Soạn bài con rồng, cháu tiên

I. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1. Những chi tiết thể hiện tính chất lạ kì, lớn lao, đẹp đẽ của hình tượng Lạc Long Quân và Âu Cơ.

(1) Lạc Long Quân là con trau thần Long Nữ, mình rồng, sống được cả dưới nước và trên cạn.

Có nhiều phép lạ: Giết ba con yêu tinh hại dân.

(2) Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông xinh đẹp tuyệt trần.

Gặp gỡ yêu thương Lạc Long QUân và thành vợ chồng

Sinh ra bọc nở trăm người con trai khỏe mạnh, tuấn tú.

(3) Họ chia con để cai quản các phương, kẻ ở núi, người ở biển.

(4) Việc kết duyên của Lạc Long Quân và Âu Cơ là hoàn toàn tự nguyện do yêu thương nhau mà có, Âu Cơ sinh nở không phải như phụ nữ mỗi lần 1 con (nhiều lắm cũng 6, 7 người) mà là một bọc trứng. Sau đó mới nở ra 100 con.

Lạc Long Quân và Âu Cơ chia đôi mỗi người 50 con theo mẹ lên chốn non cao, 50 người con theo cha về ven biển để chiếm lĩnh các vùng đất, mở rộng nơi cư trú, làm ăn, để cho gia đình tương lai thành dân tộc, đất nước. Đặc biệt có việc gì (chiến tranh, thiên tai…) thì giúp đỡ lẫn nhau dễ hơn.

Theo truyện ngày thì người Việt Nam ta là con cháu của vị thần nòi Rồng là Lạc Long Quân và của bà Âu cơ nòi giống Tiên. Nguồn gốc này rất cao quý và đáng tự hào.

Câu 3. Chi tiết tưởng tượng, kì ảo tạo nên hình tượng thần kì, lạ lùng mà chúng ta khó có thể chứng kiến được trong thực tế.

Các chi tiêt này khiến cho các nhân vật và sự kiện lịch sử mang màu sắc thần thoại. Nó được gọi là truyền thuyết.

Câu 4. Thảo luận:

- Ý nghĩa truyện Con rồng, cháu Tiên.

+ Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.

+ Biểu hiện ý nguyện đoàn kết thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền đất nước.

- Phần đọc thêm:

+ Dù làm ăn sinh sống ở đâu cũng nhớ ngày giỗ Tổ Hùng Vương.

+ Câu ca dao khuyên chúng ta đoàn kết.

+ Nguồn gốc Tiên Rồng khiến cho Đất nước Việt Nam là mái nhà chung cho mọi gia đình đoàn tụ, cho mọi thế hệ có trách nhiệm hi sinh vì nhau. Đáng chú ý là cha ông không dặn dò con cháu làm ăn ra sao mà dặn phải tự hào, thành kính với tổ tiên, nguồn gốc (hai tiếng “cúi đầu” rất thiêng liêng, thành tâm).

II. Luyện tập

Câu 1. Có thể lấy truyện Quả bầu mẹ của người Khơ-mú để cho thấy nó cũng giải thích nguồn gốc dân tộc Việt Nam như Con Rồng, Cháu Tiên.

… “Người mẹ sinh được trái bầu, sau đó từ quả bầu chui ra những người con trai khôi ngô tuấn tú. Người anh đầu tiên chui ra vì dính phải muội than (do đốt bầu) nên rất đen, là người Khơ-mú, người em út da dẻ trắng trẻo là người Kinh, do thứ tự ra đời trước sau như vậy nên địa bàn sinh sống của Việt Nam từ núi rừng, xuống trung du và đồng bằng”…

Sự giống nhau (cùng mẹ cha, cùng trong một bào thai) đã khẳng định quan hệ huyết thống gắn bó trong một đại gia đình Việt Nam. Điều này giải thích sức mạnh đoàn kết của người Việt Nam quyết định mọi thành công trong chống thiên tai địch họa và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

Câu 2.

- Hãy nắm bố cục thứ tự các sự kiện của tác phẩm.

- Chú ý lời nói của Lạc Long Quân khẳng khái rõ ràng và lời Âu Cơ dịu dàng.

Có thể tham khảo thêm câu chuyện Kinh và Bana là an hem.

…”Hai anh em thấy cha say rượu trần truồng. Người em cười bị cha đuổi đi. Vợ chồng em lên mãi miền rừng núi sinh cơ lập nghiệp đẻ ra con cháu người Bana; người anh ở lại miền đồng bằng và là nguồn gốc của người Kinh”…

Bài viết gợi ý: