BÀI LÀM: MIK LÀM PHẦN LÀM CÒN LẠI NHÓ
CÂU 4:
Nhân dân ta đã làm gì để giữ gìn phong tục tập quán và tiếng nói của mình?
→ Nhân dân ta biết tiếp nhận và “Việt hoá” những yếu tố tích cực của nền văn hoá Trung Hoa.
→ Người Việt cai quản các làng, xã, đây là bức thành trì vững chắc để bảo vệ các giá trị văn hóa dân tộc.
→ Đại đa số nhân dân lao động nghèo khổ không có điều kiện theo học ở các trường dạy tiếng Hán.
→ Tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán,… của người Việt đã được hình thành từ lâu đời, đậm đà bản sắc riêng, có sức sống mãnh liệt không thể bị tiêu diệt.
→Ý nghĩa: chứng tỏ một sức sống mãnh liệt của các phong tục tập quán của người Việt được gìn giữ qua nhiều năm từ thời Văn Lang - Âu Lạc.
CÂU 5:
Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc:
→ Bắt nhân dân ta đóng nhiều thứ thuế vô lí, bắt nhân dân cống nộp sản vật quý hiếm như: ngà voi, đồi mồi,…
→ Bắc những người thợ thủ công giỏi, khéo tay về nước.
→ Đưa người Hán sang sống chung với người Việt để “thuần hóa” người Việt.
→ Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta,…
⟹ Những chính sách vô cùng tàn bạo, thâm độc, đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn về mọi mặt.
* Chính sách thâm hiểm nhất: là muốn đồng hóa dân tộc ta về mọi mặt, biến nước ta trở thành một quận, huyện của chúng.
CÂU 6:
Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Lương do Triệu Quang Phục lãnh đạo bao gồm:
→ Cuộc kháng chiến được nhân dân ủng hộ, hưởng ứng.
→ Biết tận dụng ưu thế của căn cứ Dạ Trạch để tiến hành chiến tranh du kích và xây dựng lực lượng.
→ Quân Lương gặp nhiều khó khăn, tổn thất và chán nản, luôn bị động trong chiến đấu.
→ Nghĩa quân biết chớp thời cơ khi nhà Lương có loạn, Trần Bá Tiên phải bỏ về nước.
CÂU 7:
Sau khi giành thắng lợi, Lý Bí đã:
→ Lên ngôi Hoàng đế (Lý Nam Đế) vào đầu năm 544.
→ Đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức (đức trời).
→ Thành lập triều đình với hai ban:
⇒Ban văn: do Tinh Thiều đứng đầu.
⇒Ban võ: do Phạm Tu đứng đầu.
⇒Riêng Triệu Túc đứng đầu tất cả.
CÂU 8:
→Vì vạn có nghĩa là nghìn, nhiều. Xuân nghĩa là năm, mùa xuân. Lý Bí đặt tên như vậy mong cho nước bền vững nghìn năm.
CÂU 9:
→Những vị anh hùng đã giương cao lá cờ đấu tranh giành lại độc lập: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí (Lý Nam Đế), Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế), Phùng Hưng, Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền.
CÂU 10:
Những cuộc khởi nghĩa lớn trong thời Bắc thuộc:
→ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40).
→ Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248).
→ Khởi nghĩa Lý Bí (năm 542).
→ Triệu Quang Phục giành độc lập (năm 550).
→ Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 722).
→ Khởi nghĩa Phùng Hưng (năm 776 - 794).
→ Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ (năm 905).
→ Cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ nhất (năm 930 - 931) của Dương Đình Nghệ.
→ Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ hai và chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) của Ngô Quyền.
#Y.Linh