HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

I- Nhận xét

Qua câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể, ta có thể nhận thấy:

a) Chuyện gồm có các nhân vật:

- Bà lão ăn xin.

- Hai mẹ con bà góa.

b) Chuyện gồm có một chuỗi các sự việc nối tiếp nhau:

- Trong lễ hội củng Phật xuất hiện một bà lão ăn xin nhưng không ai cho bà ăn.

- Bà gặp hai mẹ con bà góa và được hai mẹ con bà góa cưu mang: cho ăn và ngủ nhờ. 
- Đêm đến, bà lão hóa thành một con giao long lớn. 
- Sáng ra, bà lão báo tin cho hai mẹ con biết: vùng này sắp có lụt lớn và cho hai mẹ con bà góa một nắm tro và hai mảnh vỏ trấu rồi biến mất. 
- Lụt lớn xảy ra, hai mẹ con bà góa chèo thuyền cứu dân làng bị nạn.

- Vùng bị sụt lở biến thành một cái hồ, gọi là hồ Ba Bể. 

c) Ý nghĩa của câu chuyện: Chuyện Sự tích hồ Ba Bể nhằm ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái sẵn sàng giúp đỡ, cưu mang những người nghèo khó, hoạn nạn. Câu chuyện còn nhằm giải thích sự hình thành hồ Ba Bể. 
Từ nhận xét trên, em có thể kết luận: “Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật. Mỗi câu chuyện phải nói lên được một điều có ý nghĩa”. 
* Bài văn Hồ Ba Bể có phải là bài văn kể chuyện không? Vì sao? 
- Đọc kĩ bài văn Hồ Ba Bể, đối chiếu với kết luận trên và câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể, em có thể khẳng định: bài văn Hồ Ba Bể không phải là bài văn kể chuyện. Vì: 
+ Bài văn không có nhân vật. 
+ Bài văn không có chuỗi các sự việc có đầu có cuối mà chỉ có những yếu tố về vị trí, độ cao, chiều dài, đặc điểm địa hình khung cảnh hồ Ba Bể với những chi tiết hình ảnh gợi cảm xúc cho người đọc. Giống như một văn bản phục vụ cho khách du lịch tham quan thắng cảnh. 

Bài viết gợi ý: