Chủ đề lực
1. Nội dung cần đạt
+ Về nhận thức KHTN
– Lấy được ví dụ để chứng tỏ lực là sự đẩy hoặc sự kéo.
– Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm: thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển động, biến dạng vật.
– Nêu được: Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không
có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực; lấy được ví dụ về lực
không tiếp xúc.
– Nêu được: Lực ma sát là lực tiếp xúc xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật; khái
niệm về lực ma sát trượt; khái niệm về lực ma sát nghỉ.
– Nêu được tác dụng cản trở và tác dụng thúc đẩy chuyển động của lực ma sát.
– Lấy được ví dụ về một số ảnh hưởng của lực ma sát trong an toàn giao thông đường bộ.
– Nêu được các khái niệm: khối lượng (số đo lượng chất của một vật), lực hấp dẫn (lực hút giữa các vật có khối lượng), trọng lượng của vật (độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật).
+ Về tìm hiểu tự nhiên
– Biểu diễn được một lực bằng một mũi tên có điểm đặt tại vật chịu tác dụng lực
– Đo được lực bằng lực kế lò xo, đơn vị là niu tơn (Newton, kí hiệu N) (không yêu
cầu giải thích nguyên lí đo).
– Sử dụng tranh, ảnh (hình vẽ, học liệu điện tử) để nêu được: Sự tương tác giữa bề mặt của hai vật
tạo ra lực ma sát giữa chúng.
– Thực hiện được thí nghiệm chứng tỏ vật chịu tác dụng của lực cản khi chuyển động trong nước (hoặc không khí).
– Thực hiện thí nghiệm chứng minh được độ giãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng của vật treo.
+ Về năng lực chung
– Đo được lực bằng lực kế lò xo, đơn vị là niu tơn (Newton, kí hiệu N)
+ Về trách nhiệm
Báo cáo kết quả chính xác, trung thưc
2. Phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học
- Dạy học trực quan. (Phương pháp sử dụng tranh hình, video clip)
- KTDH: Động não – công não
- Dạy học giải quyết vấn đề.
- KTDH: Các mảnh ghép
- Sử dụng thí nghiệm trong dạy học KHTN theo phương pháp dạy học trực quan.