GỢI Ý NHỮNG NÉT CHÍNH

Cách thu xếp việc nhà của bà Hiền có thể nhận qua mấy việc chính:

- Việc hôn nhân: Là phụ nữ có nhan sắc, yêu văn chương, thời con gái giao dụ với nhiều văn nhân nghệ sĩ nhưng không chạy theo những tình cảm lãng mạn viễn vông, cô Hiền “chọn bạn trăm năm là một ông giáo cấp tiểu học hiền lành, chăm chỉ, khiến cả Hà Nội phải kinh ngạc”. Người ta kinh ngạc vì nghĩ thói thường, còn cô Hiền lại vượt qua thói thường ấy. Cô không tham danh lợi, sự tính toán, chọn lựa của cô cho thấy cô có thái độ nghiêm túc với hôn nhân, đặt trách nhiệm “làm vợ”, “làm mẹ” lên trên mọi thú vui khác. Ông giáo tiểu học (mẫu người mô phạm, khiêm nhường) hiền lành, chăm chỉ là người thích hợp với quan niệm của cô về tổ ấm gia đình.

- Việc sinh con: ở cái thời người Việt Nam thích đẻ nhiều con (tục ngữ “Một con một của ai từ”) thì quyết định của cô Hiền chấm dứt sinh đẻ vào năm bốn mươi tuổi cũng là một quyết định khác người. Bà không tin “Trời sinh voi trời sinh cỏ” mà bà tin con cái phải được nuôi dạy chu đáo để chúng “có thể sống tự lập”. Như vậy, trách nhiệm làm cha làm mẹ không phải chỉ ở việc sinh con mà quan trọng hơn là cho con một nhân cách, chuẩn bị cho con một tương lai không bị lệ thuộc. Tình yêu con của bà Hiền là tình yêu sáng suốt ca người mẹ giàu tự trọng, biết “nhìn xa trông rộng”.

Việc quản lí gia đình: bà Hiền luôn là người chủ động, tự tin vì bà hiểu rõ vai trò quan trọng của người vợ, người mẹ. Khi phê bình thói “bắt nạt vquá đáng ca người cháu, bà bảo: “Người đàn bà không là nội tướng thì cái gia đình ấy cũng chả ra sao”. Quan niệm về “bình đẳng nam nữ” của bà xuất phát từ thiên chức của phụ nữ – đấy là một chân lí tự nhiên, giản dị.

- Việc dạy con: bà Hiền dạy con khi chúng còn nhỏ và dạy từ những cái nhỏ nhất. Bà không coi chuyện ngồi ăn, chuyện cầm bát, cầm đũa, múc canh, v... chỉ là chuyện sinh hoạt vặt vãnh và coi đây là văn hóa sống, văn hóa người, hơn thế, đấy là văn hóa của người Hà Nội: “Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải có chuẩn, không được sống tùy tiện, buông tuồng”. Cái “chuẩn” trong suy nghĩ của bà là “lòng tự trọng”. Lòng tự trọng không cho phép con người sống hèn nhát, ích kỉ. Bà bằng lòng cho Dũng đi chiến đấu vì “không muốn sống bám vào sự hi sinh của bạn bè”. Bà cũng lại chấp nhận khi em Dũng muốn tiếp bước anh: “. bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết chết nó”. Con người đánh mất lòng tự trọng thì chỉ còn cái chết trong tâm hồn. Có lòng tự trọng sẽ có lòng yêu nước, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng. Có thể nói, với những người như bà Hiền, lòng yêu nước cũng là một nhu cầu tự nhiên, xa lạ với những gì ồn ào, giả tạo.

Bài viết gợi ý: