Hồ Chí Minh là lãnh tụ cách mạng, là nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Người không chỉ là một người chiến sĩ trên mặt trận quân sự mà còn là một chiến sĩ trên mặt trận văn chương. Minh chứng cho điều này là Người đã để lại một kho tàng văn học đồ sộ với số lượng tác phẩm khổng lồ. Người viết văn, làm thơ trước hết và chủ yếu do nhận thấy văn chương là vũ khí sắc bén chống quân thù và là phương tiện thuận lợi để tuyên truyền cách mạng. Nhưng cũng có lúc,trước cảnh thiên nhiên vẻ đẹp con người, những vần thơ lại được viết ra với mục đích giãi bày và cho thỏa lòng yêu con người yêu thiên nhiên.
Trước hết , nhiệm vụ và lí tưởng cách mạng là một trong những mục đích sáng tác lớn nhất trong cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Hồ Chí Minh. Cho nên trước khi đặt bút, Bác thường đặt ra những câu hỏi: Viết để làm gì ? Viết cho ai ? Viết như thế nào ? Mỗi bài viết của Bác đều nhằm phục vụ một mục đích cụ thể, một đối tượng cụ thể, vì thế mà văn phong của Bác vô cùng linh hoạt và đa dạng.những tác phẩm viết ra đều mang một ý nghĩa vô cùng to lớn có nội dung và mục đích rõ ràng.
Trải qua nhiều biến cố và thay đổi của cuộc đời cũng như sự nghiệp sáng tác, tùy thuộc vào hoàn cảnh mà những tác phẩm mà người viết ra cũng có những thay đổi nhằm phù hợp với tư tưởng hình thức và phong cách viết. Bác đã luôn luôn thay đổi cho phù hợp. Điều đó tạo nên đặc điểm phong phú, đa dạng trong sự nghiệp văn học của Bác.
Bác sống và hoạt động ngay giữa hang ổ kẻ thù (Pari) Trong những thập kỉ đầu của thế kỉ XX. Bác đã viết một số tác phẩm bằng tiếng Pháp (Vi hành, Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu, Lời than vãn của bà Trưng Trắc…) . những tác phẩm này đều được viết theo phong cách văn xuôi hiện đại châu Âu, nhằm mục đích tố cáo những âm mưu thâm độc, xảo quyệt của thực dân Pháp và bản chất xấu xa, hèn hạ của triều đình phong kiến nhà Nguyễn tay sai bán nước. Đối tượng mà Bác hướng đến là nhân dân Pháp và những người nước ngoài biết tiếng Pháp. Các tác phẩm trên đã gây ra một tiếng vang lớn lúc bấy giờ trong dư luận và gây ảnh hưởng lớn với quần chúng.
Văn chính luận là phong cách chính của Hồ Chí Minh. Bác đó là các tác phẩm với những vấn đề Bác nói đến không ngoài nội dung tuyên truyền cách mạng, giáo dục tiêu biểu như: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn Độc lập, Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến… với lối lập luận sắc bén, dẫn chứng cụ thể,các tác phẩm có sức thuyết phục sâu sắc.
Không chỉ dừng lại đó, , chúng ta phải nhắc đến thơ chiếm một số lượng khá lớn. Bác làm thơ bằng chữ Hán, chữ quốc ngữ và nhiều thể loại khác nhau (tứ tuyệt, ngũ ngôn, lục bát, song thất lục bát.. trong đó “Nhật ký trong tù “là cuốn nhật ký viết bằng chữ Hán, dưới dạng thơ, ghi lại cụ thể diễn biến của mười bốn tháng Bác sống trong ngục tù của chính quyền quân phiệt Tưởng Giới Thạch từ năm 1942 đến 1943. Nó vừa là một tài liệu lịch sử vô giá, đồng thời là một tác phẩm văn chương lớn, nội dung toát lên vẻ đẹp lạ thường của một tâm hồn đại trí, đại nhân, đại dũng. Chính vì vậy mỗi khi nhắc tới Nhật Kí trong tù người ta vẫn có một cái nhìn đa chiều về chế độ, đời sống và tư tưởng của người.
Thêm vào đó,trong quá trình hoạt động cách mạng, Người cũng sáng tác nhiều bài ca dưới hình thức văn vần để giác ngộ quần chúng: Bài ca binh lính, Bài ca sợi chỉ, Bài ca đoàn kết… Bác viết thật dễ hiểu, dễ nhớ để quần chúng có trình độ thấp dễ tiếp thu. Và người đã từng phê phán cách viết cầu kì, sính dùng chữ hoặc dài dòng “dây cà ra dây muống” không phù hợp với quần chúng nhân dân. Bằng chính hiểu biết của mình Người đã từng bước làm thay đổi cái nhìn về văn chương.
Bước vào thời kì Kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp gian khổ, ác liệt là thế; Người lại phải gánh vác trách nhiệm cứu dân, cứu nước; song không vì vậy mà Người quên văn chương. Người sáng tác những bài thơ vừa có tính hiện thực sâu sắc vừa đậm đà chất lãng mạn cách mạng: Cảnh khuya, cảnh rừng Việt Bắc, Tức cảnh Pác Bó, Đi thuyền trên sông Đáy, Rằm tháng Giêng, Tin thắng trận, Lên núi, Tặng cụ Bùi… với nội dung chủ yếu là ca ngợi kháng chiến, qua đó Người thể hiện niềm tin tưởng sâu xa vào thắng lợi tất yếu của kháng chiến, ca ngợi nghĩa tình thủy chung, gắn bó giữa quần chúng và cách mạng, đồng thời vẽ nên những bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp:
Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân. Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền. (Rằm tháng Giêng)
Qua các tác phẩm và câu thơ ,NGười muốn khẳng định một cách kín đáo: không có thơ ở ngoài cuộc sống của toàn dân tộc và hiện thực hào hùng của kháng chiến là nguồn thi hứng không bao giờ vơi cạn đối với các nhà thơ:
Trăng vào cửa sổ đòi thơ,
Việc quân đang bận, xin chờ hôm sau. Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu, Ấy tin thắng trận Liên khu báo về. (Tin thắng trận)
Hay bên cạnh đó cũng có những câu thơ miêu tả cảnh sinh hoạt kháng chiến :
Xem sách chim rừng vào cửa đậu
Phê văn hoa núi ghé nghiên soi
Tin vui thắng trận dồn chân ngựa
Nhớ cụ, thơ xuân tặng một bài. (Tặng cụ Bùi)
Mặc dù văn chương là một phân không thể thiếu khi nhắc tới Hồ Chí Minh và những sáng tác của Người đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm và ý nghĩa sâu sắc. Người làm văn chương trước hết là để phục vụ cách mạng, nhưng khi sáng tác Bác rất say mê và nghiêm túc, cho nên Người đã vô tình để lại trong kho tàng văn học Việt Nam những tác phẩm có giá trị lớn lao về nội dung và nghệ thuật lẫn hình thức thể hiện.