Đề bài :
Trong lời kêu gọi ủng hộ chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa” của đồng chí Đặng Ngọc Tùng – Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, có đoạn viết:
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa” để tri ân các chiến sĩ đã ngã xuống vì Hoàng Sa, Trường Sa, để lịch sử không quên, tôn vinh những người con của đất Việt đã anh dũng hi sinh bảo vệ Tổ quốc và thể hiện tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc.
Từ việc hiểu ý nghĩa của lời kêu gọi trên, anh/chị hãy viết một bài văn thể hiện những suy nghĩ, tình cảm của mình về vấn đề chủ quyền dân tộc.
Hướng dẫn cách làm :
Mở bài :
+Dẫn dắt , nêu vấn đề nghị luận
+Trích dẫn nội dung lời kêu gọi
Thân bài:
Các em cần làm theo 3 bước sau :
- Ý nghĩa của lời kêu gọi
– Lời kêu gọi không chỉ đơn thuần là một sự hưởng ứng cho một cuộc vận động mà gốc rễ chính là tình yêu tổ quốc, là ý thức tự tôn, là niềm tự hào về chủ quyền của dân tộc.
– Bên cạnh đó, là lòng tri ân đối với những các chiến sĩ đã ngã xuống vì Hoàng Sa, Trường Sa, để lịch sử không quên, tôn vinh những người con của đất Việt đã anh dũng hi sinh để bảo vệ Tổ quốc và thể hiện tinh thần đại đoàn kết dân tộc.
– Đó là lời kêu gọi mang tính nhân văn và trách nhiệm.
2.Suy nghĩ, tình cảm của bản thân về vấn đề chủ quyền dân tộc
– Hiểu khái niệm chủ quyền dân tộc, những phương diện thể hiện chủ quyền của một dân tộc và nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền dân tộc chủ quyền là quyền làm chủ tuyệt đối của quốc gia độc lập đối với lãnh thổ của mình. Bảo vệ chủ quyền dân tộc là bảo vệ quyền làm chủ, quyền độc lập của dân tộc. Đây cũng là nhiệm vụ thiêng liêng mà ông cha ta đã không tiếc máu xương mình để gìn giữ từ bao đời nay. Chúng ta có quyền tự hào về truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước, bảo vệ chủ quyền Tổ quốc của cha ông.
– Chủ quyền dân tộc, niềm tự hào về lịch sử dân tộc, khát vọng về một nề hòa bình vĩnh viễn trên lãnh thổ Việt Nam cũng như của cả nhân loại … luôn là khát vọng ngàn đời của dân tộc ta (nêu dẫn chứng).
– Tri ân các anh hùng liệt sĩ, chia sẻ nỗi đau với những người mẹ, người vợ, người con có thân nhân hi sinh bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa hôm qua; bảo vệ quyền lợi kinh tế và chủ quyền thiêng liêng dân tộc khi đường biên giới, lãnh hải của chúng ta bị xâm phạm hôm nay, luôn là việc làm cần thiết. Chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa” được phát động sâu rộng trong đời sống nhân dân (nêu dẫn chứng)
– Phê phán những biểu hiện tiêu cực, lơ là mất cảnh giác trước vấn đề chủ quyền dân tộc, thiếu trách nhiệm với Tổ quốc với những hành động quá khích gây rối, nghe theo sự xúi giục của đối tượng xấu (nêu dẫn chứng).
3.Bài học
– Hưởng ứng tính thần ấy, chúng ta cũng có dịp để hiểu rõ hơn về mình, về dân tộc mình, về tình yêu của bạn bè bốn phương đang lên tiếng ủng hộ chúng ta – ủng hộ chính nghĩa. Giữ gìn từng tấc đất, cũng là bảo vệ quyền bất khả xâm phạm của dân tộc ta.
– Luôn nêu cao ý thức trách nhiệm, là lòng tự hào dân tộc. Bởi, đó là hành động thiết thực nhất “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa”.
Kết bài : liên hệ bản thân, bàn bạc mở rộng vấn đề
Các em có thể đọc bài viết này nhé :
Đề bài: 64 người con đất Việt nằm lại giữa biển sâu và 27 năm nay để lại nỗi đau âm ỉ trong lòng mọi người.
Anh (chị) hãy viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày cảm nhận về tượng đài vững chắc được xây lên bằng lòng yêu nước, yêu biển đảo quê hương của các chiến sĩ trong trận chiến Gạc Ma 14/3/1988.
Gợi ý làm bài:
cảm nhận về hình tượng người chiến sĩ trong trận chiến Gạc Ma
Xem thêm :Tuyển tập bộ đề đọc hiểu ôn thi THPT Quốc gia ngữ văn
Những bài văn nghị luận xã hội hay lớp 12