BÀI LÀM
Hoa mai vàng là hoa Tết miền Nam. Điều đó chẳng có gì đáng nói, tôi đoán sẽ có nhiều bạn nghĩ thế. Nhưng tôi tin rất ít bạn tìm hiểu cặn kẽ nguồn gốc loài hoa tượng trưng cho mùa xuân ở nửa đất nước thân yêu này.
Ở nữa đất nước phía Nam Tổ quốc ta, mùa xuân đã đứng trước nhà, mùa xuân go cưa: “Mai vàng đem tiên tin xuân”. Mùa xuân ở nửa nước phía Nam thực chất là mùa khô, mùa không có những trận mưa lai rai kéo dài như ở Huế và Hà Nội. Mùa xuân ở phương Nam không có gió bấc, không có mưa phùn. Mùa xuân mang khí hậu của mùa hè, nói cho đúng hơn, khí hậu của những ngày đầu hè miền Bắc. Trời nắng, một cái nắng đáng yêu, nắng mà không nực. Các bạn nào yếu chịu rét và sợ những đợt gió mùa đông bắc tràn về kéo theo cái lạnh thì tha hồ thích. Và giữa những ngày Tết cổ truyền, ra đường vẫn cứ mặc áo cộc tay. Trong cảnh sắc thiên nhiên mang một nét riêng giữa những ngày Tết cổ truyền ấy, mai vàng là hiện thân của chúa Xuân. Và mai vàng khoe bộ áo ngày hội lộng lẫy ở hầu khắp các gia đình từ Quảng Trị trở vào cho đến tận mũi Cà Mau. Trước bàn thờ tổ tiên nghi ngút khói hương, một năm mới mở ra với nhiều hứa hẹn bằng những cánh thiệp màu vàng tươi trên những lọ độc bình màu sứ trắng, hoặc trên những chậu mại được trồng cả cây. Các chậu mai được lưu trồng từ nhiều năm chăm sóc và tỉa tót, cứ đến Tết lại mang vào nhà.
Khi mang gươm đi giữ gìn bờ cõi phương Nam, ông bà chúng ta - những người thuộc lớp đầu đã không chút nào quên nhớ cội nguồn. Ngày Tết hàng năm đến, những người Việt đi đầu ở miền đất mới còn hoang sơ dọc theo con sông Chín Rồng, vẫn giữ nguyên tục đẹp cội nguồn. Nhà nhà nhắc nhau bày bàn thờ gia tiên ở gian giữa, trang hoàng lên đó một cành hoa và cắm máy nén hương để tỏ lòng tưởng niệm tổ tiên ở châu thổ sông Hồng - con sống tượng trưng cho ngon nguồn mang dòng nước đỏ. Bàn thờ bày rồi nhưng tìm đâu ra những cành đào quen thuộc ở vùng đất mới vỡ hoang? Do thổ ngồi và do khí hậu nên phương Nam không có hoa đào phương Bắc. Những người thuộc lớp tiên phong đặt chân tới quê mới phương Nam đã phát hiện ra một loài hoa thay thế hoa đào. Loài hoa này mang màu sắc vàng tươi, vàng nghệ, một màu vàng rực rỡ nở khắp đó đây ở nửa nước phương Nam mỗi độ xuân về. Phát hiện ra loài hoa thuộc loại “dã sinh” trên đất mới, mọi người đang thiếu hoa đào trước bàn thờ Tổ tiên và trang điểm ba ngày Tết đã nhất trí với nhau chọn loài hoa này làm hoa Tết. Hoa đào đi liền với hoa mai đã đi vào tiềm thức của người Việt. Mọi người đã đặt cho hoa một cái tên đọc lên có thể liên tưởng đến hoa đào. Mai vàng từ đó thành tên.
Còn cây mai mà người Bắc quen gọi là cây mơ mọc từng thung dọc suối Yến chùa Hương. Hoa mai trắng một màu trắng tinh khiết nở vào giữa mùa mơ mà những loài hoa khác không dám nở vì trời đầy sương tuyết. Do đó, hoa mai trắng được người xưa mệnh danh là hoa “ngạo sương” tức hoa xem thường sương tuyết. Hoa mai, “hoa ngạo sương” là hình tượng của nhiều thi sĩ biểu hiện nhân cách của mình. Như trong bài thơ chữ Hán Đề Hoàng ngự sử mai huyết liên tức Đề hiện mai tuyết của quan ngự sử họ Hoàng, Nguyễn Trãi đã sảng khoái viết: “Yêu mai, yêu tuyết bởi vì đâu? Bởi tuyết trắng và mai thanh khiết” (Ải mai, ái tuyết ái duyên hà? Ai duyên tuyết bạch mai phương khiết) và Cao Bá Quát cũng đã phải thốt lên: “Một đời riêng cảm phục có hoa mai” (Nhật sinh để thủ bái mai hoa).
Cây mai hoa trắng, qua các nhà thực vật học tôi tìm hỏi tên khoa học Prunus armeniaca, thuộc họ thực vật hoa hồng (Rocacea). Còn cây mai vàng của phương Nam không cùng họ với cây mai trên. Cây “đổi tên” mai này thực chất là một loại cây thuộc họ sen vàng (Ochnacea). Chúng ta chỉ cần nhận dạng trên hai chiếc lá là rõ ngay. Lá mai đúng loài mai thì mép lá có răng cưa. Cây mai vàng miền Nam là mép nguyên không có răng cưa. Trước sự khác biệt trên, đứng về mặt khoa học, chúng ta không được phép lầm lẫn. Nhưng đứng về mặt tình cảm, các bạn chắc cũng đồng ý với tôi, chúng ta trân trọng thừa nhận cái tên mai vàng đọc lên nghe âm hưởng rất thơ này.
Mai vàng, hoa Tết miền Nam. Hoa của người xưa mang gươm đi gìn giữ bờ cõi phương Nam đã gởi vào đó cả tấm lòng - nói theo các nhà thơ - đã tự tình dân tộc...