PHÂN TÍCH ĐỀ
1. Kiểu bài: Chứng minh
2. Nội dung: Sức mạnh đòng  tiền trong xã hội Truyện Kiều.
3. Tư liệu: Truyện Kiều
DÀN BÀI
1. Mở bài
Gới thiệu  “Truyện Kiều” để dẫn tới hai câu thơ và nêu hướng giải quyết vấn đề: Truyện Kiều của Nguyễn Du gần hai trăm năm qua luôn luôn là tác phẩm có sức lôi cuốn người đọc. Thúy Kiều – nhân vật chính trong tác phẩm này – là một con người tài sắc tuyệt vời đã bị đày đọa trong chốn thanh lâu trở thành một món hàng cho bọn buôn người vùi dập kiếm lời. Vì sao như thế? Một trong những nguyên nhân cốt lõi dẫn đến bi kịch ấy chính là do đồng tiền.
Vì vậy, trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã viết:
Trong tay đã sẵn đồng tiền
Dầu lòng đổi trắng thay đen khó gì
- Nêu hướng giải quyết vấn đề và chuyển mạch.
2. Thân bài
a. Giải thích ý nghĩa hai câu thơ:
Đồng tiền là tiền bạc nói chung.
Trắng và đen: Hai màu tương phản nhau chỉ phải và trái.
Hai câu thơnày phản ánh một sự thật trong xã hội thời Kiều: Đồng tiền có sức mạnh to lớn có thể làm đảo ngược được công lí: phải thành trái, trái thành phải.
b. Chứng minh bằng các dẫn chứng lấy từ “Truyện Kiều”
- Chính đồng tiền đã khiến bọn sai nha lộng hành đánh đập cha và em Thúy Kiều, phá nát cuộc sống yên lành của gia đình nàng.
Một ngày lạ thói sai nha
Làm cho khốc hại, chẳng qua vì tiền.
- Cũng chính đông tiền đã đẩy Kiều vào con đường bất hạnh, con người tài sắc tuyệt vời phải trở thành một món hàng không hơn không kém mặc cho thiên hạ bán mua.
- Muốn chuộc tội cha và em thì phải có tiền:
Tính bài lót đó luồn đây
Có ba trăm lạng việc này mới xuôi.
- Để đạt được mục đích này, chỉ có cách duy nhất là con người tài hoa lương thiện phải biến thành món hàng giữa chợ mặc tình kẻ bán người mua vùi dập:
Mối rằng: “Đáng giá nghìn vàng
Dớp nhà nhờ lượng người thương dám nài”
Cò kè bớt một thêm hai
Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm.
Đủ thấy sức mạnh của đồng tiền đúng là vô cùng to lớn thừa sức “đổi trắng thay đen” cả cuộc đời Kiều. Từ giây phút này, cô gái có nhan sắc, có tài năng và có nhân cách đã bị đẩy vào con đường bất hạnh dập dồn sóng gió khổ đau.
- Chính đồng tiền cũng đã giày xéo tan nát cả những tình cảm thiêng liêng cao đẹp nhất của con người:
* Mối tình đầu tươi đẹp giữa đôi trai tài gái sắc phải tan vỡ:
- Để cho để thiếp bán mình chuộc cha.
- Trăm nghìn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi
* Con người sở khanh cũng vì tiền mà để cáng tráo trở:
Có ba mười lạng trao tay
Không dưng chi có chuyện này trò kia!
- Đông tiền cũng đã biến Kiều từ một cô gái thanh lâu nhơ nhuốc trở nên “hoàn lương” trong khoảnh khắc:
Rõ ràng của dẫn tay trao
Hoàn lương một thiếp thân vào cửa công.
- Hồ Tôn Hiến, quan tổng đốc trọng thần cũng hiểu rõ sức mạnh cảu đồng tiền nên đã dùng cách định bắt Kiều để thắng được Tứ Hải, bậc anh hùng “Dọc ngang nào biết trên đâu có ai”.
Lại nghiêng một lễ với nàng
Hai tên thể nữ ngọc vàng nghìn cân.
3. Kết bài
Trong xã hội phong hiến suy tàn, mọt ruỗng nói chung và trong xã hội Truyện Kiều nói riêng, đồng tiền có sức mạnh vạn năng: “Tiền lưng đã có việc gì chẳng xong”.
Ai cũng thừa nhận đồng tiền là một chủ đề xuyên suốt tác phẩm bất hủ này.
Truyện Kiều là một tiếng nói phản kháng có giá trị tố cáo sâu sắc đối với hiện thực xã hội phong kiến thế kỉ XIX.
Ngày naym ít nhiều sức mạnh của đồng tiền vẫn còn tàn dư rơi rớt trong các tệ nạn hối lộ, tham nhũng mà xã hội đang tích cực bài trừ. Chúng ta phải có trách nhiệm tích cực vào công cuộc bài trừ ấy.

Bài viết gợi ý: