Tổng hợp những kết bài hay về các tác phẩm lớp 12 ( phần 1 )

Mục Lục

  • 1 1, Vợ nhặt
  • 2 2, Vợ chồng A Phủ
  • 3 3, Rừng xà nu
  • 4 4, Những đứa con trong gia đình
  • 5 5, Đất nước
  • 6 6, Sóng
  • 7 7, Tây Tiến
  • 8 8, Việt Bắc
  • 9 9, Ai đã đặt tên cho dòng sông
  • 10 10, Người lái đò sông Đà
  • 11 11, Lorca
  • 12 12, Chiếc thuyền ngoài xa
  • 13 13, Hồn Trương Ba, da hàng thịt
  • 14 14, Tuyên ngôn Độc lập
  • 1, Vợ nhặt

    Trên phông nền u ám của nạn đói, của cái chết, tiếng quạ kêu thê thiết với mùi đống dâm khét lẹt, Kim Lân vẫn pha vào đó một chút màu sắc ấm áp của hạnh phúc lứa đôi, lóe lên hy vọng về một ngày mai tươi sáng, về sự thay đổi vận hội. Thông qua tình huống dở khóc dở cười vô cùng trớ trêu đó, Tác giả ngầm khẳng định một chân lý mà Nguyễn Khải đã thể hiện trong “Mùa Lạc”: “Sự sống nảy sinh từ trong lòng cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong gian khổ hy sinh. Ở đời này không có con đường cùng mà đây chỉ là những ranh giới. Điều cốt yếu là con người phải chuẩn bị cho mình một sức mạnh để có thể vượt qua những ranh giới ấy.”

    2, Vợ chồng A Phủ

    “Văn học là cuộc đời…Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi di tới của văn học”, mỗi người nghệ sĩ lớn đều ý thức được mối quan hệ chặt chẽ giữa văn học và đời sống. Đời sống là nguồn đè tài không bao giờ vơi cạn cho những sáng tác đầy nảy nở, bước đi trên từng nẻo đường là một giọt chắt chiu tư tưởng được hình thành. Qua tác phẩm “Vợ chồng A Phủ, ta thấy không chỉ cáo lũ quan lại phong kiến bị lên án tố cáo, Tô Hoài còn phát hiện, ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất và khát vọng tự do hạnh phúc, cùng sức sống mãnh liệt trong tâm hồn nguời lao động. Đó chính là chủ nghĩa nhan đạo Cách mạng, gắn tình thương với đấu tranh, gắn niềm tin vào tương lai đầy triển vọng của con người. Đó chính là sự diễn tả hợp lí những nghịch cảnh, những diễn biến phức tạp trong tâm hồn Mị, giúp nhà văn phần nào đạt đến cái gọi là “phép biện chứng tâm hồn”. Cùng với cốt truyện sáng tạo, tình huống truyện độc đáo hấp dẫn, nghệ thuật kể chuyện giản dị, “Vợ chồng A Phủ” vẫn giữ nguyên vẹn sức hấp dẫn của mình qua hàng thập kỉ.

    3, Rừng xà nu

    “Tôi yêu say mê cây xà nu. Ấy là một cây hùng vĩ và cao thượng, man dại và trong sạc. Mỗi cây cao vút, vạm vỡ ứ nhựa. Tán lá vừa thanh vừa rắn rỏi, mênh mông, tưởng như đã sống ngàn đời, còn sống đến ngàn đời sau.” Trong dụng ý miêu tả của mình, Nguyễn Trung Thành dã lựa chọn những cánh rừng xà nu cạnh con nước lớn và chạy bát
    ngát đến tận chân trời làm phông nên cho tác phẩm. Để từ đó xuất hiện những người anh hùng và những hành động anh hùng của người Tây Nguyên. Những hành động kiên cường anh dũng của họ mãi được lịch sử ghi nhận và cuộc đời, hành động của họ mãi mĩa trở thành trang sử thi bất hủ của dân tộc. Và trong những đêm huyền thoại với ngọn lửa bùng bùng soi rõ, những khan dử thi anh hùng mãi được hát lên, được ghi nhớ và được kể lại cho muôn đời sau. Và đâu đó, âm vọng trong núi, trong nước, trong cánh rừng và trong tâm trí người Xô Man vẫn còn câu nói trầm trầm đầy uy lực của cụ Mết: “Nhớ lấy, ghi nhớ,… Chúng nó cầm súng, mình phải cầm mác”.

    4, Những đứa con trong gia đình

    Những năm tháng trôi đi và lịch sử không ngừng biến động nhưng “Những đứa con trong gia đình” mãi là bông hoa không tuổi tựa mùa xuân không ngày tháng đã ghi lại quá khứ hào hùng, sôi động của đất nước mình một thuở. Vẻ đẹp con người Việt Nam đã làm nên cái hồn của cả dân tộc và góp phần làm cho tác phẩm còn sống mãi với thời gian. Văn học thời kì chống Mĩ cứu nước đã bắt được nhịp sống của dân tộc, đã ngợi ca sức sống và vẻ đẹp của con người Việt Nam. Giờ lật lại, chúng ta không khỏi tự hào, xúc động về những năm tháng đất nước nước mình đã đi qua, về vẻ đẹp muôn đời của người con đất Việt. Và ta mãi cất lên những bài ca không quên – bài ca viết về quê hương, viết về con người bởi tự hào biết mấy hai tiếng :Việt Nam.

    5, Đất nước

    Đề tài về đất nước luôn luôn là một cảm hứng cho mọi nền văn học nhất là nền văn học của một dân tộc mà tình yêu nước luôn luôn bị đem ra thử thách. Thành công về đề tài này đã nhiều nhưng “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm vẫn có một tiếng nói riêng, một sự khám phá riêng với một phong cách riêng. , góp vào vườn thơ về đất nước hai bông hoa đẹp nhất tỏa hương thơm đến muôn đời, muôn thế hệ.

    6, Sóng

    Xuân Quỳnh viết bài thơ này vào những năm 1967, khi cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam ở vào giai đoạn ác liệt, khi thanh niên trai gái ào ào ra trận “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, khi sân ga, bến nước, gốc đa, sân trường diễn ra những cuộc chia ly màu đỏ. Cho nên có đặt bài thơ vào trong hoàn cảnh ấy ta mới càng thấy rõ nỗi
    khát khao của người con gái trong tình yêu

    “Khi ta còn trẻ, thơ là người mẹ
    Ta lớn lên rồi, thơ là người bạn, người yêu
    Chăm sóc tuổi già, thơ là con gái
    Lúc chết đi rồi, kỉ niệm hóa lưu thơ”

    Đọc xong bài thơ “Sóng” ta càng ngưỡng mộ hơn những con người phụ nữ Việt Nam, những con người luôn thuỷ chung, luôn sống hết mình vì một tình yêu. Xuân Quỳnh xứng đáng là một nhà thơ nữ của tình yêu lứa đôi, bà đã làm phong phú hơn cho nền thơ nước nhà.

    7, Tây Tiến

    Đọc Tây tiến, cái ta cảm nhận được không chỉ là vỏe đẹp hào hùng, hòa hoa, sự hy sinh bi tráng của người lính Tây Tiến mà vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng của thiên nhiên miền Tây. Tất cả hiện lên thật rõ nét trong nỗi nhớ của nhân vật trữ tình, nỗi nhớ thương chưa khi nào nguôi dứt. Có thể nói, với Tây Tiến, Quang Dũng đã xây dựng thành công bức tượng đài bất hủ về người lính trong kháng chiến chống Pháp. Khói lửa chiến tranh đã qua đi, lịch sử dân tộc cũng đã bước sang trang mới, nhiều người thuộc đoàn quân Tây Tiến năm xưa giờ đây đã rở thành thiên cổ, trông đó có cả nhà thơ Quang Dũng hào hoa…
    Đúng như những vần thơ Gian Nam từng viết:
    “Tây Tiên biên cương mờ khói lửa
    Quân đi lớp lớp động cây rừng
    Và bài thơ ấy, con người áy
    Vẫn sống muôn đời với núi sông.”

    8, Việt Bắc

    Giọng thơ lục bát nhẹ nhàng mà sâu lắng kết hợp với kết cấu xưng hô “ta – mình”, bài thơ ôm chứa niềm lạc quan, vui sống và tin tưởng vào cuộc sống con người Việt bắc. Nó mang âm điệu trữ tình, thể hiện tình yêu thiên nhiên, con người tha thiết và tấm lòng yêunước thiết tha của Tố Hữu. Cuối bài thơ vang lên tiếng hát ngọt ngào khơi gợi bao kỉ niệm. Ki niệm ấy theo mãi dấu chân người đi và quấn quýt bên lòng kẻ ở lại…. Lời thơ giản dị mà trong sáng thể hiện niềm rung động thật sự trước vẻ đẹp của núi rừng và con người Việt Bắc. Nỗi nhớ trong thơ của Tố Hữu đã đi vào tâm hồn người đọc, như khúc dân ca ngọt ngào đê lại trong lòng ta những tình cảm sâu lắng, dịu dàng, như nhà thơ Chế Lan Viên đã từng viết:

    “Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
    Khi ta đi đất đã hòa tâm hồn!”

    9, Ai đã đặt tên cho dòng sông

    Có thể nói “Ai đã đặt tên cho dòng sông” đã mang đến những phát hiện mới lạ và độc đáo của sông Hương cho độc giả cả nước. Nó là một dòng sông hung tợn, man dại ở khúc thượng nguồn rồi trở nên mê đắm, thủy chung khi gặp được người tình trong mộng của mình là Huế. Sông Hương không vô tri vô giác mà nó có cảm xúc và có tình yêu. Tác phẩm đã thể hiện được tình yêu quê hương xứ sở nồng nàn của Hoàng Phủ Ngọc Tường, một kí giả nặng lòng với Huế:

    “Dòng sông ai đã đã đặt tên
    Để người đi nhớ Huê không quên
    Xa con sông mang bao nỗi nhớ
    Người ở lại tháng năm đợi chờ.”

    10, Người lái đò sông Đà


    Viết về người lái đò sông Đà, viết về một vùng quê hương Tổ quốc, Nguyễn Tuân đã thể hiện nguồn xúc cảm yêu thương tha thiết đối với người lao động và thiên nhiên đất nước. Sông Đà càng đẹp, càng sinh động, ông lái càng anh dũng, ngoan cường trong công việc ta càng thấy được tấm lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn – Người lao động trong tác phẩm Nguyễn Tuân thật bình dị từ công việc đến hình dáng, cách ăn nói. Nhưng ông lại là người anh hùng trước mắt Nguyễn Tuân. Nhà văn đã phát hiện ra trong con người bình dị ấy chất nghệ sĩ tài hoa, dám đương đầu với sóng to gió lớn để chèo chống con thuyền qua sông. Ông lái hiện lên trong tác phẩm là người lao động hăng hái, quên mình vì công việc. Cuộc sống quanh ta vốn dĩ rất tầm thường, cũ kĩ. Ngày lại qua ngày, mây
    vẫn bay và gió vẫn thổi…nhưng chính nhà văn là người mang lại cho ta một thế giới mới, tinh khôi, kì diệu. Nguyễn Tuân cũng là một nhà văn, một người góp phần sáng tạo lại thế giới. Văn chương của Nguyễn Tuân đã mang đến cho chúng ta một chân trời huyền bí riêng biệt, hấp dẫn và độc đáo. Đó là chân trời của cái đẹp, của sự tài hoa và uyên bác…

    11, Lorca

    Để lòng mình ngân theo chuỗi âm thanh ấy, ta hiểu rằng trong cuộc tương tranh không ngừng và hết sức thú vị giữa những cách diễn tả đặc hữu của văn học và cách diễn tả mang tính chất ám gợi huyền hồ của âm nhạc, cuối cùng, ở bài thơ của Thanh Thảo, cách diễn tả của âm nhạc đã chiếm ưu thế. Điều này hiển nhiên là một sự lựa chọn có ý thức. Để nói về nỗi cô đơn, cái chết, sự lặng yên, “lời” vẫn thường gây vướng víu, gây nhiễu. Chỉ có nhạc với khả năng thoát khỏi dấu ấn vật chất của sự vật khi phản ánh nó, trong trường hợp này, là phương tiện thích hợp. Tất nhiên, Thanh Thảo không phải đang làm nhạc mà là làm thơ. Nói nhạc ở đây không có gì khác là nói tới cách thơ vận dụng phương thức của nhạc – cái phương thức ám thị, khước từ mô tả trực quan – để thấu nhập bề sâu, “bề xa” của sự vật. Từ lâu, các nhà thơ tượng trưng chủ nghĩa đã hướng tới điều này. Dù không nhất thiết phải quy ” Đàn ghita của Lor-ca” vào loại hình thơ nào, ta vẫn thấy nó đậm nét tượng trưng. Chẳng có gì lạ khi với bài thơ này, Thanh Thảo muốn thể hiện mối đồng cảm sâu sắc đối với Lorca – cây đàn thơ lạ lùng trong nền thi ca nhân loại
    ở nửa đầu thế kỉ XX đầy bi kịch.

    12, Chiếc thuyền ngoài xa

    Có thể thấy cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm Nguyễn Minh Châu trước năm 1975 là cảm hứng anh hùng cách mạng, còn sau năm 1975 là cảm hứng về nhân cách con người, là hành trình “khám phá con người bên trong con người” (Bakhtin). Theo mạch cảm hứng ấy, năm 1982 Nguyễn Minh Châu viết truyện ngắn Bức tranh; trong ý nghĩ tự phán xét, nhân vật hoạ sĩ đã vẽ một bức chân dung tự hoạ nhằm thể hiện “khuôn mặt bên trong của chính mình”. Đáng lưu ý là, nếu trong truyện Bức tranh, Nguyễn Minh Châu hướng cái nhìn nghệ thuật vào thế giới nội tâm thì trong truyện Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn nMinh Châu lại hướng cái nhìn nghệ thuật ra thế giới bên ngoài, ra cuộc sống đời thường. Nếu truyện Bức tranh là sự tự nhận thức, tự phê phán của con người dưới ánh sáng của
    lương tâm, đạo đức, thì truyện Chiếc thuyền ngoài xa là sự nhận thức và phê phán cái xấu, cái ác trong cuộc sống thường ngày. Cả hai tác phẩm đều được viết dưới sự chỉ đạo của quan điểm nghệ thuật: chỉ ra mặt xấu, mặt tối để góp phần hoàn thiện nhân cách con người, làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Đặc biệt, truyện Chiếc thuyền ngoài xa mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thực sự sau vẻ ngoài đẹp đẽ của hiện tượng, thật đúng như Nguyễn Minh Châu từng khẳng định: “Nhà văn không có quyền nhìn sự vật một cách đơn giản, và nhà văn cần phấn đấu để đào xới bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử”.

    13, Hồn Trương Ba, da hàng thịt

    Nhiều thập kỉ trôi qua, bạn đọc ngày nay được sống trong sự đổi mới toàn diện, trong khí thế vươn lên của đất nước và dân tộc, sẽ còn tìm thấy nhiều tầng ý nghĩa thú vị hàm ẩn trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt. Thông qua hình tượng hồn Trương Ba, Lưu Quang Vũ đã đặt ra những vấn đề tư tưởng thấm đẫm chất nhân văn, không chỉ có ý nghĩa nhất thời mà có ý nghĩa muôn đời đối với tất cả mọi người.

    14, Tuyên ngôn Độc lập

    Lời văn không khô khan mà trũ tình đanh thép. Mỗi từ mỗi câu đều chứa đựng trong đó sức nặng tinh thần của cả một dân tộc anh hùng quyết hi sinh để giữ độc lập tự do. Cụm từ độc lập tự do được lặp đi lặp lại ba lần như khắc sâu vào muôn triệu người Việt Nam, như tiếng kèn xung trận vang lên mạnh mẽ hào hùng. Lời tuyên bố mở nước cũng là lời thề sắt đá vừa thiêng liêng vừa khích lệ nhân dân ta vừa là lời cảnh báo đối với kẻ thù. Tác phẩm kết thúc những cũng là mở đầu cho một thời kì đấu tranh giữ vững chủ quyền độc lập tự do của dân tộc.

    Nguồn tài liệu :Fanpage : lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi đại học 11,12

    Bài viết gợi ý: