Tóm tắt lý thuyết

2.1. Tiến trình thí nghiệm

2.1.1. Đo cường độ dòng điện bằng ampe kế

Đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe , ký hiệu là A

Mắc nối tiếp ampe kế vào đoạn mạch sao cho chốt (+) của ampe kế được mắc về phía cực dương của nguồn điện .

2.1.2. Đo hiệu điện thế bằng vôn kế

Đơn vị đo hiệu điện thế là vôn. Ký hiệu là V

Mắc hai chốt của vôn kế trực tiếp vào hai điểm của đoạn mạch để đo hiệu điện thế giữa hai điểm đó, sao cho chốt (+) của nó được nối về phía cực dương của nguồn điện .

2.2. Mắc nối tiếp 2 bóng đèn:

Nhận biết 2 bóng đèn mắc nối tiếp

2.3. Đo cường độ dòng điện đối với đoạn mạch nối tiếp

Trong đoạn mạch mắc nối tiếp dòng điện có cường độ bằng nhau tại các vị trí khác nhau của mạch điện:

 \(I_1=I_2=I_3\)

2.4. Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp

Vẽ sơ đồ mạch điện tương tự hình 27.2:

Nhận xét:

Đối với đoạn mạch gồm hai đèn mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn: 

 U13=U12+U23

Bài tập minh họa

Bài 1:

Đặc điểm nào sau đây không phải là của mạch điện gồm hai đèn \(D_1\) và \(D_2\) mắc nối tiếp?

A. Hai đèn chỉ có một điểm nối chung

B. Hai đèn có cường độ dòng điện bằng nhau.

C. Hai đèn có hiệu điện thế bằng nhau.

D. Dòng điện đi ra ở đèn thứ nhất, đi vào đèn thứ hai.

Hướng dẫn giải

Chọn đáp án C. 

Trong một mạch điện gồm hai đèn \(D_1\) và \(D_2\) mắc nối tiếp thì hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn

Bài 2:

Cho mạch điện gồm 2 đèn mắc nối tiếp vào nguồn điện 12V , biết cường độ dòng điện qua đèn 1 là 0,35A.Tính

a. Cường độ dòng điện qua đèn 2.

b. Nếu hiệu điện thế qua đèn 2 là 5,6V thì hiệu điện thế qua đèn 1 là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải

Vì mạch điện mắc nối tiếp nên:

\(I=I_1=I_2\)

\(U=U_1+U_2\)

a) Cường độ dòng điện qua đèn 2 là: \(I_2=0,35A\)

b) Hiệu điện thế qua đèn 1 là:

     \(U_1=U-U_2\)

 \(U_1=12-5,6=6,4V\)