Soạn bài thực hành về hàm ý
I. Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Câu 1.
a. Câu trả lời của A Phủ thiếu thông tin: bò mất mấy con. Thừa thông tin: về lấy súng bắn hổ. Hàm ý câu trả lời: tôi muốn lấy công chuộc tội.
b. Hàm ý là nội dung của câu hỏi không được thể hiện trong nghĩa tường minh mà được suy ra từ nghĩa tường minh và nhờ ngữ cảnh hỗ trợ.
Khi phát ngôn, người nói cố ý vi phạm các phương châm hội thoại sau thì sẽ làm nảy ra hàm ý:
- Phương châm về lượng khi giao tiếp
- Phương châm về quan hệ khi giao tiếp
- Phương châm về cách thức khi giao tiếp
- Phương châm về chất khi giao tiếp.
Câu trả lời của A Phủ vi phạm phương châm về lượng khi giao tiếp: vừa thiếu vừa thừa thông tin.
Câu 2.
a. Tôi không phải cái kho - > Hàm ý: Chí Phèo lại đến xin tiền nữa à, tôi giàu nhưng không thừa tiền, cũng không phải là nơi giữ tiền.
Cách nói này vi phạm phương châm cách thức cố ý nói không rõ ràng.
b. Chí Phèo đấy hở? Đây là câu hỏi nhưng hành động chào. Hàm ý: anh lại lôi thôi gì đây.
Rồi làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi à? Đây là câu hỏi nhưng hành động sai khiến. Hàm ý: Chí Phèo nên lo làm ăn, không được đến đây xin tiền nữa.
c. Ở hai lượt lời đầu, Chí Phèo cố ý không nói đầy đủ nội dung. Phầm hàm ý được thể hiện lượt lời thứ ba: Tao muốn làm người lương thiện!
Hai lượt lời vi phạm phương châm về lượng, về cách thức: nói thiếu ý và không rõ ràng – không xin tiền thì xin gì, - không đòi tiền thì đòi gì.
Câu 3.
a. Ở lượt lời thứ nhất, hình thức câu hỏi nhưng hành động khuyên bảo. Hàm ý của câu được thê hiện ở lượt lời thứ hai của bà đồ.
Qua lượt lời thé hai của bà đồ, ta thấy hàm ý của câu là: văn chương của ông chẳng có giá trị gì.
b. Bà đồ nói tránh là để giữ thể diện của chồng, đánh giá hiện tượng một cách khéo léo, tế nhị và không chịu trách nhiệm về phát ngôn của mình.
Câu 4. Chọn câu trả lời thứ tư: D.