TIẾNG VIỆT 5 SOẠN BÀI TRẺ EM SÁNG TẠO TƯƠNG LAI
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Quan sát các bức tranh học sinh vẽ và những tấm ảnh chụp; nói điều em nghĩ về các bạn nhỏ (SGK/90)
M: Tranh các bạn nhỏ vẽ rất ấn tượng.
Gợi ý:
- Tranh các bạn vẽ thật dễ thương.
- Mỗi bức tranh đều có ý nghĩa cao đẹp.
- Các bạn nhỏ thật ngây thơ, hồn nhiên.
2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài thơ “Nếu trái đất thiếu trẻ con (trích)” (SGK/91)
5. Trao đổi, thực hiện các nhiệm vụ:
1) Trả lời câu hỏi:
a) Nhân vật “tôi” và nhân vật “Anh” trong bài thơ là ai?
b) Cảm giác thích thú của vị khách về phòng tranh được bộc lộ qua những chi tiết nào?
c) Tranh vẽ của các bạn nhỏ có gì ngộ nghĩnh?
2) Đánh dấu x vào ô trống thích hợp (SGK/93)
Gợi ý:
1)
a) Nhân vật “tôi” là tác giả (nhà thơ Đỗ Trung Lai) và nhân vật “Anh” là phi công vũ trụ Pô-pốp.
b) Cảm giác thích thú của vị khách về phòng tranh được bộc lộ qua những chi tiết:
- Lời mời nồng nhiệt, háo hức của vị khách: “Anh hãy nhìn xem!”
- Lời nói thế hiện thái độ ngạc nhiên, vui sướng: “Có ở đâu đầu tôi to được thế?; “ghê gớm” thật; đôi mắt chiếm nửa già khuôn mặt được các em tô một nửa số sao trời!”.
- Vẻ mặt rạng rỡ, sung sướng mỉm cười.
c) Tranh các bạn nhỏ vẽ đầu phi công vũ trụ Pô-pốp rất to, đôi mắt lớn chứa nhiều sao trời, ngựa xanh nằm trên cỏ, ngựa hồng phi trong lửa, cả thế giới quàng khăn quàng đỏ, các anh hùng là những đứa - trẻ - lớn - hơn.
2)
| Đúng | Sai |
a) Nét vẽ ngộ nghĩnh của các bạn nhỏ chứa đựng những điều sâu sắc: | x |
|
- Vẽ Pô-pốp đầu rất to, các bạn có ý nói đầu phải to Pô-pốp mới đội được chiếc mũ nặng của nhà du hành. |
| x |
- Vẽ đôi mắt to chứa nhiều sao trời, các bạn muốn nói mơ ước chinh phục các vì sao của Pô- pôp rất lớn.
| x |
|
- Vẽ cả thế giới quàng khăn quàng đỏ, các anh hùng chỉ là những đứa trẻ lớn hơn, các bạn thể hiện mong muốn người lớn cũng giống trẻ con, gần gũi và hiểu trẻ con, cùng vui chơi với trẻ con. | x |
|
b) Ba dòng thơ cuối muốn nói: Mọi hoạt động của người lớn có ý nghĩa là vì có trẻ em. | x |
|
c) Bài thơ ca ngợi trẻ em ngộ nghĩnh, sáng suốt, là tương lai của nhân loại. Có trẻ em, hoạt động của người lớn mới có ý nghĩa. | x |
|
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia theo một trong hai đề sau:
a) Kể một câu chuyện mà em biết về việc gia đình, nhà trường hoặc xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi.
b) Kể về việc em cùng các bạn trong lớp hoặc trong chi đội tham gia công tác xã hội.
Gợi ý:
Tham khảo Truyện đọc lớp 5.