Phương Pháp Giải Phần Di Truyền Học Quần Thể                                              (Phần 3)

                           (Dạng Bài Về Quần Thể Ngẫu Phối)

I.Lý Thuyết

-Với một gen có hai alen( A, a) thì thành phần kiểu của quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền là:

                                               P2AA  + 2pqAa  + q2aa =1

*Trường hợp đặc biệt:

- Quần thể đồng nhất một kiểu gen 100% AA hay 100%aa thì luôn đạt trạng thái cân bằng di truyền

- quần thể chỉ có  AA và Aa hay aa  và Aa thì chưa đạt trạng thái cân bằng di truyền

-Trường hợp một gen có hai alen nằm trên Nhiễm sắc thể giới tính X thì cấu trúc di truyền quần thể là:

            P2XAXA   +       2pq XAXa     +       p XAY      +    qXaY            +   q2 XaXa =1

-Tỷ lệ giao tử XA = p2 +  2pq +   p

-Tỷ l ệ giao t ử Xa = q2     +  q     + 2pq

II.Bài tập vận dụng:

1.Ví Dụ Minh Họa

Bài 1QT nào sau đây ở trạng thái CBDT?

A. QTI : 0,32 AA : 0,64 Aa : 0,04 aa.                        B.QT II:  0,04 AA : 0,64 Aa : 0,32 aa.

C. QT III: 0,64 AA : 0,04 Aa : 0,32 aa.                      D. QT IV: 0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa.

Giải: Dùng  công thức p2AA  x  q2aa  = ( 2pqAa / 2 )2

Xét QTI: 0,32  x  0,04 = ( 0,64 /2 ) 2     ó 0,0128 không bằng 0,1024

Xét QTII: 0,04  x  0,32 = ( 0,64 /2 ) 2     ó 0,0128 không bằng 0,1024

Xét QTIII: 0,64  x  0,32 = ( 0,04 /2 ) 2  ó 0,2048 không bằng 0,0004

Xét QTIV: 0,64  x  0,04 = ( 0,32 /2 ) 2  ó 0,0256 = 0,0256 => Chọn D

Bài 2.Một QT bao gồm 120 cá thể có KG AA, 400 cá thể có KG Aa, 680 cá thể có KG aa. TS alen A và a trong QT trên lần lượt là :

A.0,265 và 0,735                  B.0,27 và 0,73                       C.0,25 và 0,75                    D.0,3 và 0,7

Giải: Tổng số cá thể trong QT : 120 + 400 + 680 = 1200

          TS KG AA = 120  /  1200  =  0,1 : TS KG Aa = 400 /  1200  =  0,33

          TS KG aa = 680 /  1200  =  0,57

Vậy : pA = 0,1 + 0,33 / 2  = 0,265 ; qa = 0,57 + 0,33 / 2  = 0,735 à chọn A

Bài 3: Gen BB Qđ hoa đỏ, Bb Qđ hoa hồng, bb Qđ hoa trắng. Một QT có 300 cá thể đỏ, 400 cá thể hoa hồng và 300 cá thể hoa trắng tiến hành giao phấn ngẫu nhiên. Nếu không có sự tác động của các nhân tố tiến hóa thì TP KG của QT ở F1

A) 0,25 BB+0,50Bb+0,25bb=1.         B) 0,36 BB+0,48Bb+0,16bb=1

C) 0,81 BB+0,18Bb+0,01bb=1.         D) 0,49 BB+0,42Bb+0,09bb=1

Giải: -Tổng số cá thể trong QT ở P: 300 + 400 + 300 = 1000

           TS KG BB = 300  /  1000  =  0,3;      TS KG Bb = 400 /  1000  =  0,4

  TS KG bb = 300 /  1000  =  0,3  => pA = 0,3 + 0,4 / 2  = 0, 5 ; qa = 0,3 + 0,4 / 2  = 0, 5

         - Vậy TP KG của QT ở F1 là: 0,25 BB + 0,50Bb + 0,25bb = 1. à chọn A

Bài 4: Bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường Qđ. Ở huyện A có 106 người, có 100 người bị bệnh bạch tạng. Xác suất bắt gặp người bình thường có KG dị hợp là:

A)1,98.                     B)0,198.                      C)0,0198.                                  D)0,00198

Giải: Gọi a là gen lặn gây bệnh bạch tạng à KG aa: người bị bệnh bạch tạng

          Ta có : q2aa  =  100 / 1000.000  => qa = 1/100 = 0,01

             Mà : pA + qa = 1  => pA = 1- qa = 1 – 0,01 = 0,99

               2pqAa = 2 x 0,01 x 0,99 = 0,0198 à chọn C

Bài 5: Biết alen A quy định lông xám là trội hoàn toàn so với alen a quy định lông trắng, các alen nằm trên NST thường. Một QT chuột ở thế hệ XP có 1020 chuột lông xám ĐH, 510 chuột có KG dị hợp. Khi QT đạt TTCB có 3600 cá thể.

   Sử dụng dữ kiện trên trả lời các câu hỏi a) và b) sau đây:

  1. TS tương đối của mỗi alen là:

       A. A: a  =  1/6  : 5/6        B. A: a  =  5/6  : 1/6       C. A: a  =  4/6  :  2/6     D A: a  =  0,7  : 0,3 

      b) Số lượng chuột ở từng KG khi đạt TTCB:

        A. AA = 1000;  Aa = 2500;   aa = 100                     B.  AA = 1000;  Aa = 100;   aa = 2500 

        C. AA = 2500;  Aa = 100;   aa = 1000                     D.  AA = 2500;  Aa = 1000;   aa = 100

Giải: a)TS tương đối của mỗi alen là:

Tổng số cá thể chuột trong QT ở thế hệ XP:  1020 + 510  = 1530

=> TS KG AA = 1020  /  1530  =  2 / 3 ;    TS KG Aa = 510 /  1530  =  1 / 3

Vậy : TP KG ở thế hệ XP là  2/3 AA + 1/3 Aa  = 1.

TS tương đối của mỗi alen là:

pA =  2/3  + ( 1/3  :  2 ) = 5 / 6 ; qa = 0 + ( 1/3  :  2 ) = 1 / 6 à chọn B

b) Kết quả ngẫu phối giữa các cá thể ở thế hệ P:

P: ( 5/6A  :  1/6 a ) x  ( 5/6A  :  1/6 a ) = 25AA : 10Aa : 1aa ( hay kẻ ô pennett )

 Vậy: Số lượng chuột ở từng KG khi đạt TTCB:

   KG AA = ( 25 : 36 ) 3600  =  2500 ;  KG Aa  = ( 10 : 36 ) 3600  =  1000

   KG aa   = (  1 : 36 ) 3600  =  100        à chọn D

2.Bài Tập Vận Dụng

Câu 1: Đàn bò có TP KG đạt CB, với TS tương đối của alen quy định lông đen là 0,6, TS tương đối của alen quy định lông vàng là 0,4. TL KH của đàn bò này như  thế  nào ?

A)84% bò lông đen, 16% bò lông vàng.        B)16% bò lông đen, 84% bò lông vàng.

C)75% bò lông đen, 25% bò lông vàng.         D)99% bò lông đen, 1% bò lông vàng.

GiảiTS KG AA = 0,36  TS KG Aa = 2( 0,6 x 0,4 ) = 0,48;  TS KG aa = 0,16

TL KH bò lông đen là : 0,36  +  0,48 = 0,84 = 84 %

TL KH đàn bò lông vàng: 0,16 = 16 %          à chọn A

Câu 2: QT giao phấn có TP KG đạt TTCB, có hoa đỏ chiếm 84%. TP KG của QT như thế nào (B Qđ hoa đỏ trội hoàn toàn so b Qđ hoa trắng)?

A)0,16 BB + 0,48 Bb + 0,36 bb = 1.              B)0,36 BB + 0,48 Bb + 0,16 bb = 1.

C)0,25 BB + 0,50 Bb + 0,25 bb = 1.              D)0,64 BB + 0,32 Bb + 0,04 bb = 1.

Giải :   TL KH hoa đỏ:  84 %  => TL KH hoa trắng : 16 %  = 0,16

  • TS KG bb = 0,16 => qb = 0,4

          Theo Định luật Hacđi-Vanbec: pB +  qb = 1 => pB = 1- qb= 1 -  0,4 = 0, 6

          TS KG BB= 0,36 ;  TS KG Bb = 2( 0,6 x 0,4 ) = 0,48

TP KG của QT là : 0,36 BB + 0,48 Bb + 0,16 bb = 1.   à chọn D

Câu 3 : Một gen có 2 alen,ở thế hệ XP,TS alen A = 0,2 ; a = 0,8. Sau 5 thế hệ chọn lọc loại bỏ hoàn toàn KH lặn ra khỏi QT thì TS alen a trong QT là:

A. 0,186                                 B. 0,146                                 C. 0,160                                 D. 0,284

Áp dụng công thức qn = q0/1+ nq0 = 0,8/1+5x0,8 = 0,16

Câu 4 : Ở mèo gen D nằm trên phần không tương đồng của nhiễm sắc thể X quy định màu lông đen, gen lặn a quy định màu lông vàng hung, khi trong KG có cả D và d sẽ biểu hiện màu lông tam thể. Trong một QT mèo có 10% mèo đực lông đen và 40% mèo đực lông vàng hung, số còn lại là mèo cái. TL mèo có màu tam thể theo định luật Hácdi-Van béc là bao nhiêu?

A. 16%                            B. 2%                              C. 32%                            D. 8%

từ gt→ Xa = 0,8 , XA = 0,2

CTDT: 0,04XAXA  + 0,32XAXa + 0,64XaXa + 0,2XAY +0,8XaY

                                        = 0,02XAXA  + 0,16XAXa + 0,32XaXa + 0,1XAY +0,4XaY

Câu 5:Một QT sóc sống trong vườn thực vật có 160 con có TS alen B = 0,9. Một QT sóc khác sống trong rừng bên cạnh có TS alen này là 0,5. Do mùa đông khắc nghiệt đột ngột, 40 con sóc trưởng thành từ QT rừng chuyển sang QT sóc vườn tìm ăn và hòa nhập vào QT vườn, TS alen B sau sự di cư này là bao nhiêu ?
A. 0,70                                    B. 0,90                             C. 0,75                                        D. 0,82.
Giải:Xét QT ban đầu: Số allele B là: 0.9.160.2 = 288 ; số allele b là: (1-0,9).160.2 = 32

Xét nhóm cá thể nhập cư: Số allele B = số alen a = 0,5.40.2 = 40

QT vườn sau nhập cư: Số alen B = 288+40 = 328 ; số allele b = 40+32=72

TS alen B trong QT sau nhập cư là: 328/(328+72) = 0,82

Câu 6Cho 2 QT 1 và 2 cùng loài,kích thước QT 1 gấp đôi QT 2. QT 1 có TS alen A=0,3, QT 2 có TS alen A=0,4.

 Nếu có 10%  cá thể của QT 1 di cư qua QT 2 và 20% cá thể của QT 2 di cư qua QT 1 thì TS alen A của 2 QT 1 và 2 lần lượt là:

A. 0,35 và 0,4 B. 0,31 và 0,38            C. 0,4 và 0,3    D. bằng nhau và=0,35

gọi N1 , p1 ,  và  N2 , p2 lần lượt là  số lượng cá thể (kích thước ) của QT 1 và 2 và theo gt thì

 N1 =2 N1

TS alen p sau khi xuất và nhập cư ở 2 QT:

* QT1: p(1) = [(p1x 9N1/10) +(p2x 2N2/10) ] / [9N1/10 +2N2/10] = 0,31

* QT2: p(2)= [(p1x N1/10) +(p2x 8N2/10) ] / [N1/10 +8N2/10] = 0,38  (Đáp án B)

Câu 7Xét 4 gen ở một quần thể ngẫu phối lưỡng bội: gen 1 quy định màu hoa có 3 alen A1; A2; a  với tần số tương ứng là 0,5; 0,3; 0,2; gen 2 quy định chiều cao cây có 2 alen (B và b), trong đó tần số alen B ở giới đực là 0,6,  ở giới cái là 0,8 và tần số alen b ở giới đực là 0,4, ở giới cái là 0,2; gen 3 và gen 4 đều có 4 alen. Giả thiết các gen nằm trên NST thường. Hãy xác định: Thành phần kiểu gen về gen quy định màu hoa khi quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền.

**Thành phần KG quy đinh màu hoa khi QT đạt TTCB di truyền:

0,25A1A1 + 0,3 A1A2 + 0,2 A1a + 0,09 A2A2 + 0,12 A2a + 0,04 aa = 1 

Câu 8: Một quần thể ngẫu phối ban đầu ở phần cái tần số alen A là 0,8. Phần đực tần số alen a là 0,4. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể khi đạt cân bằng di truyền?

                                                             GIẢI

Tần số alen của quần thể khi đạt cân bằng là PA = (0,8 + 0.6 ) : 2 = 0,7 " qa = 0,3

" Cấu trúc di truyền của quần thể khi đạt cân bằng là:

0,49AA + 0.42Aa + 0.09aa = 1

Câu 9: Cho ba quần thể ban đầu có kiểu gen là :
I : 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa
II : 0,6AA : 0,2Aa : 0,2aa
III : 70%AA : 20%Aa : 10%aa
Quần thể nào có sự cân bằng về kiểu gen ?

A.Quần Thể I                       B.Quần Thể II,I                                 C.Quần Thể III                        D.Quần Thể II

Đáp án A

Câu 10: Tần số tương đối của alen A ở quần thể I là 0.1, ở quần thể II là 0.2.Quần thể nào có tỉ lệ cá thể dị hợp cao hơn?

A.Quần Thể I                       B.Quần Thể II

Đáp án A

 

Bài viết gợi ý: