I- KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

Ở bài này, có 2 nội dung các em cần nắm vững :

- Hiểu được thế nào là từ ngữ địa phương, thế nào là biệt ngữ xã hội.

- Biết sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, không lạm dụng hai loại từ ngữ này.

1. Thế nào là từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ?

a) Từ ngữ địa phương là từ ngữ chủ yếu được lưu hành, sử dụng trong phạm vi hẹp, gắn với một hoặc một số địa phương nào đó. Ví dụ:

Từ ngữ địa phương

Từ ngữ toàn dân (tương ứng) – biu điện, lựu đạn (Bắc Bộ)

– bưu điện, lựu đạn , dui de (Nam Bộ)

- về, vui vẻ – mn, trốc (Nghệ Tĩnh)

- làm, đầu - mè, thơm, heo, tô, cây viết, ghe, mắc cỡ

- vừng, dứa, lợn, bát to, cây bút, (Nam Bộ)

thuyền, xấu hổ - mô, tế, rứa, nác, tru (Thanh - Nghệ Tĩnh) – đâu, kia, thế, nước, trâu

b) Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ chỉ được sử dụng trong một tng lớp xã hội nhất định (Tầng lớp xã hội có thể là vua quan trong triều đình phong kiến ; tầng lớp thượng lưu, trung lưu trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám ; những người buôn bán, lái xe, quân đội, học sinh sinh viên, những người chơi thể thao, những người cùng theo một tôn giáo, làm cùng một nghề,...).

Một số ví dụ về biệt ngữ xã hội :

– Biệt ngữ của vua quan trong triều đình phong kiến : trẫm, khanh, long thể, mặt rồng, ngự giá, ngự bút, long bào,...

- Biệt ngữ của những người theo đạo Thiên Chúa : mình thành, nữ tu, ông quản, cứu rỗi, lòng lành, ơn ích,...

– Biệt ngữ của học sinh, sinh viên : gậy, ngỗng, trúng tủ, trượt vchuối,...

– Biệt ngữ của những người buôn bán, “phe phẩy” (thời bao cấp): bắt môi, dính, phảy, luộc, búa, nặng doa, ế vở, guồng, nhẩu, dầm, sôi me,...

- Biệt ngữ của bọn lưu manh, trộm cắp ở thành phố (thời bao cấp): chọi, choai, xe lô, bổ, dạt vòm, đột vòm, rng, táp lô, bè, đoa,...

2. Việc sử dụng từ địa phương, biệt ngữ xã hội

- Từ địa phương và biệt ngữ xã hội cần được sử dụng phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp. Cụ thể, hai loại từ này chỉ nên dùng trong khẩu ngữ sinh hoạt, khi đối tượng giao tiếp là người ở cùng địa phương với mình, cùng thuộc tầng lớp xã hội như mình, cùng làm một nghề nghiệp, cùng hoạt động trong một lĩnh vực như mình. Nếu không chú ý điều này thì việc dùng từ địa phương biệt ngữ xã hội trở nên không phù hợp, ảnh hưởng xấu tới kết quả giao tiếp.

- Mặc dù vy, ở một chừng mực nào đó, ta vẫn chấp nhận việc sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội trong một số tác phẩm văn học. Các từ địa phương và biệt ngữ xã hội này có tác dụng tạo màu sắc địa phương cho con người, cảnh vật được nói tới trong tác phẩm, hoặc khắc hoạ được tính cách của các nhân vật trong tác phẩm. Dưới đây là một ví dụ về việc dùng từ địa phương trong thơ :

Gan chi gan rứa, mẹ nờ ? Mẹ rằng : cứu nước, mình chờ chi ai ?

[...] Tàu bay hắn bắn sớm trưa. Thì tui cứ việc nắng mưa đưa đò...

(Tố Hữu, Mẹ Suốt)

II – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Dựa vào mẫu trong SGK, em tìm thêm một số từ ngữ địa phương mà em biết (ghi cả từ ngữ toàn dân tương ứng). Ví dụ:

Từ ngữ địa phương

Từ ngữ toàn dân (tương ứng)

- khau (Hải Dương) - đài (Vĩnh Phúc) - Cẩn thận nghen ! (Nam Bộ) - Con mắc học bài chớ bộ. (Nam Bộ)

- gầu (tát nước) - gầu (múc nước)

- Cẩn thận nhé !

- Con bận học bài đấy chứ.

2. Dựa vào các ví dụ về biệt ngữ xã hội nêu trong mục I (Kiến thức cơ bản cần nắm vững) ở trên, em tìm thêm một số từ ngữ khác và giải thích nghĩa của các từ ngữ ấy. Ví dụ (bổ sung) về các biệt ngữ của học sinh, sinh viên :

quay (quay cóp) : sử dụng tài liệu trong phòng thi (tài liệu không được phép mang vào phòng thi).

phao : tài liệu mang vào phòng thi. ruột gà : tài liệu thu nhỏ thành các dải băng (như ruột gà). đứt : thi trượt ; vi tính : tinh tướng, ra vẻ ta đây ; tinh vi : ra vẻ ta đây. ếch : ngờ nghệch ; xế : xe ; khoai : khó ; bèo : rẻ, rẻ mạt.

3. Muốn biết trường hợp nào nên dùng từ ngữ địa phương, trường hợp nào không nên dùng, em đọc kĩ từng tình huống giao tiếp được nêu trong SGK.

Gợi ý:

a) Mình và người nói chuyện với mình là người cùng đa phương, đều đã biết và từng sử dụng các từ ngữ địa phương. Bên cạnh đó, việc hai người dùng từ ngữ của quê nhà sẽ tạo được sự thân mật, gần gũi, thông cảm đi với nhau.

Như vậy, có sử dụng được từ ngữ địa phương khi trò chuyện hay không ?

b) Ngược lại với trường hợp (a) ; đối tượng giao tiếp là người ở địa phương khác, thì có nên dùng từ ngữ địa phương mình hay không ?

c) Trong nhà trường, cả giáo viên và học sinh đều phải sử dụng tiếng Việt văn hoá, tức là sử dụng từ ngữ toàn dân, nhất là ở trong giờ học.

d) Tương tự trường hợp (c) ở trên. e) Tương tự trường hợp (a), (d) ở trên.

g) Người nước ngoài học tiếng Việt chủ yếu học tiếng Việt văn hoá, sử dụng các từ ngữ toàn dân. Nhìn chung, họ không hoặc ít biết, không hoặc ít dùng các từ ngữ địa phương.

4*. Muốn sưu tầm được, em tìm đọc các cuốn sách giới thiệu ca dao, dân ca của địa phương. Có khá nhiều tỉnh, thành phố ở nước ta đã xuất bản loại sách này. Ngoài ra, em có thể sưu tầm qua những người cao tuổi ở đa phương. Lưu ý: Chỉ ghi lại những câu thơ, ca dao, hò, vè của địa phương mà có sử dụng các từ ngữ địa phương. Một số ví dụ:

Đứng bên ni đồng, ngó bên tế đồng, mênh mông bát ngát, Đứng bên tế đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.

Thân em như chẽn lúa đòng đòng, Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai. (Ca dao)

Trèo lên trên rẫy khoai lang Chẻ tre đan sịa' cho nàng phơi khoai.

(Hò ba li của Quảng Nam)

5. Như trên đã nói (ở bài tập 4), trong bài tập làm văn, các em không được dùng từ ngữ địa phương. Vì vậy, nếu sử dụng từ ngữ địa phương trong bài tập làm n là không thích hợp, là sai.

Theo yêu cầu của bài tập, em chuyển bài tập làm văn của mình cho các bạn trong nhóm học tập và đọc bài của các bạn trong nhóm. Em gạch dưới từ ngữ địa phương được sử dụng trong bài văn (nếu có), rồi trao đổi với bạn về cách sửa loại lỗi này.

(1) Sia : dụng cụ đan bằng tre, nứa, gần giống như nong, nia của nông dân đồng bằng Bắc Bộ.

Bài viết gợi ý: