Hướng dẫn

1. Mở bài

– Ai đã đặt tên cho dòng sông? là bài kí xuất sắc được Hoàng Phủ Ngọc Tường viết tại Huế tháng 1 – 1981 và sau đó được in trong tập sách cùng tên. Tập sách gồm tám bài kí, viết ngay sau chiến thắng mùa xuân năm 1975 nên vẫn bừng bừng khí thế chống giặc ngoại xâm và cảm hứng ca ngợi chủ nghĩa anh hùng.

– Đoạn trích trong SGK Ngữ văn 12, tập một là đoạn văn xuôi súc tích và đầy chất thơ về sông Hương với vẻ đẹp tự nhiên và vẻ đẹp lịch sử, vẻ đẹp đời thường và vẻ đẹp thi ca.

2. Thân bài

a) Vẻ đẹp của sông Hương

* Vẻ đẹp tự nhiên của sông Hương

– Sông Hương ở thượng lưu:

+ Sông Hương – "bản trường ca của rừng già"

+ Sông Hương – "cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại"

– Sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế:

+ Sông Hương – "người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở"

+ Sông Hương – "người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại" được "người tình mong đợi" đến đánh thức

+ Sông Hương – vẻ đẹp "trầm mặc", "như triết lí, như cổ thi"

– Sông Hương giữa lòng thành phố Huế:

+ Sông Hương – "điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế"

+ Sông Hương – "người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya"

+ Sông Hương – người tình dịu dàng và chung thuỷ

* Vẻ đẹp lịch sử, vẻ đẹp đời thường và thi ca của sông Hương

– Trong lịch sử, sông Hương mang vẻ đẹp của một bản hùng ca ghi dấu bao chiến công oanh liệt của dân tộc.

– Trong đời thường, sông Hương mang một vẻ đẹp giản dị của một người con gái dịu dàng.

– Trong văn học, sông Hương đã khơi những nguồn cảm hứng khác nhau cho các văn nghệ sĩ, đặc biệt là các nhà thơ.

(Lưu ý: Với mỗi biểu hiện trên, HS cẩn tìm những dẫn chứng tiêu biểu và phân tích giá tri của chúng để làm nổi bật vẻ đẹp của sông Hương.)

b) Nghệ thuật thể hiện vẻ đẹp của sông Hương trong đoạn trích

– Sức liên tưởng phong phú dựa trên những kiến thức về địa lí, lịch sử, văn hoá, nghệ thuật,… và những trải nghiệm của chính tác giả.

– Ngôn ngữ phong phú, uyển chuyển, giàu hình ảnh, giàu chất thơ, sử dụng có hiệu quả các phép tu từ.

– Có sự kết hợp hài hoà giữa cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khách quan.

c) Tinh cảm của tác giả với sông Hương

Yêu say đắm và tự hào về vẻ đẹp của con sông quê hương.

3. Kết bài

Nêu cảm nhận, ấn tượng riêng của cá nhân về con sông Hương qua tuỳ bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Bài viết gợi ý: