa cháy khắp rừng.Cái đêm nổi dậy ấy đâu chỉ là của dân làng Xôman mà là sự lớn dậy phi thường của cả 1 cộng đồng, dân tộc.Dường như trong đêm ấy đang sống lại cái không khí linh thiêng hào hùng của những thiên sử thi Tây Nguyên”.

Khí phách của Tnu càng đáng trân trọng khi Tnu đã dùng chính mười đầu ngón tay bị giặc đốt để giết chết chính những tên giặc đó. “Tôi nói: này tao có súng đây, tao có cả dao găm đây nhưng tao không giết mày súng, tao không đâm mày bằng dao nghe chưa Dục.Tao giết mày bằng mười ngón tay cụt này thôi, tao bóp cổ mày thôi”. Đôi bàn tay của Tnu thật phi thường, đôi bàn tay ấy chính là chí khí là tinh thần chiến đấu của dân làng Xô Man, của đồng bào Tây Nguyên. Đôi bàn tay chính là cuộc sống của Tnu, giúp anh học chữ, giúp anh làm mọi việc cho vợ con, giúp anh đánh giặc. Khi bọn giặc đã hủy hoại đôi bàn tay ấy, nhưng sức chiến đấu của nó thì mãi mãi tồn tại. Nhân vật Tnu chính là hiện thân của dân làng Tây Nguyên, anh dũng kiên cường, cùng đoàn kết để đứng lên chống lại bọn đế quốc xâm lược. Với tinh thần quyết tâm chiến đấu, bất chấp kho khăn gian khổ của dân làng là nguồn động lực cho toàn quân toàn dân ta đứng lên đấu tranh dành lại độc lập một cách vẻ vang cho dân tộc.

Bài viết gợi ý: