QUANG HỢP Ở THỰC VẬT

A/ LÝ THUYẾT

I. KHÁI QUÁT VỀ QUANG HỢP Ở THỰC VẬT:

1. Quang hợp :

- Là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp cacbonhidrat và giải phóng ôxi từ khí cacbonic và nước.

- Phương trình tổng quát của quang hợp:

            6 CO+ 12 H2O -------> C6H12O6 + 6 O2 + 6 H2O

2. Vai trò của quang hợp:

- Sản phẩm quang hợp là nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho mọi sinh vật, là nguyên liệu cho công nghiệp và thuốc chữa bệnh cho con người

- Cung cấp năng lượng để duy trì hoạt động sống của sinh giới.

- Điều hoà không khí: giải phóng oxi và hấp thụ CO2 (góp phần ngăn chặn hiệu ứng nhà kính)

II. LÁ LÀ CƠ QUAN QUANG HỢP:

 1. Hình thái, giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang hợp:

- Diện tích bề mặt lớn giúp hấp thụ được nhiều tia sáng.

- Trong lớp biểu bì của mặt lá có chứa tế bào khí khổng để khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp.

- Hệ gân lá có mạch dẫn (gồm mạch gỗ và mạch rây), xuất phát từ bó mạch ở cuống lá đến tận từng tế bào nhu mô của lá giúp cho nước và ion khoáng đến được từng tế bào để thực hiện quang hợp và vận chuyển sản phẩm quang hợp ra khỏi lá.

- Trong lá có nhiều hạt màu lục gọi là lục lạp.

 2. Lục lạp là bào quan quang hợp:

- Lục lạp có màng kép, bên trong là 1 khối cơ chất không màu gọi là chất nền (stroma), có các hạt grana nằm rãi rác.

- Dưới kính hiển vi điện tử 1 hạt grana có dạng các túi dẹt xếp chồng lên nhau gọi là tilacoit (chứa diệp lục, carotenoit, enzim)

 3. Hệ sắc tố quang hợp:

- Lục lạp chứa hệ sắc tố quang hợp gồm diệp lục (avà b) và carotenoit (caroten và xantophyl) phân bố trong màng tilacoit.

- Các sắc tố này hấp thụ và truyền năng lượng ánh sáng cho diệp lục a ở trung tâm phản ứng. Tại đó năng lượng ánh sáng được chuyển hoá thành năng lượng hoá học trong ATP và NADPH. 

B/ BÀI TẬP

Câu 1. Lá cây có màu xanh lục vì

A. Diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

B. Diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

C. Nhóm sắc tố phụ (carôtenôit) hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

D. Các tia sáng màu xanh lục không được diệp lục hấp thụ.

Câu 2. Các tilacôit không chứa

A. Các sắc tố.

B. Các trung tâm phản ứng.

C. Các chất truyền electron.

D. Enzim cacbôxi hóa.

Câu 3. Sắc tố tham gia trực tiếp chuyển hóa năng lượng ánh sáng hấp thụ được thành ATP, NADPH trong quang hợp là

A. Diệp lục a.

B. Diệp lục b.

C. Diệp lục a, b.

D. Diệp lục a, b và carôtenôit.

Câu 4. Trong các phát biểu sau:

(1) Cung cấp nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng.

(2) Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu cho Y học.

(3) Cung cấp năng lượng duy trì hoạt động sống của sinh giới.

(4) Điều hòa trực tiếp lượng nước trong khí quyển.

(5) Điều hòa không khí.

Có bao nhiêu nhận định đúng về vai trò của quang hợp?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 5. Hãy chú thích cho hình 

Phương án chú thích đúng là:

A. 1 - màng ngoài; 2 - màng trong; 3 - chất nền; 4 - tilacôit; 5 - grana.

B. 1 - màng ngoài; 2 - màng trong; 3 - tilacôit; 4 - chất nền; 5 - grana.

C. 1 - màng ngoài; 2 - màng trong; 3 - chất nền; 4 - grana; 5 - tilacôit.

D. 1 - màng ngoài; 2 - màng trong; 3 - grana; 4 - tilacôit; 5 - chất nền.

Câu 6. Trong các phát biểu sau :

(1) Cung cấp nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng.

(2) Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu cho Y học.

(3) Cung cấp năng lượng duy trì hoạt động sống của sinh giới.

(4) Điều hòa trực tiếp lượng nước trong khí quyển.

(5) Điều hòa không khí.

Có bao nhiêu nhận định đúng về vai trò của quang hợp ?

A. 2.        

B. 3.       

C. 4.        

D. 5.

Câu 7. Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp ?

A. Tích lũy năng lượng.

B. Tạo chất hữu cơ.

C. Cân bằng nhiệt độ của môi trường.

D. Điều hòa không khí.

Câu 8. Chất được tách ra khỏi chu trình Canvin để khởi đầu cho tổng hợp glucôzơ là:
A. ALPG (anđehit photphoglixêric).
B. APG (axit photphoglixêric).
C. RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điphôtphat).
D. AM (axitmalic).

Câu 9. Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình Canvin là:
A. ALPG (anđêhit photphoglixêric).
B. APG (axit photphoglixêric).
c. RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điphôtphat).
D. AM (axitmalic).

Câu 10. Điểm bão hoà CO2 là thời điểm:
A. nồng độ CO2 tối đa để cường độ quang hợp đạt mức trung bình.
B. nồng độ COtối đa để cường độ quang hợp đạt tối thiểu,
C. nồng độ CO2 tối thiểu để cường độ quang hợp đạt cao nhất.
D. nồng độ CO2 tối đa để cường độ quang hợp đạt cao nhất.

Câu 11. Nồng độ CO2 trong không khí là bao nhiêu để thích hợp với quá trình quang hợp ?
A. 0,01%.   

B. 0,02%.
C. 0,03%.   

D. 0,04%.
Câu 12. Quang hợp quyết định bao nhiêu phần trăm năng suất cây trồng ?
A. Quang hợp quyết định 70-75% năng suất cây trồng.
B. Quang hợp quyết định 80-85% năng suất cây trồng.

C. Quang hợp quyết định 60-65% năng suất cây trồng.
D. Quang hợp quyết định 90-95% năng suất cây trồng.
Câu 13. Điểm bão hoà ánh sáng là:
A. cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt mức trung bình.
B. cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt cực tiêu.
C. cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt trên mức trung bình.
D. cường độ ánh sáng để cường độ quang hợp đạt cực đại.

Câu 14. Ý nào dưới đây không đúng với sự giống nhau giữa thực vật CAM với thực vật C4 khi cố định CO2?
A. Sản phẩm quang họp đầu tiên.
B. Đều diễn ra vào ban ngày.
C. Tiến trình gồm 2 giai đoạn (2 chu trình).
D. Chất nhận CO2.

Câu 15. Quá trình quang hợp chỉ diễn ra ở:
A.Thực vật, tảo                       

B.Thực vật, một số vi khuẩn
C.Tảo, một số vi khuẩn          

D.Thực vật, tảo, một số vi khuẩn

Câu 16. Mối quan hệ giữa cường độ ánh sáng và nồng độ COcó ảnh hưởng đến quang hợp như thế nào ?
A. Trong điều kiên cường độ ánh sáng cao, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
B. Trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp. .
C. Trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
D. Trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp, giảm nồng độ CO2 không thuận lợi cho quang hợp.

Câu 17. Trong lục lạp, pha tối diễn ra ở

A. Màng ngoài.

B. Màng trong.

C. Chất nền (strôma).

D. Tilacôit.

Câu 18. Điểm bù ánh sáng là:
A. cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp lớn hơn cường độ hô hấp.
B. cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp và hô hấp bằng nhau,
C. cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp nhỏ hơn cường độ hô hấp.
D. cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp lớn gấp 2 lần cường độ hồ hấp.

 

ĐÁP ÁN

Bài viết gợi ý: