Tóm tắt lý thuyết
2.1. Tiến trình thí nghiệm
2.1.1. Đo hiệu điện thế bằng vôn kế
Vôn kế dùng để đo hiệu điện thế giữa hai điểm.
Chốt (+) của vôn kế được mắc về phía cực dương của nguồn điện
2.1.2. Đo cường độ dòng điện bằng ampe kế
Ampe kế dùng để đo cường độ dòng điện
Mắc nối tiếp ampe kế vào đoạn mạch để sao cho chốt (+) của nó được nối về phía cực dương của nguồn điện .
2.2. Mắc song song 2 bóng đèn:
Nhận biết 2 bóng đèn mắc song song
C1:
Hai điểm nào là hai điểm nối chung của các bóng đèn?
Hai điểm M,N là 2 điểm nối chung của các bóng đèn.
Mạch rẽ là những mạch nào? Hãy cho biết đâu là mạch chính?
Mạch M12N; M34N là mạch rẽ
Mạch chính gồm: đoạn nối M với cực dương và đoạn nối N qua công tắc tới cực âm.
2.3. Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch mắc song song
Hiệu điện thế giữa hai đầu các đèn mắc song song là như nhau và bằng hiệu điện thế giữa hai điểm nối chung:
U12=U34=UMN
2.4. Đo cường độ dòng điện đối với đoạn mạch mắc song song
Nhận xét:
Đối với đoạn mạch gồm hai đèn mắc song song, cường độ dòng điện mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ
\(I=I_1+I_2\)
Bài tập minh họa
Bài 1:
Cho mạch điện gồm 2 đèn \(D_1\) và \(D_2\) mắc song song vào nguồn điện 6V , biết cường độ dòng điện qua đèn \(D_1\) là 0,35A, cường độ dòng điện mạch chính là 0,5 A. Tính:
a. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đèn?
b. Cường độ dòng điện qua đèn \(D_2\).
Hướng dẫn giải:
a. Ta có: \(U=U_1=U_2=6V\)
⇒ \(U_1=6V; U_2=6V\)
Vậy, hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đèn là 6V.
b. Ta có: \(I=I_1+I_2\) = 0,5A
⇒ \(I_2=I-I_1=0,5-0,35=0,15A\)
Vậy cường độ dòng điện qua đèn \(D_2\) là 0,15