NHỮNG Ý CHÍNH CẦN CÓ

a) Hoàn cảnh xuất hiện nhân vật

Chủ đề tư tưởng và mối quan hệ của nhân vật với chủ đề tư tưởng.

b) Đặc điểm nhân vật:

Tnú là một thanh niên Stra yêu nước, chiến đấu dũng cảm, có trái tim yêu thương hết mực, là hình ảnh tiêu biểu của những người con Tây Nguyên trung kiên, bất khuất nói riêng, của thế hệ trẻ Việt Nam anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nói chung.

+ Giàu tình yêu thương với mọi người và được mọi người yêu thương (với cụ Mết, với Mai, với Dít, bé Heng và được dân làng..).

+ Là một người gan góc và táo bạo, dũng cảm và trung thực (vào rừng cùng Mai tiếp tế cho anh Quyết, quyết tâm học chữ để làm cách mạng, khi bị giặc bắt và tra tấn dã man vẫn không khuất phục...).

+ Biết vượt lên mọi đau đớn và bi kịch của cá nhân: chứng kiến cảnh kẻ thù giết vợ con, chịu đựng sự tra tấn man rợ của kẻ thù, hai bàn tay bị đốt cháy, mỗi ngón chỉ còn hai đốt nhưng vẫn cương quyết gia nhập bộ đội giải phóng.

+ Có tính kỉ luật rất cao. Tuy nhớ nhà nhớ quê hương Thú chỉ về thăm khi cấp trên cho phép và cũng chỉ về một đêm như phép đã cho.

c) Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật:

+ Khắc họa nhân vật qua lời kể của tác giả, qua lời kể của nhân vật trong truyện (giọng điệu sử thi).

+ Đặt nhân vật vào những tình huống mang tính quyết liệt đột ngột (độ căng sử thi), trong hai câu chuyện đan cài vào nhau (chuyện về cuộc đời Tnú, chuyện dân làng Xô-man nổi dậy), trong mối quan hệ với các nhân vật trong truyện.

GỢI Ý THAM KHẢO

1. MỞ BÀI

Truyện ngắn Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành là một bản anh hùng ca mang đậm chất sử thi về thiên nhiên và con người Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Cùng với hình tượng cây xà nu, tác phẩm đã khắc họa được nhiều nhân vật đại diện cho số phận của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên sống chết gắn bó với nhau. Họ được miêu tả bằng nhiều chi tiết đẹp đẽ, bằng một giọng văn say mê, trang trọng mang giọng điệu sthi giàu chất thơ và hùng tráng. Nổi bật trong số những nhân vật ấy là Tnú. người được coi là nhân vật trung tâm trong câu chuyện về buôn làng Xô-man.

2. THÂN BÀI

a) Hoàn cảnh xuất hiện nhân vật...

+ Hoàn cảnh lịch sử: Vào những năm 1955 - 1959, dưới ách thống trị và sự đàn áp dã man của Mĩ - Diệm, nhân dân ta ở miền Nam phải sống trong một bầu không khí dữ dội, nghẹt thở. Tuy nhiên, sự khủng bố, những tội ác của kẻ thù đã khiến nhân dân miền Nam, theo tiếng gọi cứu nước dân của cách mạng, đã vùng đứng lên đồng khởi. Rừng xà nu là một trong những tác phẩm xuất sắc đã tái hiện lại một cách sinh động hiện thực đau thương nhưng hào hùng ấy.

+ Chủ đề tư tưởng của truyện ngắn Rừng xà nu thể hiện khá rõ qua câu nói thiết tha mà hùng tráng của cụ Mết với dân làng giữa đại ngàn Tây Nguyên, thiêng liêng như một lời phán truyền của lịch sử: “Nghe rõ chưa, các con, rõ chưa. Nhớ lấy, ghi lấy: Sau này to chết rồi, bây còn sống phải nói lại cho con cháu: Chúng nó đã cầm súng, nh phải cầm giáo!”. Có thể coi đây là cảm hứng của tác giả, là tư tưởng xuyên suốt tác phẩm, cũng là chân lí của thời đại chống Mỹ cứu nước: Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh, con đường sống duy nhất của dân tộc Việt Nam lúc ấy là phải dùng vũ lực cách mạng để chống lại bạo lực của các thế lực phản cách mạng. Tư tưởng chủ đạo trên đã được thể hiện qua sự hòa quyện hai cuộc đời: làng Xô-man và Tnú, hai cuộc đời đi từ bóng tối của sự khủng bố của giặc ra ánh sáng của những ngày cầm súng chống lại kẻ thù và chiến thắng chúng. Chủ đề trên đã chi phối toàn diện đến hệ thống hình tượng ở Rừng xà nu, trong đó có hình tượng rừng xà nu mà ta đã đề cập tới ở trên...

+ Mối quan hệ của chủ đề tư tưởng với hệ thống hình tượng nhân vật trong Rừng xà nu (...).

Trong mối quan hệ này, nhân vật Tnú chính là kiểu nhân vật tư tưởng. Nhân vật Tnú có đời tư (có số phận cá nhân, có gia đình, vợ con) nhưng tác giả đã không quan sát nhân vật từ cái nhìn ấy mà lại đặt vấn đề cao nhất là vận mệnh của cả cộng đồng. Có lẽ vì thế mà câu chuyện mới được mở đầu bằng thời điểm hiện tại “Ba năm đi lc lượng ba nay Tnú mới có dịp vthăm làng. Thằng bé Heng gặp ở con nước ln dẫn anh về”. Tnú thấy buôn làng của mình đã thay đổi rất nhiều so với ngày anh ra đi. Bé Heng đã lớn và trở thành liên lạc cho du kích, cô Dít đã thành bí thư chi bộ kiêm chính trị viên xã hội, khắp nơi dày đặc hố chông chuẩn bị chiến đấu sẵn sàng tiêu diệt kẻ thù. Sự lựa chọn thời điểm mở đầu câu chuyện như vậy là thích hợp, bởi vì tất cả phải cho hôm nay và vì cuộc chiến đấu sắp tới. Tiếp đó, bên đống lửa nhà ưng, cụ Mết đã kể cho dân làng nghe về cuộc đời Tnú để “mừng về thăm làng”, truyền lại tư tưởng anh hùng bất khuất cho cộng đồng. Chính vì vậy mà cụ Mết đã mở đầu bằng những lời dặn dò: “Người Strả ai có cái tai, ai có cái bng thương núi, thương nước, hãy lắng nghe, mà nhớ”.

b) Đặc điểm nhân vật

Là loại nhân vật tư tưởng, Tnú mang những đặc điểm tiêu biểu của cộng đồng:

+ Tnú yêu buôn làng Xô-man, yêu rừng xà nu trên những ngọn đồi gần con nước lớn. Khi trở về bên tai anh vang lên những tiếng chày quen thuộc, thân thiết, tiếng chày gợi anh nhớ tới mẹ, tới Mai, Dít, tới nhịp điệu cuộc sống của buôn làng; lúc nào trong tâm tưởng anh cũng thấy hình ảnh rừng xà nu: “nối tiếp đến chân trời”. Tnú gắn bó với dân làng, yêu mến và kính trọng cụ Mết, một con người tiêu biểu cho sức mạnh quật khởi của dân làng; vì thế anh vui mừng khi thấy qua bao nhiêu gian khổ hi sinh ông cụ vẫn vững vàng như một “cây xà nu”. Tnú đã có và giữ mãi trong lòng mình những kỉ niệm đẹp đẽ với Mai trong thời thơ ấu, có những ngày hạnh phúc bên người vợ hiền và những đứa con thơ...

+ Nhưng cuộc đời Tnú cũng có những kỉ niệm buồn, những nỗi đau nhức nhối do bàn tay độc ác của kẻ thù gây ra. 

Không phải ngẫu nhiên khi kể chuyện Tnú hồi nhỏ đi làm liên lạc bị giặc bắt tác giả nhắc đi nhắc lại nhiều lần về những vết dao chém trên tấm lưng của một đứa bé bề ngang chưa bằng chiều rộng của cái xà lết mẹ để lại. Chi tiết này không chỉ mang ý nghĩa tố cáo tội ác của quân thù mà còn nhằm khắc họa mối căm thù giặc nảy sinh trong anh rất sớm.

Khi lớn lên Tnú vừa có hạnh phúc gia đình thì hạnh phúc ấy đã bị chà đạp phũ phàng: cả vợ và con anh đều bị bọn giặc dùng gậy sắt đập chết ngay trước mắt anh mà anh không làm gì được. Những chi tiết thể hiện lòng căm thù của Tnú gây ấn tượng sâu sắc: “Anh đã bứt đứt hàng chục trái vkhông hay... anh chồm dậy. Hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn”. Thú xông ra cứu vợ con. Anh bị giặc bắt rồi dùng nhún giẻ tẩm nhựa xà nu đốt cháy mười ngón tay: “Anh không nghe lửa cháy trên đầu mười ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lòng ngực, cháy ở bụng”. Tới đây, tác giả lại mượn lời cụ Mết mà suy ngẫm, mà nhấn mạnh vào chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Nếu chỉ có lòng căm thù, Tnú cũng không thể “cứu được vợ được con. Nhớ không Trứ, mày không cứu sống được vợ con mày. Tao cũng không nhảy ra cứu y. Tao cũng chỉ có hai bàn tay không”. Ý nghĩa triết lí của câu nói là: ta sẽ không cứu được bản thân mình và không cứu được ai nếu ta chỉ có hai bàn tay không trong khi kẻ thù đã cầm súng. Muốn thắng chúng, chỉ còn một con đường, đồng lòng cầm lấy vũ khí, lấy sức mạnh của cách mạng mà chống lại sức mạnh của quân thù.

+ Với tình yêu thương, lòng căm thù và sự giác ngộ chân lí như thế, hành động Tnú đến với cách mạng là tất yếu. Ngay từ nhỏ, Tnú đã giác ngộ và tự nguyện làm liên lạc cho cán bộ cách mạng. Do ý thức phải có văn hóa, có nhận thức sâu sắc mới làm tốt được công tác cách mạng giao cho, Tnú đã quyết tâm học từng chữ anh Quyết dạy, hơn nữa, Tnú luôn ghi nhớ lời anh Quyết: “Sau này, nếu Mi - Dim giết anh, Tnú phải làm cán bộ thay anh. Không học chữ làm sao làm được n bộ giỏi”. Dù bị kẻ thù đe dọa và khủng bố dã man (treo cổ, chặt đầu những người nuôi cán bộ cách mạng), Tnú vẫn cùng Mai vào rừng tiếp tế cho anh Quyết. Khi học chữ thua Mai, Tnú tự trừng phạt tội quên chữ của mình bằng cách cầm một hòn đá đập vào đầu, máu chảy ròng ròng. Khi Tnú bị bọn giặc bắt và tra tấn, cụ Mết nói: “Tnú đng làm xấu hổ làng Xô-man”. Tnú chỉ trả lời bằng một cái nhìn im lặng; bọn giặc cởi trói để Tnú chỉ chỗ người cộng sản Tnú đặt tay lên bụng nói: “Ở đây này!”; và trên lưng Tnú lại nhận thêm những vết dao chém của kẻ thù.

+ Tnú đã vượt lên biết bao đau thương, mất mát của cá nhân mình: Vợ con bị giặc giết, bản thân bị giặc tra tấn, đốt cháy mười ngón tay... để gia nhập lực lượng quân giải phóng, quyết tâm chiến đấu tiêu diệt giặc để trả thù cho những người thân, cho buôn làng Xô-man. Đôi bàn tay Tnú mà nhà văn miêu tả trong tác phẩm nói lên khá nhiều nét tính cách của anh trong cuộc sống bình thường cũng như trong chiến đấu:

• Bàn tay của Tkhi còn lành lặn là bàn tay của người lao động chất phác, trung thực, tình nghĩa: Bàn tay chú bé Tnú dắt tay cô bé Mai lên rẫy trồng tỉa, bàn tay xách cái xà lết giấu vài lon gạo đi nuôi cán bộ trong rừng sâu; bàn tay cầm đá trắng làm phấn viết chữ anh Quyết dạy lên tấm bảng nứa hun khói xà nu, bàn tay tự trừng phạt mình về tội quên chữ, bàn tay mà Mai cầm lấy khi Tnú vừa trốn khỏi ngục Kon Tum trở về, vừa cầm vừa “ứa nước mắt khóc, không phải như một đứa trẻ nữa, mà như một người con gái lớn, vừa xấu hổ, vừa thương yêu”.

• Bàn tay của Tnú bị giặc đốt cháy mười ngón tay và bàn tay của người chiến sĩ gan góc dũng cảm, của ý chí chiến đấu và quyết tâm trả thù. Bàn tay chịu đựng mọi đau đớn, bàn tay đã làm bùng nổ cuộc nổi dậy của dân làng Xô man “bàn tay bị cụt mỗi ngón còn hai đốt vẫn bắn súng được”, bàn tay cầm vũ khí đi tiêu diệt bọn ác ôn, bằng đôi bàn tay đầy hận thù ấy, Tnú đã giết chết tên chỉ huy đồn địch ngay trong hầm ngầm cố thủ của nó, trong ánh đèn pin soi vào mặt nó để nó nhìn rõ bàn tay trừng phạt đang xiết vào cổ họng thằng Dục (đối với Tnú chúng nó đứa nào cũng là thằng Dục).

+ Cũng có thể nói thêm, Tnú là người chiến sĩ có tính kỉ luật rất cao: dù nhớ nhà, nhớ buôn làng nhưng chỉ được cấp trên cho phép anh mới về và chỉ về đúng một đêm như qui định của tờ giấy phép...

- Tóm lại, Tnú là nhân vật tiêu biểu cho những đặc điểm phẩm chất của cộng đồng người Tây Nguyên sống tự do phóng khoáng, gắn bó với thiên nhiên, chất phác, trung thực, gan góc, dũng cảm, kiên quyết thực hiện bằng được những điều mà họ đã gắn bó, tin tưởng, tiêu biểu cho thế hệ thanh niên Việt Nam anh hùng trong kháng chiến chống Mĩ...

c) Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật:

+ Khắc họa nhân vật qua lời kể của tác giả, qua lời kể của nhân vật trong truyện;

+ Hai lời kể theo trình tự thời gian (TG: Tnú về thăm làng - ra đi; cụ Mết: Cuộc đời Tnú từ nhỏ cho đến lúc anh đi lực lượng).

• Các chi tiết trong hai lời kể (dù nói về hình dáng, cử chỉ, lời nói, suy nghĩ của nhân vật Tnú) đều chiếu ứng với hình ảnh cây xà nu trong rừng xà nu...

- Tác dụng nghệ thuật: Nhấn mạnh vào sự tiếp nối của truyền thống, ý nghĩa điển hình của nhân vật, còn để cùng một lúc xây dựng được hai hệ thống hình tượng cùng làm nổi bật chủ đề.

+ Đặt nhân vật trong những tình huống mang tính quyết liệt đột ngột, trong hai câu chuyện đan cài vào nhau, trong các mối quan hệ với các nhân vật khác:

+ Mở đầu: làng trong tầm đại bác của giặc

Câu chuyện cụ Mết kể về cuộc đấu tranh quật khởi của dân làng trong một đêm sôi sục giữa rừng, điểm tiếng đại bác của quân thù (giọng điệu sử thi).

• Tnú bị giặc phục kích, bị bắt rồi vượt ngục.

• Hai mẹ con Mai bị bắt, bị đánh đến chết.

• Tnú bị bắt, bị giặc đốt mười đầu ngón tay nhằm ngăn anh cầm súng.

Tác dụng nghệ thuật: Bộc lộ tính cách của nhân vật (...)

3. KẾT BÀI

+ Bi kịch của cuộc đời Tnú không phải là bi kịch cá nhân, vì nhiều người trong buôn làng Xô-man cũng chịu bao đau thương mất mát như Tnú. Những nét phẩm chất của anh được đúc kết từ những phẩm chất tốt đẹp của cộng đồng người Tây Nguyên thủy chung, gan góc, trung thành với lí tưởng. Con đường mà Tnú đã đi cũng là con đường tất yếu của cả dân tộc trong thời đại đấu tranh giải phóng đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Có thể coi nhân vật Tnú chính là sự nối tiếp và phát triển ở một tầm cao mới hình ảnh anh Núp trong tiểu thuyết Đất nước đứng lên nổi tiếng.

+ Nêu tác dụng của nhân vật trong cuộc sống - nêu cảm nghĩ của cá nhân về nhân vật điển hình của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

Bài viết gợi ý: