Câu 1: Vật sáng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính cho ảnh cùng chiều với AB, cao bằng 0,5AB và cách AB 10 cm. Độ tụ của thấu kính là
A. – 2 dp. B. – 5 dp. C. 5 dp. D. 2 dp.
Hướng dẫn
Thấu kính cho ảnh cùng chiều với AB, cao bằng 0,5AB nên ta có d=-2d’ (1)
Lại có d+d’=10cm thay vào công thức thấu kính ta được f= - 20cm= - 0,2m
Độ tụ của thấu kính là D=1/f = 1/ (-0,2) = - 5dp
Chọn đáp án B
Câu 2: Vật sáng AB vuông góc trục chính cho ảnh ngược chiều cao bằng \[\frac{1}{3}AB\] và cách AB 20 cm. Khoảng cách từ vật đến thấu kính là
A. 15 cm. B. 20 cm. C. 30 cm. D. 40 cm.
Hướng dẫn
Ảnh ngược chiều với vật, cao bằng \[\frac{1}{3}AB\] nên ta có d=3d’ (1)
Mặt khác ảnh cách vật 20 cm nên ta có d+d’ = 20 (2)
Từ (1) và (2) suy ra d= 15 cm.
Chọn đáp án A
Câu 3: Một vật đặt vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì cho ảnh cao bằng nửa vật. Dịch chuyển vật đi 12 cm theo trục chính thì ảnh cao bằng một phần ba vật. Tiêu cự của thấu kính là?
A. - 12 cm. B. - 24 cm. C. - 36 cm. D. - 48 cm.
Hướng dẫn
Thấu kính phân kì cho ảnh cao bằng nửa vật nên ta có \[d'=-\frac{1}{2}d\to \frac{1}{f}=\frac{1}{d}+\frac{1}{d'}\to d=-f(1)\]
Khi dịch vật 12 cm ảnh cao bằng 1 phần ba vật suy ra
\[{{d}_{1}}=d+12\to d_{1}^{'}\to -\frac{1}{3}(d+12)=-\frac{d}{3}-4(2)\]
Từ (1) và (2) suy ra d= 12 cm suy ra f = -12 cm
Chọn đáp án A
Câu 4: Một vật nhỏ AB đặt vuông góc với trục chính thấu kính hội tụ, cách thấu kính 30 cm, ta thu được một ảnh trên màn sau thấu kính. Dịch chuyển vật lại gần thấu kính 10 cm, ta phải dịch chuyển màn ra sau thấu kính để thu được ảnh. Ảnh sau cao gấp đôi ảnh trước. Tiêu cự của thấu kính là?
A. 10 cm. B. 20 cm. C. 30 cm. D. 40 cm.
Hướng dẫn
Ta có: Ảnh sau cao gấp đôi ảnh trước suy ra \[{{k}_{2}}=2{{k}_{1}}\] (1)
Khi vật cách kính 30 cm ta có: \[d=f\left( 1-\frac{1}{{{k}_{1}}} \right)(2)\]
Khi dịch chuyển vật lại gần kính 10 cm ta có: \[d-10=f\left( 1-\frac{1}{{{k}_{2}}} \right)(3)\]
Từ (1), (2), (3) ta suy ra f = 10 cm.
Chọn đáp án A
Câu 5: Vật sáng AB cao 5 cm đặt vuông góc với trục chính của thấu kính tạo ảnh cao 15 cm trên màn. Giữ nguyên vị trí của thấu kính nhưng rời vật ra xa thấu kính một đoạn 1,5 cm. Sau đó rời màn để hứng ảnh rõ nét của vật, ảnh có độ cao 10 cm. Tiêu cự của thấu kính là?
A. 9 cm. B. 15 cm. C. 20 cm. D. 18 cm.
Hướng dẫn
Vật sáng AB cao 5 cm đặt vuông góc với trục chính của thấu kính tạo ảnh cao 15 cm trên màn nên suy ra ta có
\[\frac{d'}{d}=\frac{A'B'}{AB}=3\to \frac{1}{f}=\frac{1}{d}+\frac{1}{d'}=\frac{4}{3d}(1)\]
Ta lại có: \[d=f\left( 1-\frac{1}{{{k}_{1}}} \right)(2)\]
Khi rời vật ra xa thấu kính đoạn 1,5cm thì ta có: \[d+1,5=f\left( 1-\frac{1}{2{{k}_{1}}} \right)(3)\]
Lại có khi rời xa thấu kính ảnh có độ cao 10 cm nên ta có \[{{k}_{2}}=\frac{2}{3}{{k}_{1}}(4)\]
Giải phương trình (1), (2), (3), (4) suy ra f= 9 cm
Chọn đáp án A
Câu 6: Một người cận thị phải đeo kính sát mắt có độ tụ bằng – 2,5 điốp thì nhìn rõ như người mắt thường (từ 25 cm đến vô cực). Khi không đeo kính, người ấy nhìn rõ các vật trong khoảng cách mắt từ
A. 25 cm đến vô cực
B. 20 cm đến vô cực
C. 10 cm đến 50 cm.
D. 15,38 cm đến 40 cm.
Hướng dẫn
\[D=-2,5dp\to f=\frac{1}{D}=-\frac{2}{5}m=-40cm\]
\[{{d}_{C}}=O{{C}_{Ck}}=25cm\]
Áp dụng công thức thấu kính \[{{d}_{C}}=O{{C}_{Ck}}=25cmd_{C}^{'}=\frac{{{d}_{C}}f}{{{d}_{C}}-f}=-15,38cm\]
\[{{d}_{V}}=O{{C}_{Vk}}=\infty \to d_{V}^{'}=f=-40cm\]
Chọn đáp án D
Câu 7: Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5 cm đến 50 cm, đeo kính sát mắt có tụ số – 1 dp. Khi đeo kính, người này nhìn rõ các vật trong khoảng cách mắt từ
A. 13,3 cm đến 75 cm.
B. 15 cm đến 125 cm.
C. 14,3 cm đến 100 cm.
D. 17,5 cm đến 2 m.
Hướng dẫn
\[D=-1dp\to f=\frac{1}{D}=-1m=-100cm\]
\[\begin{align}
& d_{C}^{'}=-12,5cm\to {{d}_{C}}=\frac{d_{C}^{'}f}{d_{C}^{'}-f}=14,3cm \\
& d_{C}^{'}=-50cm\to {{d}_{C}}=\frac{d_{C}^{'}f}{d_{C}^{'}-f}=100cm \\
\end{align}\]
Chọn đáp án C
Câu 8: Một người cận thị đeo sát mắt kính có độ tụ – 2 điốp sẽ nhìn rõ các vật cách mắt từ 20 cm đến vô cực. Khi không đeo kính, người ấy nhìn rõ các vật trong khoảng cách mắt từ
A.\[\frac{100}{7}\] cm đến 25 cm
B.\[\frac{100}{7}\] cm đến 50 cm
C.\[\frac{100}{7}\] cm đến 100 cm
D.\[\frac{100}{3}\] cm đến 50 cm
Hướng dẫn
\[\begin{align}
& D=-2dp\to f=\frac{1}{D}=-\frac{1}{2}m=-50cm \\
& {{d}_{C}}=O{{C}_{Ck}}=25cm \\
\end{align}\]
Áp dụng công thức thấu kính \[d_{C}^{'}=\frac{{{d}_{C}}f}{{{d}_{C}}-f}=-\frac{100}{7}cm\]
\[{{d}_{V}}=O{{C}_{Vk}}=\infty \to d_{V}^{'}=f=-50cm\]
Chọn đáp án B
Câu 9: Một kính lúp có độ tụ là 20 dp. Mắt người bình thường có \[{{O}_{{{C}_{c}}}}==30cm\] Kính này có số bội giác khi người này ngắm chừng ở vô cực là?
A. G = 1,8. B. G = 2,25. C. G = 4. D. G = 6.
Hướng dẫn
\[D=20dp\to f=\frac{1}{D}=\frac{1}{20}m=0,05m=5cm\]
Ngắm chừng ở vô cực: \[{{G}_{\infty }}=\frac{O{{C}_{C}}}{f}=6\]
Chọn đáp án D
Câu 10: Một người có điểm cực cận cách mắt 25 cm và điểm cực viễn ở vô cực, quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có số tụ +10 điốp. Mắt đặt sát sau kính. Số bội giác của kính khi ngắm chừng ở vô cực là?
A. 2,5. B. 3,5. C. 3. D. 4.
Hướng dẫn
\[D=10dp\to f=\frac{1}{D}=\frac{1}{10}m=0,1m=10cm\]
Ngắm chừng ở vô cực: \[{{G}_{\infty }}=\frac{O{{C}_{C}}}{f}=2,5\]
Chọn đáp án A
Câu 11: Một người có điểm cực cận cách mắt 25 cm quan sát một vật nhỏ qua một kính lúp có độ tụ 10 dp. Kính đặt sát mắt. Số bội giác của kính khi ngắm chừng ở cực cận là?
A. 10 B. 5 C. 2,5 D. 3,5
Hướng dẫn
Tiêu cự của kính lúp \[f=\frac{1}{D}=\frac{1}{10}m=0,1m=10cm\]
Khi ngắm chừng ở điểm cực cận thì
\[{{G}_{C}}=\left| {{k}_{C}} \right|=\left| -\frac{d_{C}^{'}}{d} \right|=\left| -\frac{d_{C}^{'}-f}{f} \right|=3,5\]
Chọn đáp án D
Câu 12: Một người có khoảng nhìn rõ từ 25 cm đến vô cực, quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có độ tụ + 20 dp trong trạng thái ngắm chừng ở vô cực. Số bội giác của kính là?
A. 5,5. B. 5. C. 6. D. 4.
Hướng dẫn
\[D=20dp\to f=\frac{1}{D}=\frac{1}{20}m=0,05m=5cm\]
Ngắm chừng ở vô cực: \[{{G}_{\infty }}=\frac{O{{C}_{C}}}{f}=5\]
Chọn đáp án B
Câu 13: Một kính thiên văn gồm vật kính có tiêu cự \[{{f}_{1}}=120cm\] và thị kính có tiêu cự \[{{f}_{2}}=50cm\] . Số bội giác của kính khi người mắt tốt quan sát Mặt Trăng trong trạng thái không điều tiết là?
A. 20. B. 24. C. 25. D. 30.
Hướng dẫn
Số bội giác khi ngắm chừng ở vô cực không điều tiết là
\[{{G}_{\infty }}=\frac{{{f}_{1}}}{{{f}_{2}}}=24\]
Chọn đáp án B
Câu 14: Một người mắt bình thường có khoảng cực cận \[{{O}_{{{C}_{c}}}}=24cm\], , quan sát một vật nhỏ qua kính hiển vi có vật kính \[{{O}_{1}}\] (tiêu cự \[{{f}_{1}}=1cm\] ) và thị kính \[{{O}_{2}}\] (tiêu cự \[{{f}_{2}}=5cm\] ). Khoảng cách \[{{O}_{1}}{{O}_{2}}=20cm\] . Số bội giác của kính hiển vi trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực là
A. 67,2. B. 70. C. 96. D. 100.
Hướng dẫn
Ta có \[{{G}_{\infty }}=\frac{\left[ {{O}_{1}}{{O}_{2}}-\left( {{f}_{1}}+{{f}_{2}} \right) \right].O{{C}_{C}}}{{{f}_{1}}{{f}_{2}}}=67,2\]
Chọn đáp án A
Câu 15: Một kính thiên văn gồm vật kính có tiêu cự \[{{f}_{1}}=120cm\] và thị kính có tiêu cự \[{{f}_{2}}=5cm\] . Khoảng cách giữa hai kính khi người mắt tốt quan sát Mặt Trăng trong trạng thái không điều tiết là?
A. 125 cm. B. 124 cm. C. 120 cm. D. 115 cm.
Hướng dẫn
Mắt tốt quan sát mặt trăng trong trạng thái không điều tiết thì ta có \[{{d}_{1}}=\infty \to d_{1}^{'}={{f}_{1}}=120cm\]
\[d_{2}^{'}=-O{{C}_{V}}=-\infty \to {{d}_{2}}={{f}_{2}}=5cm\]
Khoảng cách giữa hai kính là : \[{{O}_{1}}{{O}_{2}}=d_{1}^{'}+{{d}_{2}}=125cm\]
Chọn đáp án A