Soạn văn lớp 6: các văn bản truyện trung đại

VĂN BẢN CON HỔ CÓ NGHĨA

 

 

  1. Văn bản thuộc thể loại gì? Có mấy đoạn? Mỗi đoạn nói gì?
  • Văn bản thuộc thể loại truyện trung đại.
  • Bố cục:

+ đoạn 1: từ đầu đến “ sống qua được”- câu chuyện con hổ có nghĩa và bà đỡ Trần

+ đoạn 2: còn lại- câu chuyện con hổ có nghĩa và người kiếm củi tên mỗ

 

  1. Với văn bản này, biện pháp nghệ thuật cơ bản, bao trùm được sử dụng là biện pháp gì? Tại sao lại dựng lên chuyện “Con hổ có nghĩa” mà không phải “ con người có nghĩa”?
  • Biện pháp nghệ thuật chủ yếu là biện pháp nhân hóa
  • Hổ vốn là loài vật hung dữ, đáng sợ. thế nhưng nó có nghĩa tình, biết trả ơn những người giúp đỡ nó. Từ câu chuyện con hổ mà thức tỉnh con người. Đến loài cầm thú còn vậy thì cớ gì con người không có nghĩa tình với nhau

 

  1. Chuyện gì xảy ra giữa bà đỡ Trần với con hổ thứ nhất và giữa bác tiều với con hổ thứ hai? Trong mỗi chuyện, chi tiết nào em cho là thú vị nhất? chuyện con hổ với bác tiều so với chuyện con hổ với bà đỡ Trần có thêm ý nghĩa gì?
  • Chuyện xảy ra với con hổ và bà đỡ:

+ hổ cái sắp sinh, hổ đực cõng bà đỡ tới giúp hổ cái

+ hổ đực trả bạc cho bà

  • Chuyện với con hổ và bác tiều:

+ hổ bị hóc xương, bác tiều lấy giúp khúc xương ấy

+hổ đặt thịt nai trước cửa nhà bác; ngày bác chết, hổ đến mộ; ngày giỗ hằng năm, hổ lại đưa thịt đến nhà bác tiều.

 

  • Trong mỗi chuyện, chi tiết được coi là thú vị nhất chính là chi tiết hổ trả ơn
  • Việc trả ơn của con hổ với bác tiều khác với cách trả ơn của con hổ với bà đỡ. Điều này giúp câu chuyện với bác tiều có thêm nhiều ý nghĩa:

+ con hổ không chỉ trả ơn một lần, mà trả ơn nhiều lần

+ bác mất, con hổ tới. điều này làm ta nhớ tới câu nói: “nghĩa tử là nghĩa tận”

+ ngay cả khi bác mất rồi, việc trả ơn vẫn không kết thúc

 

 

                                                        

 

  1. Truyện Con hổ có nghĩa đề cao, khuyến khích điều gì cần có trong cuộc sống con người?

Truyện đề cao ân nghĩa trong đạo làm người

 

 

 

VĂN BẢN MẸ HIỀN DẠY CON

 

 

  1. Lập bảng tóm tắt năm sự việc đã diễn ra giữa mẹ con thầy Mạnh Tử theo mẫu sau đây:

 

Sự việc

Con

Mẹ

1

Bắt chước người ở nghĩa địa đào, chôn, lăn, khóc

Dọn nhà ra gần chợ

2

Bắt chước buôn bán điên đảo

Dọn nhà cạnh trường học

3

Bắt chước học tập lễ phép, cắp sách đến trường

Vui lòng

4

Hỏi mẹ lý do người ta giết lợn

- nói đùa giết lợn cho con ăn

-suy nghĩ, rồi đi mua thịt về cho con ăn thật

5

Bỏ học đi chơi

  • Cắt đứt tấm vải đang dệt
  • Khuyên giải con

 

                                        

 

 

  1. Ý nghĩa của việc dạy con trong ba sự việc đầu là gì? Trong hai sự việc sau là gì? Ở hai sự việc sau, về ý nghĩa có gì khác với ba sự việc đầu? hãy nêu lên tác dụng của cách dạy con của bà mẹ thầy Mạnh Tử
  • Ý nghĩa của việc dạy con trong ba sự việc đầu: Môi trường có vai trò quan trọng trong việc giáo dục. Môi trường sống thuận lợi, phù hợp sẽ hình thành tính cách cho trẻ. Gợi nhắc đến câu nói: “Gần mực thì đen, gần đèn thì  sáng”

-    Ý nghĩa về cách dạy trong 2 sự việc sau:

+ giáo dục lời hứa, sự trung thực là vô cùng quan trọng

+ kiên quyết với việc hướng trẻ vào sự chăm chỉ, chuyên cần

→ Tác dụng từ cách dạy của mẹ Mạnh Tử:

+ có nhu có cương, có yêu thương có sự cứng rắn trong suy nghĩ để giúp con trở thành người có đạo đức, hiểu biết rộng.

+ cách giáo dục con của mẹ Mạnh Tử rất kiệm lời, âm thầm nhưng sâu sắc nên hiểu quả của cách giáo dục ấy rất cao

 

  1. Em hình dung bà mẹ thầy Mạnh Tử là người như thế nào?

- Có tấm lòng yêu thương con hết mực

- Vừa nghiêm khắc vừa hiền hậu.

- bà dạy con trung thực => bà là người trung thực

- bà dạy con chăm chỉ => bà là người chăm chỉ

 

  1. Đọc chú thích về truyện trung đại, nêu nhận xét về cách viết truyện Mẹ hiền dạy con

- Cốt truyện đơn giản, nhân vật được miêu tả qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện, qua hành động, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật

      - Là thể loại văn xuôi chữ Hán

- Nội dung có tính giáo huấn

 

Người viết: Nguyễn Minh Hòa

Bài viết gợi ý: