1. Tìm nguyên tố dựa vào phần trăm khối lượng trong oxit cao nhất hoặc hợp chất khí với H

Cần nhớ một số điểm sau:

- Hóa trị cao nhất với oxi của nguyên tố = STT nhóm A => oxit cao nhất của R là R2On 

- Hóa trị với H (nếu có) = 8 -  hóa trị cao nhất với oxi => hợp chất khí với H của R là RH8-n

- % khối lượng của A trong hợp chất AxBy  là:  %A= MA*100/M.

- Muốn xác định nguyên tố đó là nguyên tố nào cần tìm được M = ?

2. Xác định hai nguyên t thuộc hai nhóm A liên tiếp

Nếu giả sử ZA < ZB

Nếu  A và B thuộc cùng 1 chu kỳ thì:  ZA – ZB = 1.

Nếu A và B không biết có thuộc cùng 1 chu kỳ hay không thì phải dựa vào $\overset{\_}{\mathop{Z}}\,$= Z 2 và ZA < $\overset{\_}{\mathop{Z}}\,$< ZB.

3. Xác định hai nguyên tố thuộc cùng 1 nhóm A và ở hai chu kỳ khác nhau thông qua Z.

 Cần nhớ một số điểm sau:

- Tổng số hiệu nguyên tử  4 < ZT < 32 thì A, B sẽ thuộc các chu kỳ nhỏ hay Z- ZB = 8.

- Nếu ZT > 32 thì ta phải xét cả 3 trường hợp:

+ A là H.

+ A và B cách nhau 8 đơn vị.

+ A và B cách nhau 18 đơn vị.

4. Tìm 1 nguyên tố trong bài toán phương trình phản ứng

Viết phương trình hóa học tổng quát, dựa vào các điều kiện sẵn có để giải

Cần nhớ:

- Muốn xác định được nguyên tố đó là nguyên tố nào thì phải tìm được M hoặc $\overset{\_}{\mathop{M}}\,$( nếu là hỗn hợp)

- Giả sử MA< MB thì : MA< $\overset{\_}{\mathop{M}}\,$< MB

Bài viết gợi ý: