Cho số phức z thỏa mãn: \((1-i)z+2i\bar{z}=5+3i\) . Tìm phần thực, phần ảo của số phức \(w=z+2\bar{z}\)
Đặt \(z=a+bi\) với \(a,b\in R\). Ta có: \((1-i)z+2i\bar{z}=5+3i\) trở thành: \((1-i)(a+bi)+2i(a-bi)=5+3i\Leftrightarrow a+3b+(a+b)i=5+3i\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} a+3b=5\\ a+b=3 \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} a=2\\ b=1 \end{matrix}\right.\)
Suy ra \(w=z+2\bar{z}=2+i+4-2i=6-i\) Vậy số phức w có phần thực bằng 6, phần ảo bằng -1.
Làm toát mồ hôi mà vẫn không ra, giúp em vs!
Cho hình chóp S.ABCD, đáy là hình vuông ABCD cạnh a, SA \(\perp\) (ABCD). G là trọng tâm \(\Delta\)SAB. Tính d(G,(SAC))
Tính tích phân \(I=\int_{0}^{\pi}x(x-sinx)dx\)
Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông tại B, BA = 3a, BC = 4a và AB vuông góc với mặt phẳng (SBC). Biết SB = \(2a\sqrt{ 3 }\) và \(\widehat{SBC}=30^0\). Tính thể tích khối chóp S.ABC và khoảng cách từ điểm B đến mặt phẳng (SAC) theo a.
Cho các số thực a, b dương và thỏa mãn \(ab \geq 1\) Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(T=\frac{1}{1+a}+\frac{1}{1+b}-\frac{32}{\sqrt{2a(1+a)+2b(1+b)+8}}\)
Tính tích phân \(\int_{0}^{\frac{\pi}{2}}\frac{\sin 2x}{\sqrt{1+8\cos x}}dx.\)
Mình giải ra đáp số rồi mà không biết đúng hay sai nữa, khó quá.
a. Giải phương trình: \(2^{x^2-x}+2^{3+x-x^2}=6;x\in R\) b. Gọi z1 là nghiệm phức có phần ảo dương của phương trình \(z^2-2i.z+3=0\). Tính \(A=\left | z_1^2 \right |\)
Help me!
Tìm m để hàm số \(f(x)=mx^3-x^2+2x-8m\) có cực đại, cực tiểu
Cho các số thực a, b, c thuộc đoạn [1;3] và thỏa mãn điều kiện a + b + c = 6. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức. \(P=\frac{a^2b^2+b^2c^2+c^2a^2+12abc+72}{ab+bc+ca}\)
Hôm qua làm kiểm tra 1 tiết Toán, mình giải không biết đúng hay sai nữa!
Trong không gian với hệ toạ độ Oxyz, cho điểm A(4; 1; 3) và đường thẳng \(d: \frac{x+1}{-2} = \frac{y-1}{1} = \frac{z+3}{3}\). Viết phương trình mặt phẳng (P) đi qua A và vuông góc với đường thẳng d. Tìm tọa độ điểm B thuộc d sao cho \(AB = \sqrt{27}\).
Cho hình lăng trụ ABC.A’B’C’ có các đáy là tam giác đều cạnh a. Hình chiếu vuông góc của C’ lên mặt phẳng (ABC) là điểm D thuộc cạnh BC sao cho DB = 2DC. Góc giữa đường thẳng AC’ và mặt phẳng (ABC) bằng \(45^{\circ}\). Tính theo a khoảng cách giữa hai mặt phẳng (ABC), (A’B’C’) và cosin góc giữa hai đường thẳng AD, CC’.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến