TIẾNG VIỆT 4 SOẠN BÀI DU LỊCH - THÁM HIỂM

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Nói 2-3 câu giới thiệu về một con vật có trong các tranh sau (SGK/16)

Gợi ý:

Tranh 1: Trong chuồng, đàn gà đang ăn bữa sáng.

Tranh 2: Đàn lợn con tranh nhau bú mẹ.

Tranh 3: Chú mèo khoang đang rình bắt chuột.

Tranh 4: Chú chó săn đang nằm sưởi nắng.

Tranh 5: Đôi vẹt đang luyện giọng.

Tranh 6: Bác trâu ung dung ra đồng làm việc.

2. Tìm hiểu cấu tạo của bài văn miêu tả con vật.

1) Đọc bài văn tả con Mèo Hung (SGK/17)

2) Xác định các đoạn của bài văn trên.

3) Nội dung chính của mỗi đoạn vãn là gì?

4) Dựa vào bài văn trên, em hãy nhận xét về cấu tạo của bài văn miêu tả con vật: Bài văn miêu tả con vật gồm những phần nào? Mỗi phần có nội dung gì?

Em nhận xét:

- Bài văn gồm có mấy đoạn?

- Đoạn nào là đoạn mở bài? Đoạn mở bài nêu nội dung gì?

- Đoạn nào là đoạn kết bài? Đoạn kết bài nêu ý gì?

- Thân bài gồm những đoạn nào?

- Ở đoạn 1 của phần thân bài, tác giả tả đặc điểm gì của con mèo?

- Ở đoạn 2 của phần thân bài, tác giả tả đặc điểm gì của con mèo?

Gợi ý:

Nhận xét: 2), 3).

- Bài văn gồm có 4 đoạn.

- Đoạn mở bài: “Meo, meo ......... với tôi đấy”. Giới thiệu con mèo.

- Đoạn kết bài: “Mèo Hung ......... yêu mến”. Nêu cảm nghĩ của tác giả về con mèo.

- Thân bài gồm đoạn 1 “Chà, .......... đáng yêu.”, đoạn 2: “Một hôm, ........... một tí”.

- Đoạn 1 phần thân bài, tác giả hình dáng con mèo.

- Đoạn 2 phần thân bài, tác giả tả hoạt động và thói quen của con mèo.

4) Ghi nhớ trang 18.

3. Lập dàn ý chi tiết tả một con vật nuôi trong nhà (gà, chim, chó, lợn, trâu, bò...).

Tham khảo bài làm tại đây:

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Những hoạt động nào được gọi là du lịch? Chọn ý đúng để trả lời:

a) Đi chơi ở công viên gần nhà.

b) Đi chơi xa để nghĩ ngơi, ngắm cảnh.

c) Đi làm việc xa nhà.

2. Theo em, thám hiểm là gì? Chọn ý đúng để trả lời:

a) Tìm hiểu về đời sống của nơi mình ở.

b) Đi chơi xa để xem phong cảnh.

c) Thăm dò, tìm hiểu nhừng nơi xa lạ, khó khăn, nguy hiểm.

Gợi ý:

1. b; 2. c

3. Em hiểu câu Đi một ngày đàng học một sàng khôn nghĩa là gì?

(Để hiểu câu tục ngữ trên, em cần hiểu nghĩa của đàng: đường; sàng khôn: sàng là đồ đan bằng tre, sàng khôn ý nói nhiều sự khôn ngoan, hiểu biết).

Gợi ý:

Được đi nhiều nơi, tầm nhìn và hiểu biết của ta sẽ rộng ra. Ta khôn ngoan và trưởng thành hơn.

4. Chơi trò chơi Du lịch trên sông:

Hai đội chơi. Mỗi đội có 8 thẻ từ ghi tên sông. Đội nào ghép đúng tên sông để giải câu đố xong trước thì thắng cuộc.

a) Sông gì đỏ nặng phù sa?

b) Sông gì lại hóa được ra chín rồng?

c) Làng quan họ có con sông

Hỏi dòng sông ấy là sông tên gì?

d) Sông tên xanh biếc sông chi?

e) Sông gì tiếng vó ngựa phi vang trời?

g) Sông gì chẳng thể nổi lên

Bởi tên của nó gắn liền dưới sâu?

h) Hai dòng sông trước sông sau

Hỏi hai sông ấy ở đâu? Sông nào?

i) Sông nào nơi ấy sóng trào

Vạn quân Nam Hán ta đào mồ chôn?

Theo Trần Liên Nguyễn

Gợi ý:

a - 3; b - 1; c - 8; d - 2 e - 4; g - 6; h - 5; i - 7

Bài viết gợi ý: