DINH DƯỠNG NITƠ Ở THỰC VẬT
A/ LÝ THUYẾT
I. VAI TRÒ SINH LÍ CỦA NGUYÊN TỐ NITƠ
- Nitơ là một nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu của thực vật. Nitơ được rễ cây hấp thụ từ môi trường ở dạng NH4+ và NO3_. Trong cây NO3_ được khử thành NH4+ . Nitơ có vai trò quan trọng đối với đời sống của thực vật:
* Tham gia cấu tạo nên các phân tử protein, enzim, coenzim, axit nucleic, diệp lục, ATP …
* Tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất và trạng thái ngậm nước của tế bào à ảnh hưởng đến mức độ hoạt động của tế bào.
II. QUÁ TRÌNH ĐỒNG HOÁ NITƠ Ở THỰC VẬT:
Sự đồng hoá Nitơ trong mô thực vật gồm 2 quá trình:
1. Quá trình khử nitrat:
- Là quá trình chuyển hoá NO3_ thành NH4+, có sự tham gia của Mo và Fe được thực hiện ở mô rễ và mô lá theo sơ đồ
NO3_ (nitrat) à NO2_ (nitrit) à NH4+ (amoni)
2. Quá trình đồng hoá NH4+trong mô thực vật:
Theo 3 con đường:
*Amin hoá trực tiếp các axit xêto:
Axit xêto + NH4+à Axit amin.
*Chuyển vị amin:
Axit amin + axit xêto à a. amin mới + a. xêto mới
*Hình thành amit:
Là con đường liên kết phân tử NH3 với axit amin đicacboxilic.
Axit amin đicacboxilic + NH4+à amit
Sự hình thành amit có ý nghĩa sinh học quan trọng
+ Đó là cách giải độc NH3 tốt nhất (NH3 tích luỹ lại sẽ gây độc cho tế bào)
+ Amit là nguồn dự trữ NH3 cho quá trình tổng hợp a. amin khi cần thiết.
B/ BÀI TẬP
Câu 1. Trong một khu vườn có nhiều loài hóa, người ta quan sát thấy một cây đỗ quyên lớn phát triển tốt, lá màu xanh sẫm nhưng cây này chưa bao giờ ra hoa. Nhận đúng về cây này là:
A. Cần bón bổ sung muối canxi cho cây.
B. Có thể cây này đã được bón thừa kali.
C. Cây cần được chiếu sáng tốt hơn.
D. Có thể cây này đã được bón thừa nitơ.
Câu 2. Vai trò của nitơ trong cơ thể thực vật:
A. Là thành phần của axit nucleic, ATP, photpholipit, coenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.
B. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hóa enzim, mở khí khổng.
C. Là thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hóa enzim.
D. Tham gia cấu tạo nên các phân tử protein, enzim, coenzim, axit nucleic, diệp lục, ATP…
Câu 3. Cây hấp thụ nitơ ở dạng
A. N2+ và NO3-.
B. N2+ và NH3+.
C. NH4+ và NO3-.
D. NH4- và NO3+.
Câu 4. Quá trình khử nitrat là quá trình chuyển hóa
A. NO3- thành NH4+.
B. NO3- thành NO2-.
C. NH4+ thành NO2-.
D. NO2- thành NO3-.
Câu 5. Quá trình khử nitrat diễn ra theo sơ đồ:
A. NO2-→ NO3-→ NH4+.
B. NO3- → NO2- → NH3.
C. NO3- → NO2- → NH4+.
D. NO3- → NO2- → NH2.
Câu 6. Sự biểu hiện triệu chứng thiếu nitơ của cây là
A. Lá nhỏ, có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
B. Sinh trưởng của các cơ quan bị giảm, xuất hiện màu vàng nhạt lá.
C. Lá non có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
D. Lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá.
Câu 7. Cho nhận định sau: Nitơ tham gia điều tiết các quá trình …(1)… và trạng thái …(2)… của tế bào. Do đó, nitơ ảnh hưởng đến mức độ hoạt động của …(3)…
(1), (2) và (3) lần lượt là:
A. Trao đổi chất, ngậm nước, tế bào thực vật.
B. Ngậm nước, trao đổi chất, tế bào thực vật.
C. Trao đổi chất, trương nước, tế bào thực vật.
D. Cân bằng nước, trao đổi chất, tế bào thực vật.
Câu 8. Trong các nhận định sau:
(1) Nitơ được rễ cây hấp thụ ở dạng NH4+ và NO3-.
(2) NH4+ ở trong mô thực vật được đồng hóa theo 3 con đường: amin hóa, chuyển vị amin và hình thành amit.
(3) Nitơ là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu, là thành phần không thể thay thế của nhiều hợp chất sinh học quan trọng.
(4) Trong cây, NO3- được khử thành NH4+ .
(5) Hình thành amit là con đường khử độc NH4+ dư thừa, đồng thời tạo nguồn dự trữ NH4+ cho quá trình tổng hợp axit amin khi cần thiết.
Có bao nhiêu nhận định đúng về quá trình đồng hóa nitơ ở thực vật?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 9. Trong một khu vườn có nhiều loài hoa, người ta quan sát thấy một cây đỗ quyên lớn phát triển rất tốt, lá màu xanh sẫm nhưng cây này chưa bao giờ ra hoa. Nhận định đúng về cây này là:
A.Cần bón bổ sung mối canxi cho cây
B.Có thể cây này đã được bón thừa kali
C.Cây cần được chiếu sáng tốt hơn
D.Có thể cây này đã được bón thừa nitơ
Câu 10. Sự biểu hiện triệu chứng thiếu ni tơ của cây là:
A.Lá nhỏ, có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm
B.Sinh trưởng của các cơ quan bị giảm, xuất hiện màu vàng nhạt lá
C.Lá non có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm
D.Lá màu vàng nhạt, mép là màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá
Câu 11. Vai trò của ni tơ trong cơ thể thực vật là:
A.Là thành phần của axit nucleic, ATP, photpholipit, coenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ
B.Chủ yếu giữ cân bằng nước và icon trong tế bào, hoạt hóa enzim, mở khí khổng
C.Là thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hóa emzim
D.Tham gia cấu tạp nên các phân tử: protein, enzim, coenzim, axit nucleic, diệp lục, ATP,…
Câu 12. Cho nhận định sau: Ni tơ tham gia điều tiết các quá trình ..(1).. và trạng thái ..(2).. của tế bào. Do đó, ni tơ ảnh hưởng đến mức độ hoạt động của ..(3)..
(1), (2), (3) lần lượt là:
A.Trao đổi chất, ngậm nước, tế bào thực vật
B.Ngậm nước, trao đổi chất, tế bào thực vật
C.Trao đổi chất, trương nước, tế bào thực vật
D.Cân bằng nước, trao đổi chất, tế bào thực vật
Câu 13. Khử nitrat là quá trình quan trọng của sự đồng hóa trong mô thực vật. Đó là quá trình:
A.Tổng hợp nitrat từ các nguồn nito khác nhau
B.Biến đổi nitrat thành ammoniac
C.Biến đổi nitrat thành nitrit
D.Chuyển ammoniac thành nitrat
Câu 14. Trong các trường hợp sau:
(1) Sự phóng điện trong các cơn giông đã ôxi hóa N2 thành nitrat.
(2) Quá trình cố định nitơ bởi các nhóm vi khuẩn tự do và cộng sinh, cùng với quá trình phân giải các nguồn nitơ hữu cơ trong đất được thực hiện bởi các vi khuẩn đất.
(3) Nguồn nitơ do con người trả lại cho đất sau mỗi vụ thu hoạch bằng phân bón.
(4) Nguồn nitơ trong nhan thạch do núi lửa phun.
Có bao nhiêu trường hợp không phải là nguồn cung cấp nitrat và amôn tự nhiên?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 15. Trong các điều kiện sau:
(1) Có các lực khử mạnh.
(2) Được cung cấp ATP.
(3) Có sự tham gia của enzim nitrôgenaza.
(4) Thực hiện trong điều kiện hiếu khí.
Những điều kiện cần thiết để quá trình cố định nitơ trong khí quyển xảy ra là:
A. (1), (2) và (3).
B. (2), (3) và (4).
C. (1), (2) và (4).
D. (1), (3) và (4).
Câu 16. Trong một khu vườn có nhiều loài hoa, người ta quan sát thấy một cây đỗ quyên lớn phát triển rất tốt, lá màu xanh sẫm nhưng chưa bao giờ ra hoa. Nhận định đúng về cây này là:
A.Cần bón bổ sung muối canxi cho cây
B.Có thể cây này đã được bón thừa K
C.Cây cần được chiếu sáng tốt hơn
D.Có thể cây này đã được bón thừa N
Câu 17. Sự biểu hiện triệu chứng thiếu N của cây là:
A.Lá nhỏ, có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm
B.Sinh trưởng của các cơ quan bị giảm, xuất hiện màu vàng nhạt lá
C.Lá non có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm
D.Lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá
Câu 18. Thực vật chỉ hấp thụ được dạng nitơ trong đất bằng hệ rễ là:
A.Dạng khí nitơ tự do trong khí quyên (N2)
B.Dạng nito nitrat (NO3-) và nito amon (NH4+)
C.Dạng nito nitrat (NO3-)
D.Dạng nito amon (NH4+)
Câu 19. Đâu không phải là nguồn chính cung cấp dạng nito nitrat và nito amon cho cây?
A.Quá trình phân giải các nguồn nito hữu cơ trong đất được thực hiện bởi các vi khuẩn đất
B.Quá trình cố định nito thực hiện vởi các nhóm vi khuẩn tự do và cộng sinh
C.Nguồn nito do con người trả lại cho đất sau mỗi vụ thu hoạch bằng phân bón
D.Nguồn nito trong nham thạch do hoạt động của núi lửa
Câu 20. Quá trình khử nitrat diễn ra theo sơ đồ:
A.NO2- -> NO3- ->NH4+
B.NO3- -> NO2- -> NH3
C.NO3- -> NO2- -> NH4+
D.NO3- -> NO2- -> NH2
ĐÁP ÁN