I. PHẢN ỨNG ĐIME HÓA, TRIME HÓA

Phản ứng đime hóa: 2CH≡CH $\xrightarrow{xt,{{t}^{o}}}$ CH2=CH–C≡CH

Phản ứng trime hóa: 3CH≡CH $\xrightarrow{C,{{600}^{o}}C}$ C6H6 (benzen)

II. PHẢN ỨNG THẾ

- Chỉ xảy ra đối với axetilen và các ankin khác có nối ba ở cacbon đầu mạch R – C≡CH

Tổng quát: R – C≡CH + AgNO3 + NH3 → R – C≡CAg↓ + NH4NO3

Ví dụ:

CH3 – C≡CH + AgNO3 + NH3 → CH3 – C≡CAg ↓vàng nhạt + NH4NO3

CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → CAg≡CAg ↓vàng nhạt + 2NH4NO3

=> Phản ứng dùng để nhận biết ankin có nối ba đầu mạch.

- Khi cho sản phẩm thế tác dụng với axit lại giải phóng ankin:

CAg≡CAg + 2HNO3 → CH≡CH + 2AgNO3

* Phương pháp giải:

- Nếu R là gốc ankyl => phản ứng tỉ lệ 1 : 1

- Nếu R là H (CH≡CH) => phản ứng tỉ lệ 1 : 2

- Nếu hỗn hợp ankin phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3. Gọi k = nAgNO3/NH3 / nankin

k = 1 => hỗn hợp gồm các ank-1-in

1 < k < 2 => hỗn hợp gồm C2H2 (hoặc ankin có 2 nối 3 đầu mạch) và ank-1-in

k = 2 => hỗn hợp gồm C2Hhoặc các ankin có 2 nối 3 đầu mạch

- Sử dụng phương pháp tăng giảm khối lượng:

Mkết tủa = Mankin + 107x  (x là số liên kết 3 đầu mạch với ankin khác C2H2)

=> Cứ 1 mol nguyên tử H bị thay thế bởi 1 mol nguyên tử Ag → khối lượng tăng 107 gam

- Số mol kết tủa bằng số mol hiđrocacbon phản ứng.

Bài viết gợi ý: