TIẾNG VIỆT 4 SOẠN BÀI Ở HIỀN GẶP LÀNH

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Tìm hiểu về danh từ

a) Cùng đọc đoạn văn sau:

Trời rạng sáng. Gió nhè nhẹ thổi. Trên những cây sấu, cây phượng gần nhà, ve đua nhau kêu ra rả. Ngoài suối, tiếng chim cuốc vọng vào đều đều. Mọi người trong bản đã thức giấc. Đó đây, những ngọn lửa hồng đã bập bùng trên các bếp.

b) Xếp các từ chỉ sự vật (được in đậm) vào cột thích hợp (trong bảng nhóm):

Từ

chỉ người

Từ

chỉ con vật

Từ

chỉ cây cối

Từ

chỉ vật

Từ

chỉ hiện tượng

Gió

...

...

...

c) Các từ tìm được là danh từ. Danh từ là gì?

Ghi nhớ: Danh từ là từ chỉ sự vật (người, vật, con vật, cây cối, hiện tượng...).

2-3 em nhắc lại phần ghi nhớ và tìm một số ví dụ khác về danh từ.

Gợi ý:

b)

Từ

chỉ người

Từ

chỉ con vật

Từ

chỉ cây cối

Từ

chỉ vật

Từ

chỉ hiện tượng

người

ve, chim cuốc

sâu, phượng

nhà, bản, bếp

gió, suối

c) Ghi nhớ

- bác sĩ, hươu, cây dừa, bảng, mưa.

2. Tìm và viết vào vở 3 danh từ cho mỗi dòng sau:

a) Chỉ người: ...

b) Chỉ vật: ...

c) Chỉ hiện tượng thiên nhiên: ...

Gợi ý:

a) nông dân, bảo vệ, thợ.

a) bút, bát, xe.

b) bão, sấm, lũ.

3. Viết vào vở câu có dùng một danh từ em tìm được ở hoạt động 2.

Gợi ý:

Những người thợ đang xây nhà cao tầng.

4. Tìm hiểu về đoạn văn trong bài văn kể chuyện.

a) Đọc các sự việc sau:

1) Chôm gieo trồng, thóc không nảy mầm, đến vụ thu hoạch, mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp còn Chòm tàu vua sự thật.

2) Nhà vua ra lệnh phát thóc giống cho người dân gieo trồng, hẹn rằng ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi.

3) Nhà vua khen Chôm trung trực, dũng cảm và truyền ngôi cho cậu bé.

4) Nhà vua giải thích thóc giống không nảy mầm vì vua đã cho luộc chín trước khi phát cho mọi người.

b) Hãy sắp xếp lại các sự việc trên theo đúng trình tự của câu chuyện Những hạt thóc giống.

c) Xem lại bài đọc Những hạt thóc giống (bài 5A) và tìm đoạn truyện kê về mỗi sự việc.

d) Tìm dấu hiệu mở đầu và kết thúc của mỗi đoạn truyện.

Gợi ý:

b) 2 -1 - 4 - 3

c) Các đoạn truyện kể về mỗi sự việc được đánh số từ 1 đến 4.

d) - Mở đầu đoạn truyện: đầu dòng viết hoa và lùi vào.

- Kết thúc đoạn truyện: chấm xuống dòng.

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Sắp xếp các sự việc dưới đây theo đúng trình tự câu chuyện Gà Trống và Cáo:

a) Gà không nghe lời Cáo và nói có cặp chó săn đang chạy lại.

b) Cáo khiếp sợ phải bỏ chạy làm lộ rõ mưu gian.

c) Gà Trống vắt vẻo trên cành cây cao, Cáo đến và dụ dỗ Gà Trống xuống để bày tỏ tình thân.

Gợi ý: c - a - b.

2. Mỗi bạn chọn một trong ba sự việc trên, đọc lại đoạn thơ ứng với mỗi sự việc và kể lại sự việc đó.

Gợi ý:

a) Đoạn 2: Sau khi nghe Cáo dụ dỗ, Gà xin cảm ơn và cảm thấy vui mừng vô cùng vì từ nay muôn loài sống chung trong hòa bình. Gà cũng báo cho Cáo biết rằng có cặp chó săn đang chạy đến đế báo tin này.

b) Đoạn 3: Vừa nghe Gà báo xong, Cáo hoảng sợ rụng rời cả bốn chân, quắp đuôi phóng như bay. Gà khoái chí nhủ thầm:

“Quân gian manh, chẳng gạt được ai đâu”.

c) Đoạn 1: Thoáng thấy Gà đậu trên cây, Cáo đon đả mời Gà xuống để báo tin mừng. Muôn loài lớn bé, mạnh yếu từ nay kết thân cùng nhau. Cáo bảo Gà đừng ngại nữa, hãy xuống cho Cáo bày tỏ tình thân.

3. Viết tiếp vào chỗ trống để hoàn thiện một trong ba đoạn văn sau:

Đoạn 1: Một hôm, chú Gà Trống tinh nhanh đang vắt vẻo trên cành cây ngắm nhìn trời đất thì Cáo đi tới. Cáo...

Đoạn 2: Gà Trống tìm cách để Cáo lộ mưu gian. Nó nói với Cáo:

Đoạn 3: Gà Trống nói có cặp chó săn đang chạy tới. Cáo...

Gợi ý:

Dựa vào bài tập 2 để viết tiếp

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

Cùng người thân đố nhau về một hiện tượng thiên nhiên.

(Một người gọi tên một hiện tượng thiên nhiên; người kia nói một từ ngữ chỉ trạng thái, hoạt động hoặc tính chất của hiện tượng đó. Cứ thế luân phiên nhau, ai không tìm được từ thì thua cuộc. M: Mưa -> rơi lộp bộp).

Gợi ý:

Gió -> thổi ào ào

Mây -> kéo đen kịt

Nắng -> chiếu chói chang

Sóng -> vỗ ầm ầm

Bài viết gợi ý: