RÚT GỌN CÂU
I. TÌM HIỂU BÀI
1. Thế nào là rút gọn câu?
Câu 1: So sánh và rút ra nhận xét về đặc điểm cấu tạo của hai câu:
a. Học ăn, học nói, học gói, học mở.
b. Chúng ta học ăn, học nói, học gói, học mở.
a. Học ăn, học nói, học gói, học mở.
Các cụm động từ làm vị ngữ
b. Chúng ta / học ăn, học nói, học gói, học mở.
C V1 V2 V3 V4
Câu a vắng chủ ngữ, câu b có chủ ngữ.
Câu 2:Tìm những từ ngữ làm chủ ngữ cho câu a:
- Chúng ta, người Việt Nam...
Câu 3:Người ta lược bỏ chủ ngữ của câu, để cụm động từ vị ngữ "học ăn, học nói, học gói, học mở " trở thành kinh nghiệm chung, lời khuyên chung, đúng với tất cả mọi người.
Câu 4:Thành phần của câu được lược bỏ.
a. Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người.
(Nguyễn Công Hoan)
Lược bổ vị ngữ; ta có thể căn cứ vào câu đứng trước để xác định được vị ngữ của câu này là: đuổi theo nó.
b. - Bao giờ cậu đi Hà Nội?
- Ngày mai.
Lược bỏ cả chủ ngữ và vị ngữ; ta có thể căn cứ vào câu đứng trước nó để hiểu được là: Tôi đi Hà Nội vào ngày mai hoặc Ngày mai tôi đi Hà Nội.
2. Cách dùng câu rút gọn:
Câu 1:
- Các câu "chạy loăng quăng, nhảy dây. Chơi kéo co" thiếu thành phần chủ ngữ. Không nên rút gọn câu tuỳ tiện như vậy vì sẽ làm cho câu trở nên cộc lốc khó hiểu.
Câu 2: Thêm từ ngữ để thể hiện thái độ lễ phép:
- Mẹ ơi hôm nay con được điểm 10
- Con mẹ giỏi quá! Bài nào được điểm 10 vậy con? Bìa kiểm tra toán mẹ ạ
II. GIẢI BÀI TẬP
Câu 1:Câu b là câu rút gọn chủ ngữ (Có thể khôi phục: Chúng ta ăn quả nhớ kẻ trồng cây; Ăn quả, Chúng ta nhớ kẻ trồng cây...). Vì câu b là một tục ngữ, nêu một quy tắc ứng xử chung cho mọi người nên có thể rút gọn chủ ngữ, làm cho câu trở nên ngắn gọn hơn.
Câu c cũng là câu rút gọn chủ ngữ (Có thể khôi phục: Ai nuôi lợn ăn cơm nằm, ai nuôi tằm ăn cơm đứng...). Lí do tương tự như câu b.
Câu 2:Trong văn vần (thơ, ca dao..) thường gặp nhiều câu rút gọn bởi lẽ văn vần chuộng lối diễn đạt súc tích, vả lại số chữ trong một dòng được quy định rất hạn chế.
Câu 3: Cậu bé và người khách trong câu chuyện hiểu lầm nhau bởi vì cậu bé, khi trả lời người khách, đã dùng ba câu rút gọn khiến người khách hiểu sai ý nghĩa.
- Mất rồi. (ý cậu bé: Tờ giấy mất tối hôm qua; người khách hiểu: Bố cậu bé mất rồi)
- Thưa... tối hôm qua. (ý cậu bé: Tờ giấy mất tối hôm qua; người khách hiểu: Bố cậu bé mất tối hôm qua)
- Cháy ạ. (ý cậu bé: Tờ giấy mất vì cháy; người khách hiểu: Bố cậu bé mất vì cháy). Qua câu chuyện này, cần rút ra bài học: Phải cẩn thận khi dùng câu rút gọn, vì dùng câu rút gọn không đúng có thể gây hiểu lầm.
Câu 4:Trong câu chuyện, việc dùng các câu rút gọn của anh chàng phàm ăn đều có tác dụng cười và phê phán, vì rút gọn đến mức không hiểu được và rất thô lỗ.