TIẾNG VIỆT 4 SOẠN BÀI TÀI NĂNG CỦA CON NGƯỜI

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

2. Dựa vào nghĩa của tiếng tài, viết các từ dưới đây vào nhóm A hoặc nhóm B trong Phiếu học tập.

tài giỏi, tài nguyên, tài nghệ, tài trợ, tài ba, tài đức, tài sản, tài năng, tài hoa, tài chính

A

B

Tài có nghĩa là “có khả năng hơn người bình thường”.

Tài có nghĩa là “tiền của”.

M: tài hoa

M: tài nguyên

tài giỏi, tài nghệ, tài ba, tài đức, tài năng, tài hoa.

tài nguyên, tài trợ, tài sản, tài chính.

3. Đặt câu với một từ trong nhóm A ở trên.

Gợi ý:

Tài nguyên thiên nhiên của đất nước cần được bảo vệ.

4. Câu tục ngữ sau ý nói gì?

Nước lã mà vã nên hồ

Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.

a) Khen những bạn học trò ngoan, được thầy cô và các bạn tin yêu, quý mến.

b) Ca ngợi những người từ tay không đã làm nên việc lớn nhờ có tài, có ý chí.

c) Ca ngợi những chiến sĩ dũng cảm, luôn sẵn sàng hi sinh để bảo vệ Tổ quốc.

Đáp án: b

5. Đọc bài văn “Cái nón” và trả lời câu hỏi (SGK/17).

a) Đâu là phần kết bài của Cái nón?

b) Bài Cái nón có kết bài kiểu nào (mở rộng hay không mở rộng)?

c) Phần kết bài của bài Cái nón nói về điều gì?

d) Kết bài mở rộng trong bài văn tả đồ vật thường nêu nội dung gì?

Gợi ý:

a) Đoạn kết bài: “Má bảo ... méo vành”.

b) Kết bài mở rộng.

c) Nói về cách giữ gìn, bảo quản cái nón.

d) Kết bài mở rộng trong bài văn tả đồ vật thường nêu những nhận định, cách bảo quản, giữ gìn, thể hiện tình cảm của người tả với đồ vật.

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

Viết thêm phần kết cho bài văn “Bác cần trục” (SGK/18)

Gợi ý:

Cần trục thật chăm chỉ. Nhờ bác mà từng chuyến hàng xuôi ngược thông suốt. Bác xứng đáng với biệt danh “Cánh tay đắc lực”.

Bài viết gợi ý: