Mị trong tác phẩm "Vợ chổng A Phủ" là một người phụ nữ bất hạnh, bị cướp mất quyền con người. Theo cách miêu tả ở ngay đầu truyện người đọc dễ có một cảm giác như Mị đã bị chai lì với khổ đau và đã chấp nhận cuộc sống giống như một con vật trong nhà thống lí. Nhưng giữa lúc đau khổ bị dồn nén đến ddirnhr điểm thì người đọc đã nhận ra trong con người Mị còn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt đến khó tin.
Từ khi Mị bị bắt về làm dâu nhà thống lí Pá Tra, Mị đã phải sống của một người nô lệ. Vì tình thương đối với cha, Mị đã cố gắng chịu đựng ở lại để trừ nợ cho cha, và dần con người ấy đã chai sạn với những khổ đau khủng khiếp ấy. Những tưởng con người ấy sẽ chịu làm kiếp trâu ngựa đến hết đời nhưng Mị đã trỗi dậy một cách bất ngờ. Chính những tiếng hát, tiếng sáo của những đêm tình mùa xuân đã làm tâm hồn chai sạn của Mị sống lại.
“Mày có con trai con gái rồi
Mày đi làm nương
Ta không có con trai con gái
Ta đi tìm người yêu”
MỊ đã khao khát có được niềm vui hạnh phúc giống như những con người đang ở thế giới bên ngoài, Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ừng ực từng bát. Càng uống tâm hồn Mị càng thêm tỉnh. Mị nhớ lại rằng, ngày xưa Mị thổi sáo giỏi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Mùa xuân, Mị uống rượu trên bếp và thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị hết núi này sang núi khác. Sức sống lại dạt dào trong lòng nàng. “Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng độy nhiên vui sướng như đêm tết ngày trước. Mị trẻ lắm, Mị vẫn còn trẻ, Mị muốn đi chơi.” Tiếng sáo còn rập rờn trong đầu Mị, Mị quấn lại tóc, Mị mặc váy hoa. Ai bảo cô Mị chỉ lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Giữa lúc cuộc sống tươi đẹp đang sống lại với người phụ nữ đáng thương ấy thì A Sử một lần nữa lại cướp mất của nàng. Hắn cuốn tóc Mị lên và trói vào cột rồi bỏ đi. Không giống như những lần bị đày đọa trước, lần này Mị đã vùng dậy bước đi nhưng toàn thân đau nhói.
Hành động đáng ca ngợi ở Mị chính là hành vi nổi loạn giải thoát cho A Phủ và cho chính mình. Trước kia khi nàng nhìn thấy cảnh A Phủ bị đánh đập, nàng tỉnh bơ như không co cảm giác. Nhưng giờ đây nàng lại thấy thương cho số phận A Phủ, nàng không muốn A Phủ phải chết. Từ suy nghĩ nổi loạn dẫn đến hành động nổi loạn của mình, Mị đã mạnh dạn lại cắt sợi dây mây trói A Phủ và dục chàng đi ngay. Mị cắt sợi dây trói A Phủ cũng chính là nàng đã cắt sợi dây vô hình trói nàng vào gia đình thống lí Pá Tra. Nàng đã chạy theo A Phủ, A Phủ nói: “Đi với tôi” và hai người lẳng lặng đỡ nhau chạy xuống dốc núi. Hình ảnh đó nói lên sự can đảm liều lĩnh của Mị. Hành động táo bạo này có ý nghĩa quyết định trong cuộc đời Mị. Mị và A Phủ đã nương tựa vào nhau và thành vợ chồng A Phủ để xây dựng cuộc đời mới. Hành động giải thoát của Mị có xen lẫn ý thức tự phát và tự giác. Có lẽ ý thức tự phát mạnh hơn. Đó chính là kết quả biểu lộ tất yếu của một sức sống vốn đã tiềm tàng, tiềm ẩn của Mị trước đó. Hành động giải phóng và tự giải phóng này của Mị có nguồn gốc từ cái buồn rười rượi, từ cái cách uống ừng ực từng bát rượu và ngay cả ý định muốn tự sát của Mị.
Hành đồng vùng lên đấu tranh, tìm lại hạnh phúc chân chính cho mình chính là sức sống của tác phẩm trong lòng độc giả. Bằng việc phân tích tâm lí nhân vật một cách sâu sắc, tác phẩm đã đưa ra một lời tuyên bố đanh thep đối với thế lực cường hào phong kiến, dù bọn chúng có tàn ác, có dùng thủ đoạn tàn nhẫn với người dân, chúng vẫn không thể đập tan ý chí và sức sống mãnh liệt của con người.