TIẾNG VIỆT 5 SOẠN BÀI TÌNH NGƯỜI VỚI ĐẤT

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Trò chơi: Giải ô chữ bí mật “Du lịch Việt Nam”.

Điền chữ cái vào mỗi ô trông để tìm các địa danh ở hàng ngang và địa danh ở hàng dọc màu xanh (SGK/157).

1) Tên một tỉnh miền núi phía bắc, có hang Pác Bó, suối Lê-nin.

2) Tên thủ đô của nước ta.

3) Tên một thành phố biên giới thuộc tỉnh Quảng Ninh.

4) Tên một thành phố của tỉnh Quảng Nam, có phố cổ được công nhận là Di sản văn hoá thế giới.

5) Tên một con sông có chín nhánh chảy ra biển ở miền Nam nước ta.

Gợi ý:

3. a) Nối từ ngữ ở cột A với nghĩa thích hợp ở cột B.

Gợi ý:

a) Nối A với B:

a) - 2; b) - 1; c) - 5; d) - 3; e) - 4.

5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:

1) Mưa ở Cà Mau như thế nào?

2) Cây cối trên đất Cà Mau mọc thế nào?

3) Người Cà Mau dựng nhà cửa như thế nào?

4) Vì sao người Cà Mau phải kiên cường, giàu nghị lực?

Gợi ý:

1) Mưa ở Cà Mau rất phũ, hối hả một hồi rồi tạnh ngay. Trong mưa thường nổi cơn dông.

2) Cây cối trên đất Cà Mau mọc thành chòm, thành rặng; rễ dài, cắm sâu vào trong lòng đất.

3) Người Cà Mau dựng nhà cửa dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước.

4) Người Cà Mau phải kiên cường, giàu nghị lực mới sông được trên mảnh đất có nhiều thú dữ và thời tiết khắc nghiệt.

6. Chọn một tên dưới đây cho từng đoạn trong bài.

1) Mưa ở Cà Mau.

2) Cây cối, nhà cửa ở Cà Mau.

3) Muông thú ở Cà Mau.

4) Con người Cà Mau.

Gợi ý:

1) Mưa ở Cà Mau (Đoạn 1)

2) Cây cối, nhà cửa ở Cà Mau (Đoạn 2)

3) Muông thú ở Cà Mau (Đoạn 3)

4) Con người Cà Mau (Đoạn 3)

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Đọc lại bài Cái gì quý nhất?

2. Cùng nhau hỏi - đáp theo các câu hỏi dưới đây:

1) Các bạn Hùng, Quý, Nam tranh luận về vấn đề gì? Mỗi bạn nêu ý kiến thế nào?

M: - Hùng nói rằng quý nhất là ... vì ...

2) Thầy giáo muốn thuyết phục Quý, Hùng, Nam công nhận điều gì? Thầy đã giải thích như thế nào?

3) Cách nói của thầy thể hiện thái độ tranh luận thế nào?

Gợi ý:

- Thầy có tôn trọng ý kiến của Hùng, Quý, Nam không? Chi tiết nào cho thấy điều đó?

- Thầy có ý kiến riêng không? Ý kiến của thầy là gi?

- Lí lẽ thầy đưa ra có gì thuyết phục?

- Lời lẽ của thầy ôn tồn hay gay gắt?

Gợi ý:

1) Các bạn Hùng, Quý, Nam tranh luận về cái gì quý nhất trên đời.

Hùng nói rằng quý nhất là lúa gạo vì lúa gạo nuôi sông con người.

Quý cho rằng quý nhất phải là vàng vì có vàng sẽ mua được lúa gạo.

Nam thì bảo rằng thì giờ là quý nhất. Có thì giờ mới làm ra lúa gạo và vàng bạc.

2) Thầy giáo muốn các bạn công nhận rằng: người lao động là quý nhất. Thầy giải thích rằng những thứ các bạn nêu đều quý nhưng quý nhất phải là người lao động, vì chính người lao động làm ra lúa gạo, vàng bạc và sử dụng thì giờ một cách hợp lí.

3) Cách nói của thầy thể hiện thái độ hoà nhã, tranh luận vững chắc. Thầy tôn trọng ý kiến của các bạn, nhìn nhận những thứ các bạn nêu là quý. Sự lập luận của thầy có tình, có lí khi ôn tồn giảng giải để thuyết phục học sinh có cái nhìn đúng đắn nhất: chính người lao động là quý nhất. Những thứ quý giá do các bạn nêu đều do người lao động làm ra.

3. Tập thuyết trình, tranh luận.

Đóng vai một trong ba bạn (Hùng, Quý hoặc Nam) nêu ý kiến tranh luận bằng cách mở rộng thêm lí lẽ và dẫn chứng để lời tranh luận thêm sức thuyết phục.

M: (Hùng) Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Lúa gạo quý như vàng. Trong bài Hạt gạo làng ta, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã gọi hạt gạo là “hạt vàng làng ta”. Lúa gạo nuôi sông tất cả mọi người. Có ai trong chúng ta không ăn mà sống được đâu?...

Gợi ý: Dưới đây là một số câu nói cho thấy thóc gạo, vàng bạc, thời gian rất quý:

- Hạt gạo là hạt ngọc của đất,...

- Quý như vàng, hiếm như vàng, đắt như vàng,...

- Thời gian quý hơn vàng, thời gian trôi qua không bao giờ trở lại...

Gợi ý:

(Quý) Bạn Hùng nói lúa gạo quý nhất là chưa đúng.

Theo mình, quý nhất phải là vàng. Tất cả mọi nơi trên thế giới, vàng có giá trị rất cao. Người dễ dàng có được một kí gạo nhưng để có một kí vàng thì không dễ chút nào. Mọi người thường nói quý như vàng. Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa, gạo.

4. Trao đổi với bạn: Ở thành phố nay ở nông thôn thích hơn? Vì sao?

Gợi ý:

Mình thích ở nông thôn hơn ở thành phố. Nông thôn có không khí trong lành, cây cối xanh mát, đường sá rộng rãi. Phong cảnh làng quê thật đẹp. Ngày nghỉ, mình có thể cùng các bạn đá bóng, chơi thả diều, tắm sông thật là vui.

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

Tìm hiểu về cây côi, nhà cửa ở địa phương em:

1) Loại cây nào mọc nhiều nhất hoặc được trồng nhiều nhất? Chúng mọc thế nào hoặc được trồng thế nào?

2) Nhà cửa ở địa phương em được xây dựng thế nào?

Gợi ý

1) Quê em, dừa được trồng nhiều nhất. Chúng được trồng thành hàng thẳng tắp và cao chót vót.

2) Nhà cửa ở nơi đây được bao bọc bởi vườn cây. Nhà rất đẹp, kiến trúc chắc chắn, khang trang.

Bài viết gợi ý: