TUẦN 12: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 1: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Câu 1: Đọc đoạn văn đã cho (SGK TV5 tập 1 trang 115).
a) Phân biệt nghĩa của các cụm từ: khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên.
Gợi ý: Phân biệt nghĩa của các cụm từ:
- Khu dân cư: Là khu vực dành cho nhân dân ăn ở, sinh hoạt.
- Khu sản xuất: Khu làm việc của các nhà máy, xí nghiệp...
- Khu bảo tồn thiên nhiên: Là khu vực trong đó các loài động thực vật, cảnh quan thiên nhiên được con người bảo vệ.
b) Mỗi từ ở cột A ứng với nghĩa nào của nó ở cột B.
Câu 2: Thay từ bảo vệ trong câu sau bằng một từ đồng nghĩa với nó. - Chúng em bảo vệ môi trường sạch đẹp.
Gợi ý: Thay từ bảo vệ bằng một từ đồng nghĩa trong câu đã cho, như sau:
- Chúng em giữ gìn (gìn giữ) môi trường sạch đẹp.
TIẾT 2: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Câu 1: Tìm quan hệ từ trong đoạn trích SGK TV5 tập 1 trang 121 và cho biết mối quan hệ từ nối những từ ngữ nào trong câu?
Gợi ý: Tìm quan hệ từ và cho biết mối quan hệ từ nối những từ ngữ nào trong đoạn văn đã cho, như sau:
- Của: nối “cái cày” với “người H’möng”.
- Bằng: nối “bắp cày” với “gỗ tốt màu đen”.
- Như (1): nối “vòng” với “hình cánh cung”.
- Như (2): nối “hùng dũng” với “một chàng hiệp sĩ đeo cung ra trận”.
Câu 2: Các từ in đậm được dùng trong mỗi câu dưới đây biểu thị những quan hệ gì?
a) Quân sĩ cùng nhân dân trong vùng tìm điTmọi cách đế cứu voi khỏi bãi lầy nhưng vô hiệu.
b) Thuyền chúng tôi tiếp tục chèo, đi tới ba nghìn thước rồi mà vẫn thấy chim đậu trắng xóa trên những cành cây gie sát ra sông.
c) Nếu hoa có ở trời cao
Thì bầy ong cũng mang vào mật thơm.
Gợi ý: Các từ in đậm trong các câu đã cho biểu thị những quan hệ:
- Từ nhưng trong câu (a) biểu thị quan hệ đối lập.
- Từ mà trong câu (b) biểu thị quan hệ đối lập.
- Cặp từ nếu .... thì trong câu (c) biểu thị quan hệ giả thiết - kết quả.
Câu 3: Tìm quan hệ từ (và, nhưng, trên, thì, ở, của) thích hợp với mỗi ô trống dưới đây:
a) Trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm ..... cao
b) Một vầng trâng tròn, to ..... đỏ hồng hiện lên ...... chân trời sau rặng tre đen ..... một ngôi làng xa.
c) Trăng quầng ...... hạn, trăng tán ..... mưa
d) Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân ở nhiều chỗ đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng ..... thương yêu tôi hết mực, ...... sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.
Gợi ý: Chọn các quan hệ từ cho trước điền vào chỗ trông thích hợp, như sau:
- Câu (a) điền từ: và
- Câu (b) điền từ: và, ở, của
- Câu (c) điền từ: thì, thì
- Câu (d) điền từ: và, nhưng
Câu 4: Đặt một câu với mỗi quan hệ từ: mà, thì, bằng.
Gợi ý: Đặt câu với mỗi quan hệ từ đã cho, như sau:
- Mà: Ngày Chủ nhật lao động làm sạch đẹp môi trường mệt thật mà vui, phải không bạn?
- Thì: Cậu không chịu khó học bài thì không thể giỏi được đâu!
- Bằng: Chúng ta phải nỗ lực phấn đấu đạt bằng được danh hiệu học sinh giỏi bằng chính khả năng của mình.