SOẠN BÀI : TÌNH THÁI TỪ
I. CHỨC NĂNG CỦA TÌNH THÁI TỪ
Quan sát những từ in đậm trong các ví dụ và trả lời các câu hỏi:
a) – Mẹ đi làm rồi à?
b) Mẹ rôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:
- Con nín đi!
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
c) Thương thay cũng một kiếp người,
Khéo thay mang lấy sắc tài làm chi!
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
d) – Em chào cô ạ!
1. Trong các ví dụ a, b, c nếu bỏ các chữ in đậm, ý nghĩa của câu sẽ thay đổi như thế nào?
2. Ở ví dụ d, tự ạ biểu thị sắc thái tình cảm gì của người nói.
Trả lời:
1.
-Câu a nếu bỏ từ à thì câu không còn là câu nghi vấn nữa.
-Câu b nếu không có từ đi thì câu không còn là câu cầu khiến nữa.
-Câu c nếu không có từ thay thì không tạo được câu cảm thán.
2.
-Ví dụ d từ ạ biểu thị sắc thái tình cảm kính trọng, lễ phép của người nói.
=> à là từ để tạo lập câu nghi vấn, đi là từ để tạo lập câu cầu khiến, thay là từ để tạo lập câu cảm thán.
-Câu 2, Em chào cô và Em chào cô ạ đều là câu chào nhưng câu có thêm từ ạ thể hiện tính lễ phép ,lịch sự với người lớn tuổi hơn
II. SỬ DỤNG TÌNH THÁI TỪ
Các tình thái từ in đậm dưới đây được dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau như thế nào?
- Bạn chưa về à?
- Thầy mệt ạ?
- Bạn giúp tôi một tay nhé!
- Bác giúp cháu một tay ạ!
Trả lời:
+Sử dụng tình thái từ trong các câu trên có sự khác nhau như sau :
- Bạn chưa về à? –Cách hỏi tình cảm , thân mật quan tâm tới bạn bè
- Thầy mệt ạ? - Hỏi kính trọng , quan tâm tới người Thầy
- Bạn giúp tôi một tay nhé! – Cách nhờ lịch sự , mong được sự giúp đỡ
- Bác giúp cháu một tuy ạ! Cách nhờ thể hiện sự kính trọng.
III. LUYỆN TẬP
Câu 1: Trong các câu dưới đây, từ nào từ tình thái từ, từ nào không phải tình thái từ?
a) Em thích trường nào thì thi vào trường ấy.
b) Nhanh lên nào, anh em ơi!
c) Làm như thế mới đúng chứ!
d) Tôi đã khuyên bảo nó nhiều lần rồi chứ có phải không đâu.
e) Cứu tôi với!
g) Nó đi chơi với bạn từ sáng.
h) Con cò đậu ở đằng kia.
i) Nó thích hát dân ca Nghệ Tĩnh kia.
Trả lời:
- Các tình thái từ là ; b, c ,e, i
- Không phải là tình thái từ : a, d, g, h, e
Câu 2: Giải thích ý nghĩa của các tình thái từ in đậm trong những câu dưới đây.
a) Bà lão láng giếng lại lật đật chạy sang:
- Bác trai đã khá rồi chứ?
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
b) – Con chó là của cháy nó mua đấy chứ!... Nó mua về nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt…
(Nam Cao, Lão Hạc)
c) Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm láng giềng… Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư?
(Nam Cao, Lão Hạc)
d) Bỗng Thủy lại xịu mặt xuống:
- Sao bố mãi không về nhỉ? Như vậy là em không được chào bố trước khi đi.
(Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)
e) Cô giáo Tâm gỡ tay Thủy, đi lại phía bục, mở cặp lấy một quyển sổ cùng với chiếc bút máy nắp vàng đưa cho em tôi và nói:
- Cô tặng em. Về trường mới, em cố gắng học tập nhé!
(Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)
g) Em tôi sụt sịt bảo:
- Thôi thì anh cứ chia ra vậy.
(Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)
h) Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi.
- Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về được về nhà cơ mà.
(Thanh Tịnh, Tôi đi học)
Trả lời:
a,
Tình thái từ nghi vấn "chứ": dùng để hỏi về 1 vấn đề cũng đã biết 1 phần nào đó rồi
b, Tình thái từ cảm thán "chứ" : nhấn mạnh hơn ề sự việc
c, Tình thái từ nghi vấn "ư" tỏ ý muốn hỏi lại lấy làm lạ
d, Tình thái từ nghi vấn "nhỉ" biểu hiện sự băn khoăn , chưa hiểu về 1 vấn đề
e, Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm "nhé": muốn lời nói của mình được chú ý, thể hiện sự quan tâm
g, Tình thái từ cảm thán "vậy": miễn cưỡng đồng ý
h, Tình thái từ "cơ mà": biểu thị thái độ động viên, an ủi một cách thân tình.
Câu 3: Đặt câu với các tình thái từ: mà, đấy, chứ lị, thôi, cơ, vậy
Trả lời:
- Mình đã cố gắng hết sức rồi mà
- Hôm nay chúng ta có bài kiểm tra Văn đấy
- Hôm này trời đẹp thế chứ lị
- Tôi chỉ muốn khỏe mạnh và có cuộc sống ổn định thôi
- Bạn phải cố gắng hơn mới thành công được cơ
- Chúng ta làm bài tập vậy
Câu 4: Đặt câu hỏi có dùng các tình thái từ nghi vấn phù hợp với những quan hệ xã hội sau đây.
- Học sinh với thầy cô giáo:
- Bạn nam với bạn nữ cùng lứa tuổi.
- Con với bố mẹ hoặc cô, dì, chú, bác.
Trả lời:
- Em có thể lên bảng làm bài tập này không ?
- Cậu có thể hướng dẫn tớ giải bài tập này được không ?
- Hôm nay mẹ đi làm có mệt không ạ ?
Câu 5. Một số tình thái từ trong tiếng địa phương.
Trả lời:
+ Ha ( như từ hả trong từ ngữ toàn dân): Chiếc váy này đẹp quá ha?
+ Nghen ( nhé): Em ở nhà một mình nghen.
+ Há ( nhỉ): Lạnh quá chú Năm há!
+ Mừ (mà): Má hứa với con rồi mừ!
+ Đa (nhỉ): Bữa nay coi bộ bà khó tính dữ đa.
+Hè ( nhé ) : Tụi mình đi chơi hè!
+Ri (vậy ) : Răng mà mặn quá ri