VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY

A/ LÝ THUYẾT

Trong cây có các dòng vận chuyển vật chất sau:

* Dòng mạch gỗ (dòng đi lên): vận chuyển nước và ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ và tiếp tục dâng lên theo mạch gỗ trong thân để lan tỏa đến lá và các phần khác của cây.

* Dòng mạch rây (dòng đi xuống): vận chuyển các chất hữu cơ được quang hợp từ lá đến nơi cần sử dụng hoặc dự trữ trong rễ, hạt, củ, quả …

I. DÒNG MẠCH GỖ:

  1. Cấu tạo của mạch gỗ:

- Tế bào mạch gỗ gồm các tế bào chết, có 2 loại là: quản bào và mạch ống. Chúng không có màng và bào quan. Các tế bào cùng loại nối với nhau thành những ống dài từ rễ lên lá để dòng mạch gỗ di chuyển bên trong.

- Quản bào và mạch ống nối với nhau theo cách: đầu của tế bào này nối với đầu của tế bào kia thành những ống dài từ rễ đến lá cho dòng mạch gỗ di chuyển bên trong.

- Thành của mạch gỗ được linhin hoá tạo cho mạch gỗ có độ bền chắc và chịu nước.

  2. Thành phần dịch mạch gỗ:

- Chủ yếu là nước và ion khoáng. Ngoài ra còn có các chất hữu cơ được tổng hợp từ rễ (a. amin, amit, vitamin …)

  3. Động lực đẩy dòng mạch gỗ:

Là sự phối hợp của 3 lực:

* Lực đẩy (áp suất rễ).

* Lực hút do thoát hơi nước ở lá.

* Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.

II.  DÒNG MẠCH RÂY:

  1. Cấu tạo của mạch rây:

- Mạch rây gồm các tế bào sống là ống rây và tế bào kèm.

  2. Thành phần của dịch mạch rây:

- Chủ yếu là đường saccarozơ, các axít amin, hoocmon thực vật, một số hợp chất hữu cơ khác (như ATP), một số ion khoáng được sử dụng lại, đặc biệt rất nhiều kali.

  3. Động lực của dòng mạch rây:

- Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ, củ, quả …)

- Mạch rây nối các tế bào của cơ quan nguồn với các tế bào của cơ quan chứa giúp dòng mạch rây chảy từ nơi có áp suất thẩm thấu cao đến nơi có áp suất thẩm thấu thấp

B/ BÀI TẬP

Câu 1: Tế bào mạch gỗ của cây gồm quản bào và

A. Tế bào nội bì.

B. Tế bào lông hút.

C. Mạch ống.

D. Tế bào biểu bì.

Câu 2: Động lực của dòng mạch rây là sự chệnh lệch áp suất thẩm thấu giữa

A. Lá và rễ.

B. Cành và lá.

C. Rễ và thân.

D. Thân và lá.

Câu 3: Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu

A. Qua mạch rây theo chiều từ trên xuống.

B. Từ mạch gỗ sang mạch rây

C. Từ mạch rây sang mạch gỗ

D. Qua mạch gỗ

Câu 4: Trong các đặc điểm sau:

(1) Các tế bào nối đầu với nhau thành ống dài đi từ lá xuống rễ.

(2) Gồm những tế bào chết.

(3) Thành tế bào được linhin hóa.

(4) Đầu của tế bào này gắn với đầu của tế bào kia thành những ống dài từ rễ lên lá.

(5) Gồm những tế bào sống.

Mạch gỗ có bao nhiêu đặc điểm đã nói ở trên?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 5: Chất tan được vận chuyển chủ yếu trong hệ mạch rây là

A. Fructôzơ.

B. Glucôzơ.

C. Saccarôzơ.

D. Ion khoáng.

Câu 6: Trong một thí nghiệm chứng minh dòng mạch gỗ và dòng mạch rây, người ta tiến hành tiêm vào mạch rây thuộc phần giữa thân của một cây đang phát triển mạnh một dung dịch màu đỏ; đồng thời, một dung dịch màu vàng được tiêm vào mạch gỗ của thân ở cùng độ cao. Hiện tượng nào dưới đây có xu hướng xảy ra sau khoảng một ngày?

A. Ngọn cây (phần xa mặt đất nhất) chỉ có thuốc nhuộm đỏ, còn chóp rễ (phần sâu nhất dưới đất) chỉ có thuốc nhuộm vàng.

B. Ngọn cây chỉ có thuốc nhuộm vàng; chóp rễ chỉ có thuốc nhuộm đỏ.

C. Ngọn cây có cả thuốc nhuộm đỏ và vàng; chóp rễ chỉ có thuốc nhuộm đỏ.

D. Ngọn cây chỉ có thuốc nhuộm đỏ; chóp rễ có cả thuốc nhuộm đỏ và vàng.

Câu 7: Dịch mạch rây có thành phần chủ yếu là

A. Hoocmôn thực vật.

B. Axit amin, vitamin và ion kali.

C. Saccarôzơ.

D. Cả A, B và C.

Câu 8: Hình ảnh bên là mạch gỗ của thực vật có hoa.

Một học sinh đã chú thích cho các số 1, 2, 3 và 4 trên hình như sau:

1 - Lỗ bên ; 2 - Mạch gỗ.

3 - Lỗ bên ; 4 - Mạch ống.

Học sinh đó đã chú thích theo phương án nào dưới đây?

A. 1 - Đ; 2 - S; 3 - Đ; 4 - S.

B. 1 - Đ; 2 - S; 3 - S; 4 - Đ.

C. 1 - Đ; 2 - Đ; 3 - S; 4 - Đ.

D. 1 - Đ; 2 - S; 3 - Đ; 4 - Đ.

Câu 9: Trước khi vào mạch gỗ của rễ, nước và chất khoáng hòa tan trong đất phải đi qua tế bào nào đầu tiên?

A.Khí khổng

B.Tế bào nội bì

C.Tế bào lông hút

D.Tế bào biểu bì

Câu 10: Cơ quan chuyên hóa để hấp thụ nước ở thực vật cạn là:

A.Lông hút

B.Lá

C.Toàn bộ cơ thể

D.Rễ, thân, lá

Câu 11: Sự xâm nhập của nước vào tế bào lông hút theo cơ chế:

A.Chủ động

B.Thẩm thấu

C.Cần tiêu tốn năng lương

D.Nhờ các bơm ion

Câu 12:Thực vật lấy nước chủ yếu băng cơ chế:

A.Hoạt tải

B.Thẩm thấu

C.Khuếch tán

D.Ẩm bào

Câu 13: Quá trình hấp thụ các ion khoáng ở rễ theo các hình thức cơ bản nào?

A.Hấp thụ khuyếch tán và thẩm thấu

B.Hấp thụ bị động và hấp thụ chủ động

C.Cùng chiều nồng độ và ngược chiều nồng độ

D.Điện li và hút bám trao đổi

Câu 14: Rễ cây hấp thụ nước và muối khoáng nhờ các cơ chế:

A.Đi từ nơi có nồng độ cao đến nồng độ thấp

B.Thẩm thấu qua màng tế bào

C.Đi ngược chiều gradien nồng độ

D.Thụ động và chủ động

Câu 15: Hấp thụ nước theo cơ chế thụ động của rễ là:

A.Hấp thu sử dụng rất ít nguồn năng lượng ATP của tế bào

B.Hấp thu nước nhưng không hấp thu ion khoáng

D.Háp thu với các chất di truyền theo bậc thang nồng độ

ĐÁP ÁN

 

Bài viết gợi ý: