TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1. Gương phẳng:

Quan sát

Hình ảnh quan sát được trong gương gọi là ảnh của vật tạo bởi gương phẳng. Gương phẳng tạo ra ảnh của vật trước gương

Vật nhẵn bóng, phẳng đều có thể là gương phẳng như tấm kim loại nhẵn, tấm gỗ phẳng, mặt nước phẳng,...

2. Định luật phản xạ ánh sáng.

Thí nghiệm:

Tia sáng tới gặp gương thì tia sáng bị hắt trở lại ⇒ Hiện tượng đó gọi là hiện tượng phản xa ánh sáng.

2.1. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng nào?

Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến (IN) tại điểm tới I.

2.2. Phương của tia phản xạ quan hệ thế nào với phương của tia tới.

Phương của tia phản xạ xác định bằng góc NIR = i’ gọi là góc phản xạ.

Phương của tia tới xác định bằng góc SIN = i gọi là góc tới.

Kết luận: Góc phản xạ luôn luôn bằng góc tới.

2.3. Định luật phản xạ ánh sáng.

Tia phản xạ năm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới.

Góc phản xạ luôn luôn bằng góc tới.

2.4. Biểu diễn gương phẳng và các tia sáng trên hình vẽ

3. Ứng dụng

  • Gương phẳng là loại gương được ứng dụng rộng rãi nhất.
  • Gương phẳng được dùng để làm gương soi, gương trang trí, gương chiếu hậu. Gương phẳng được làm một bộ phận trong kính nha khoa, kính hiển vi, kính thiên văn, ống nhóm

Trong phản xạ gương, hướng của tia phản xạ xác định từ góc của tia tới hợp với tia pháp tuyến, tia vuông góc với mặt phẳng tại điểm tia tới chạm vào mặt phẳng. Các tia tới, tia phản xạ và tia pháp tuyến nằm trong cùng một mặt phẳng, và góc giữa tia tới và tia pháp tuyến bằng góc giữa tia phản xạ và tia pháp tuyến. Đây chính là định luật phản xạ.

 

BÀI TẬP

Bài 1: Khi gương đặt tại A, Góc giữa tia tới và gương bằng bao nhiêu độ để tia phản xạ đi thẳng đứng vào giếng?

 

Hướng dẫn giải:

Cách vẽ:

1. Vẽ đường phân giác IN của góc SIR. Đây chính là pháp tuyến của gương.

2. Vẽ mặt gương vuông góc với IN.

Theo đề bài: Góc SIR = 900

⇒ Góc i = góc i’ = 450

⇒ Góc a giữa tia tới và gương là 450

Bài 2: Chọn một phát biểu đúng về mối liên hệ giữa tia tới và tia phản xạ

A. Khi tia tới có góc tới i = 0 thì tia phản xạ có phương trùng với tia tới

B. Khi tia tới có góc tới i = 450 thì tia phản xạ có phương vuông góc với tia tới.

C. Khi tia tới có góc tới i = 900 thì tia phản xạ gần như thẳng hàng với tia tới.

D. Tất cả đều đúng

Hướng dẫn giải: Chọn đáp án D.

Qua bài giảng Định luật phản xạ ánh sáng này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:

Nhận biết xác được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, Pháp tuyến đối với sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng.

Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng. Nêu được ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng.

Trắc nghiệm

Câu 1: Nội dung nào sau đây không thuộc về Định luật phản xạ ánh sáng:

A. Góc phản xạ bằng góc tới.

B. Tia phản xạ nằm trong gương phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới.

C. Phương của tia tới xác định bằng góc SIN = i gọi là góc tới.

D. Góc phản xạ nhỏ hơn góc tới

Câu 2: Chiếu một tia tới lên một gương phẳng với góc tới i = 300. Trong các câu sau đây thì câu nào sai?

A. Góc phản xạ i’ = 300

B. i + i’ = 300

C. i’ + b = 900

D. a = b = 600

Câu 3: Khi gương đặt tại A, góc giữa tia tới và gương bằng bao nhiêu độ để tia phản xạ đi thẳng đứng vào giếng?

A. 600

B. 300

C. 450

D. 650

Câu 4: Chọn góc đo thích hợp để điền vào chỗ trống:

Khi tia tới có góc tới ............... thì tia phản xạ gần như thẳng hàng với tia tới.

A. 600

B. 900

C. 300

D. 450

Câu 5: Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 40°. Góc tới có giá trị nào sau đây?

A. 200

B. 800

C. 400

D. 600

Câu 6: Chiếu một tia sáng vuông góc với mặt một gương phẳng. Góc phản xạ r có giá trị nào sau đây?

A. 900

B. 450

C. 1800

D. 00

Câu 7: Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng, tia phản xạ thu được nằm trong mặt phẳng nào?

A. Mặt gương

B. Mặt phẳng tạo bởi tia tới và mặt gương

C. Mặt phảng vuông góc với tia tới

D. Mặt phẳng tạo bởi tia tới và pháp tuyến với gương ở điểm tới.

Câu 8: Vận tốc ánh sáng khi truyền trong không khí có giá trị bằng 300 000 000 m/s. khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất khoảng 150 000 000 km. Thời gian ánh sáng truyền từ Mặt Trời đến Trái Đất là:

A. 5 s

B. 50 s

C. 500 s

D. 5000 s

BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

C1)  Em hãy chỉ ra một số vật có bề mặt phẳng, nhẵn bóng có thể dùng để soi ảnh của mình như một gương phẳng.

Hướng dẫn: Ví dụ: Mặt nước yên tĩnh, bản kim loại nhẵn bóng v.v

C2) Cho tia tới SI đi là là trên mặt tờ giấy. Mặt phẳng tờ giấy chứa tia SI và pháp tuyến (đường thẳng vuông góc với mặt gương) IN của mặt gương tại I. Hãy quan sát và cho biết tia phản xạ IR nằm trong mặt phẳng nào?

Hướng dẫn giải

Tia phản xạ IR nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến IN của mặt gương tại điểm tới I.

Kết luận: Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới SI và đường pháp tuyến IN của mặt gương tại điểm tới I

C3) Hãy vẽ tia phản xạ IR.

 

Dùng thước đo để đo góc SIN=i

Từ đó vẽ tia IR khác phía với tia tới SI sao cho góc NIR = i ′ = i

→ IR là tia phản xạ phải vẽ.

 

C4) Trên hình 4.4 vẽ một tia tới SI chiếu lên một gương phẳng M.

a) Vẽ tia phản xạ.

b) Giữ nguyên tia tới SI, muốn thu được một tia phản xạ có hướng thẳng đứng từ dưới lên trên thì phải đặt gương như thế nào? Vẽ hình?

 

Hướng dẫn giải:

a. Vẽ tia phản xạ.

b. Giữ nguyên tia SI  muốn có tia IP có hướng từ dưới lên trên thì phải đặt như hình vẽ G1

 

Bài viết gợi ý: