Lớp bốn mà cô Donna đang dạy cũng giống như bao lớp học khác mà tôi đã gặp qua. Học sinh ngồi thành năm dãy, mỗi dãy gồm sáu bàn. Bàn giáo viên được đặt ở vị trí đối diện. Có một bảng thông báo để dán các bài làm của các em học sinh. Xét về mọi mặt thì đây đúng là một lớp tiểu học tiêu biểu. Duy chỉ có một điểm khác biệt mà tôi  bắt gặp ngay từ khi vừa mới bước chân vào lớp là dường như các em học sinh đang làm một công việc gì đó rất hào hứng.

       Cô Donna là giáo viên có nhiều kinh nghiệm ở một thị trấn nhỏ thuc bang Michigan, và chỉ còn hai năm nữa là cô về hưu. Hơn nữa cô còn là thành viên tự nguyện trong dự án phát triển nhân sự cấp quc gia do tôi tổ chức và phát triển. Buổi học hôm nay của lớp, cô tập trung vào những ý tưởng nghệ thuật và ngôn ngữ để giúp học sinh cảm thấy mạnh mẽ hơn, tự hào hơn và có trách nhiệm hơn với bản thân, Công việc của cô Donna là có mặt ở các lớp để thực hành những khái niệm đã được trình bày từ trước. Còn công việc của tôi là dự giờ các lớp học và khuyến khích áp dụng những khái niệm mới đó. Tôi chọn một chỗ trống ở cuối lớp và quan sát. Tất cả học sinh đang loay hoay viết vào một tờ giấy. Cô bé mười tuổi ngoi ke toi cung dang viết vào giấy những câu bắt đầu bằng cụm từ “Tôi không thể”. “Tôi không thể đá bóng qua khỏi tầng lầu hai”, “Tôi không thể làm phép chia từ ba số trở lên”, “Tôi không thể khiến cho Debbie thích tôi”. Cô bé đã viết tới nửa trang giấy rồi mà vẫn không có ý định dừng tay. Cô bé tiếp tục ghi với tất cả sự quyết tâm và kiên nhẫn. Tôi đi ngược lên, liếc nhìn vào tờ giấy của những học sinh khác. Tất cả đều đang viết, mô tả nhng gì chúng không thể làm được.

“Tôi không thể hít đất được mười cái”. “Tôi không thể chỉ ăn mỗi một cái bánh kẹp”.

      Tới lúc này thì tính tò mò của tôi bắt đầu trỗi dậy. Tôi định sẽ tới trao đi với cô giáo để biết chuyện gì đang xảy ra. Khi tiến đến gần, tối mới để ý thấy cô cũng đang cắm cúi viết. Tôi nghĩ tốt hơn hết là không nên làm gián đoạn.

“Tôi không thể thuyết phục mẹ của John đến dự buổi học phụ huynh học sinh”, “Tôi không thể thuyết phục Alan dùng lời lẽ thay vì những nắm đấm”.

  Không thể biết tại sao cả thầy lẫn trò đều cứ nghĩ tới một câu phủ định thay vì phải viết những câu tích cực hơn như “Tôi có thể”. Tôi đành quay lại chỗ của mình và tiếp tục quan sát. Học sinh viết thêm mười phút nữa. Đa số viết kín hết tờ giấy. Có em còn viết lan sang cả tờ khác.

“Hãy viết cho xong cầu các em đang viết, đừng viết sang câu mới”. Đó là lời hướng dẫn mà cô Donna dùng để báo hiệu kết thúc thời gian làm bài. Sau đó, cô hướng dẫn học sinh gấp đôi tờ giấy lại và đem lên nộp. Khi các em tiến tới bàn giáo viên, chúng cho bài làm của mình vào một thùng gỗ rỗng. Khi tất cả bài viết của học sinh được gom lại, cô Donna cũng cho vào thùng tờ giấy của chính mình.

Xong xuôi, cô đậy nắp lại, ôm hộp rồi dẫn cả lớp đi ra khỏi phòng học. Học sinh theo sau cô giáo, còn tôi thì đi theo sau chúng. Đi được nửa hành lang, cả đoàn dừng lại. Cô Donna bước vào phòng bảo vệ, tìm kiếm khắp nơi và cuối cùng trở ra với cái xẻng. Một tay cầm xẻng, một tay giữ lấy cái thùng, cô giáo dẫn đám học trò đi ra khỏi dãy lớp học để đến góc cuối sân trường. Ở đó, họ bắt đầu đào. Công việc đào xới diễn ra trong mười phút vì các em thay phiên nhau đào. Khi đào được mt cái lỗ sâu khoảng ba bộ, chúng dừng tay. Cái thùng được đặt xuống đáy và nhanh chóng được lấp li.

      Ba mươi mốt cô cậu khoảng mười, mười một tuổi này đứng xung quanh ngôi mộ vừa mới đắp. Mỗi em đều có ít nhất một trang giấy viết lên những câu “Tôi không thể” trong cái “hòm” đang nằm sâu dưới ba tấc đất này. Và cô giáo cũng vậy. Tới lúc này, cô Donna tuyên bố: “Các em hãy nắm tay nhau và cúi đầu xuống”. Đám học trò nhỏ làm theo. Chúng nhanh chóng đứng thành một vòng tròn quanh ngôi mộ, tay trong tay như một sợi dây liên kết. Chúng cúi đầu xuống và chờ đợi. Cô Donna đọc một điếu văn. “Hôm nay chúng ta có mặt nơi đây là để tưởng niệm Ngài “Tôi không thể”. Ngày nào mà “Tôi không thể” còn sống trên cõi đời này thì ngày đó Ngài còn tác động đến cuộc sống cũng như con người chúng ta. Không may là ở đâu người ta cũng gọi tên Ngài, trong các trường công lập, tòa thị chính, tòa nhà Quốc hội, và thậm chí trong cả Tòa Bạch Ốc”.

“Hôm nay chúng ta đã đưa Ngài “Tôi không thể” đến nơi an nghỉ cuối cùng và dâng tặng cho Ngài một tấm bia ghi rõ tên tuổi của Ngài. Những gì Ngài đang làm dở dang sẽ được các anh chị Ngài như là “Tôi có thể”, “Tôi sẽ”, “Tôi sẽ làm ngay tức thì” tiếp nối, dù rằng họ không được nổi tiếng và chắc chắn cũng không mạnh mẽ và quyền thể như Ngài. Nhưng có lẽ một ngày nào đó, các anh chị Ngài sẽ để lại một dấu ấn to lớn hơn cho thế giới.

- “Cầu cho Ngài “Tôi không thể” được yên nghỉ và cũng cầu cho tất cả nhng người đang có mặt tại đây sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn và sẽ vững tiến khi vắng mặt Ngài. Amen”.

Khi nghe bài điếu văn, tôi nhận ra rằng các em học sinh sẽ không bao giờ quên được ngày hôm ấy, Sự kiện này là một biểu tượng và hàm ý cho cuộc sống của chúng. Đó là một kinh nghiệm trí tuệ khắc sâu mãi mãi trong tiềm thức cũng như trong nhận thức của các em. Viết lên những từ “Tôi không thể”, mang chúng đi chôn và lắng nghe bài điếu văn. Đó là một nỗ lực sáng tạo lớn về phương diện của người giáo viên. Và như thế vẫn chưa đủ. Kết thúc bài điếu văn, cô dẫn đám học trò nhỏ về lớp và làm lễ tưởng niệm người đã khuất. Họ tổ chức ăn mừng sự ra đi của Ngài “Tôi không thể” bằng bánh ngọt và trái cây. Trong buổi lễ ấy, cô Donna cắt một miếng giấy cứng làm thành một mộ bia lớn. Cô viết chữ “Tôi không thể” ở trên cùng, đặt cụm từ “Chúc Ngài được yên nghỉ” ở giữa và ngày tháng ở dưới chót.

      Miếng mộ bia này được treo trong lớp như là sự nhắc nhở trong suốt cả năm học. Lâu lâu, em nào lỡ quên mà nói “Em không thể” thì cô Donna chỉ việc trỏ tay vào cụm từ “Chúc Ngài được yên nghỉ”. Lập tức, học trò ấy sẽ nhớ ra rằng “Tôi không thể” đã chết và nói lại một câu khác như “Tôi có thể”, “Tôi sẽ làm được...”. Tôi không phải là học sinh của cô Donna, mà trái lại cô còn là học viên của tôi. Tuy nhiên, sau ngày ấy tôi đã học được từ cô một bài học đáng ghi nhớ.

      Giờ đây, nhng m sau đó, khi nghe được cụm từ “Tôi không thể”, tôi lại liên tưởng tới cái đám tang ở lớp bốn ấy. Và ging như các em học sinh, tôi cũng nhớ rằng “Tôi không thể” đã chết.

Bài viết gợi ý: