Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn theo chuẩn cấu trúc của Bộ năm 2017.

Mục Lục

  • 1 ĐỀ 1
  • 2 ĐỀ 2
  • 3 ĐỀ 3
  • 4 ĐỀ 4
  • 5 ĐỀ 5
  • 6 ĐỀ 6
  • 7 ĐỀ 7
  • 8 ĐỀ 8
  • 9 ĐỀ 9
  • 10 ĐỀ 10
  • 11 ĐỀ 11
  • 12 ĐỀ 12
  • 13 ĐỀ 13
  • 14 ĐỀ 14
  • 15 ĐỀ 15
  • 16 ĐỀ 16
  • 17 ĐỀ 17
  • 18 ĐỀ 18
  • 19 ĐỀ 19
  • 20 ĐỀ 20
  • 21 ĐỀ 21
  • 22 ĐỀ 22
  • 23 ĐỀ 23
  • 24 ĐỀ 24
  • 25 ĐỀ 25
  • 26 ĐỀ 26
  • 27 ĐỀ 27
  • 28 ĐỀ 28
  • ĐỀ 1

    ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
    Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
    Đôi khi cuộc sống dường như muốn cố tình đánh ngã bạn. Nhưng hãy đừng mất lòng tin. Tôi biết chắc chắn rằng, điều duy nhất đã giúp tôi tiếp tục bước đi chính là tình yêu của tôi dành cho những gì tôi đã làm. Các bạn phải tìm ra được cái các bạn yêu quý. Điều đó luôn đúng cho công việc và cho cả những người thân yêu của bạn. Công việc sẽ chiếm phần lớn cuộc đời bạn và cách duy nhất để thành công một cách thực sự là hãy làm những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt vời. Và cách để tạo ra những công việc tuyệt vời là bạn hãy yêu việc mình làm. Nếu như các bạn chưa tìm thấy nó, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng bỏ cuộc bởi vì bằng trái tim bạn, bạn sẽ biết khi bạn tìm thấy nó. Và cũng sẽ giống như bất kì một mối quan hệ nào, nó sẽ trở nên tốt dần lên khi năm tháng qua đi. Vì vậy hãy cố gắng tìm kiếm cho đến khi nào bạn tìm ra được tình yêu của mình, đừng từ bỏ.
    (Theo Steve Jobs với những phát ngôn đáng nhớ, http://www. vnexpress.net, ngày 26/ 8/2011)
    Câu 1: Chỉ ra ít nhất 05 cụm từ trong đoạn trích thể hiện tính chất kêu gọi, động viên, khích lệ.
    Câu 2: Anh/ Chị hiểu thế nào về câu: “Đôi khi cuộc sống dường như muốn cố tình đánh ngã bạn.”?
    Câu 3: Theo anh/ chị, vì sao tác giả cho rằng: “Các bạn phải tìm ra được cái các bạn yêu quý.”?
    Câu 4: Thông điệp nào từ đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/ chị?
    II. LÀM VĂN: (7,0 điểm)
    Câu 1: (2,0 điểm)
    Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến của Steve Jobs được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: Cách duy nhất để thành công một cách thực sự là hãy làm những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt vời.
    Câu 2: (5,0 điểm)
    Phân tích vẻ đẹp vừa hùng vĩ, dữ dội vừa mĩ lệ, nên thơ của thiên nhiên núi rùng miền Tây trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.

    ĐỀ 2

    ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
    Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
    Người Nhật Bản rất thích ăn cá, nhưng chỉ thích ăn cá tươi và cực ghét cá ươn.
    Sau thời gian dài khai thác, biển gần bờ đã không còn cá nữa. Để giải quyết nhu cầu, người Nhật quyết định đóng tàu to hơn và chuyển sang đánh bắt xa bờ. Tuy nhiên, vấn đề lại nảy sinh: Đánh cá càng xa bờ thì lại càng tốn nhiều thời gian để mang cá về – có khi mất vài ngày và cá không còn tươi nữa.
    Các công ty đánh bắt cá của Nhật Bản thử cách lắp đặt tủ đông trên tàu đánh cá. Tủ đông làm đông cá ngay tại chỗ, từ đó giúp tàu có thể đi xa hơn và kéo dài thời gian đánh bắt lâu hơn. Tuy nhiên, vị cá đông lạnh không thể ngon như cá tươi sống, cá đông lạnh được bán với giá chẳng bao nhiêu.
    Một lần nữa, các công ty Nhật lại tìm cách giải quyết vấn đề. Họ đưa các bể nuôi lên tàu rồi bắt cá nhốt vào bể.
    Sau một thời gian dồn lắc chật chội, lũ cá dù mệt lử nhưng vẫn còn sống. Cá lại được bán ra cho người tiêu dùng. Nhưng người Nhật lại phát hiện sự khác biệt: vị cá không được tươi ngon, có lẽ là do bị nhốt quá lâu trong bể.
    Các công ty Nhật đã làm thế nào để giải quyết, bài toán khó này?
    Họ thả thêm một con cá mập nhỏ vào bể trên tầu. Cá mập chén một số cá trong đó – là những con cá yếu đuối, chậm chạp, số cá còn lại vẫn sống khoẻ và thịt vẫn rất thơm ngon khi vào đến bờ, bởi chúng luôn phải “hoạt động” để tránh cá mập. Và người tiêu dùng Nhật rất chuộng loại cá này.
    (Trích Từ câu chuyện người Nhật thích ăn cá tươi, theo http://www. giadinhvietnam.com)
    Câu 1: Đoạn trích trên chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào?
    Câu2: Theo anh/chị, mục đích chính của người viết qua câu chuyện này là gì?
    Câu 3: Những cách làm (để được ăn cá tươi) cho anh/ chị thấy điều gì ở người Nhật Bàn?
    Câu 4: Từ câu chuyện người Nhật Bản thích ăn cá tươi, hãy rút ra cho mình 01 bài học mà anh/ chị cho là có ý nghĩa.
    LÀM VĂN (7,0 điểm)
    Câu 1 (2,0 điểm)
    Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về một thông điệp mà anh/ chị tiếp nhận được từ đoạn trích ở phần Đọc hiểu.
    Câu 2 (5,0 điểm)
    Có ý kiến cho rằng: “Quang Dũng trước hết là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa – đặc biệt khi ông viết về người lính Tây Tiến. (Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáọ dục Việt Nam, 2016, tr. 87).
    Anh/ Chị hãy chọn và phân tích một đoạn thơ (từ 8 dòng thơ trở lên) trong bài Tây Tiến của Quang Dũng để làm sáng tỏ nhận định trên.

    ĐỀ 3

    ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
    Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
    NƠI DỰA
    Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?
    Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào…
    Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.
    Và cái miệng nhỏ líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.
    Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.
    * * *
    Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?
    Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.
    Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rẩy.
    Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.
    Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người, chiến sĩ kia đi qua những thử thách.
    (Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội, 1983)
    Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ.
    Câu 2 Giải thích nhan đề “Nơi dựa” của bài thơ.
    Câu 3 Hai phần của bài thơ có gì giống nhau?
    Câu 4 Các hình ảnh em bé và bà cụ gợi cho anh/ chị suy nghĩ gì về “nơi dựa” của con người trong cuộc sống?
    II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
    Câu 1 (2,0 điểm)
    Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về tầm quan trọng của “nơi dựa” trong cuộc sống của mỗi con người.
    Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau:
    Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
    Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
    Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
    Mường Lát hoa về trong đêm hơi
    Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
    Heo hút cồn mây súng ngửi trời
    Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
    Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
    Anh bạn dãi dầu không bước nữa
    Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
    Chiềủ chiều oai linh thác gầm thét
    Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
    Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
    Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
    (Trích Tây Tiến – Quang Dũng, dẫn theo Ngữ văn 12, tập một, Sđd, tr. 68 – 69)

    ĐỀ 4

    ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
    Ta không thể ghét sự tự học được: nó là một cuộc du Lịch.
    J.J. Ru-xô và V. Huy-gô, hai văn hào ở Pháp đều ca tụng thú đi chơi bộ.
    J.J. Ru-xô nói: “Lúc nào muốn đi thì đi, muốn ngừng thì ngừng, muốn vận động nhiều hay ít tuỳ ý. Cái gì thích thì nhận xét, cảnh nào đẹp thì ngừng lại. Chỗ nào tôi thấy thú thì tôi ở lại. Hễ thấy chán thì tôi đi, tôi chỉ tuỳ thuộc tôi, tôi được hưởng tất cả sự tự do mà một người có thể hưởng được
    Còn V.Huy-gô thì viết:“Người ta được tự chủ, tự do, người ta vui vẻ. Người ta đi, người ta ngừng, người ta lại đi, không có gì bó buộc, không có gì ngăn cản”.
    Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian. Những sự hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông. Kể làm sao hết được những vật hữu hình và vô hình mà ta sẽ thấy trong cuộc du lịch bằng sách vở?
    (Theo Tự học – một nhu cầu thời đại, Nguyễn Hiến Lê, Ngữ văn 11,
    tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr. 211 – 212)
    Câu 1 Câu nào nêu lên ý khái quát của đoạn trích?
    Câu 2 Nêu tác dụng của thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
    Câu 3 Dựa vào đoạn trích, hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: “Ta không thể ghét sự tự học được”.
    Câu 4 Quan điểm: “Những sự hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông.” giúp anh/ chị rút ra bài học gì cho bản thân?
    LÀM VĂN(7,0 điểm)
    Câu 1 (2,0 điểm)
    Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến của tác giả được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian.
    Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau:
    Mình về mình có nhớ ta
    Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
    Mình về mình cố nhớ không
    Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
    Tiếng ai tha thiết bên cồn
    Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
    Áo chàm đưa buổi phân li
    Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…
    (Trích Việt Bắc – Tố Hữu, dẫn theo Ngữ văn 12, tập một, Sđd, tr. 109)

    ĐỀ 5

    ĐỌC HIỂU (3 điểm)
    Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
    Mới đây, các giáo sư tâm lí học ở Trường Đại học York và Toronto (Canada) đã tìm ra những bằng chứng để chứng minh rằng: Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thông minh và tốt tính hơn.
    Những nghiên cứu của các giáo sư đã cho thấy những người thường xuyên đọc sách văn học thường có khả năng thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ. Ngược lại, những cá nhân có khả năng thấu cảm tốt cũng thường lựa chọn sách văn học để đọc.
    Sau khi đã tìm thấy mối liên hệ hai chiều ở đối tượng độc giả là người lớn, các nhà nghiên cứu tiếp tục tiến hành với trẻ nhỏ và nhận thấy những điều thú vị, rằng những trẻ được đọc nhiều sách truyện thường có cách ứng xử ôn hoà, thân thiện hơn, thậm chí trở thành đứa trẻ được yêu mến nhất trong nhóm bạn.
    Đọc một “nội dung sâu sắc” khác với cách đọc “mì ăn liền” của chúng ta khi lướt qua các trang mạng. Hiện tại, việc thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học là việc ngày càng hiếm thấy trong đời sống đương đại.
    Theo các nhà tâm lí học, việc chú tâm đọc một nội dung sâu sắc có tầm quan trọng đối với mỗi cá nhân giống như việc người ta cần bảo tồn những công trình lịch sử hay những tác phẩm nghệ thuật quý giá. Việc thiếu đi thói quen đọc nghiêm túc sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và cảm xúc của những thế hệ “sống trên mạng”.
    (Trích Đọc sách văn học giúp chúng ta thông minh hơn?
    theo http://mvw. dantri.com.vn, ngày 12 /08 /2015)
    Câu 1 Ghi lại câu nêu ý khái quát của đoạn trích trên.
    Câu 2 Anh/ Chị hiểu ý kiến sau như thế nào?
    Theo các nhà tâm lí học, việc chú tâm đọc một nội dung sâu sắc có tầm quan trọng đối với mỗi cá nhân giống như việc người ta cần bảo tồn những công trình lịch sử hay những tác phẩm nghệ thuật quý giá.
    Câu 3 Dựa vào đoạn trích để giải thích vì sao có thể nói: Việc thiếu đi thói quen đọc nghiêm túc sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và cảm xúc của những thế hệ “sống trên mạng”.
    Câu 4 Từ đoạn trích, anh/ chị hãy rút ra 02 bài học cho bản thân.
    LÀM VĂN ( (7,0 điểm)
    Câu 1 (2,0 điểm)
    Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: Hiện tại, việc thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học là việc ngày càng hiếm thấy trong đời sống đương đại.
    Câu 2 (5,0 điểm)
    Có ý kiến cho rằng: Nghệ thuật biểu hiện trong thơ Tố Hữu mang tính dân tộc rất đậm đà. (Dẫn theo Ngữ văn 12, tập một, Sđd, tr. 98)
    Anh/ Chị hãy chọn và phân tích một đoạn thơ (từ 8 dòng trở lên) trong bài thơ Việt Bắc để làm sáng tỏ nhận định trên.

    ĐỀ 6

    ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
    Bắt đầu từ năm 1990, nhà tâm lí học Peter Salovey ở Đại học Yale và John Mayer ở Đại học New Hampshire đã đưa ra thuật ngữ Trí thông minh cảm xúc (Emotional Intelligence, hoặc Emotional Quotient – EO). Thực tế cho thấy, cảm xúc chỉ đạo trí thông minh có lẽ còn hơn cả logic toán học. Bằng phân tích cấu tạo của bộ não và các xung thần kinh, người ta đã chứng minh được lí trí, mà đại diện là trí thông minh, không có ở dạng thuần tuý mà được nuôi dưỡng bởi cảm xúc, và chính phần neocortex (phụ trách suy luận trên não) là nhạc trưởng, nó chỉ đạo, phối hợp, kiểm soát các cảm xúc đột ngột và gán cho chúng một ý nghĩa.
    EQ thể hiện khả năng của một người hiểu rõ chính bản thân mình cũng như thấu hiểu người khác ít nhiều giống với khái niệm mà Gardner gọi là trí thông minh trong người và thông minh giữa người. Hơn thế, nó còn là khả năng chế ngự cảm xúc để thích ứng với hoàn cảnh và kiểm soát các cảm xúc. Người có EQ cao do vậy dễ thích nghi, luôn tìm được sự hoà hợp trong một tập thể, dễ dàng nhận được sự hợp tác hơn những “thiên tài đơn độc” (mà trong thời đại hiện nay, tính tập thể trong làm việc hết sức quan trọng). Sau đó, nhà tâm lí học Daniel Goleman xác định cụ thể và có hệ thống hơn trong tác phẩm của ông mang tên Emotional Intelligence.
    EQ một phần là bẩm sinh nhưng cũng do giáo dục, rèn luyện mà có được. Việc giáo dục tình cảm phải được thực hiện từ khi trẻ còn nhỏ, hệ thần kinh chưa trưởng thành, có nhiều cơ hội tiếp nhận những cảm xúc mới. EQ không đối lập với IQ, mà mục đích của giáo dục là phát triển song song hai chỉ số này. Có những người được thiên phú cả hai, nhưng không ít người lại thiếu cả hai.
    […] Càng ngày, người ta càng cho rằng EQ quan trọng hơn IQ, như người ta thường nói “với IQ người ta tuyển lựa bạn, nhưng với EQ, người ta đề bạt bạn”. Những người thành đạt không phải là người có IQ cao nhất mà có EQ cao nhất.
    (Trích EQ, SQ, CQ – những chi số của người thành đạt, dẫn theo http://www. vnexpress.net)
    Câu 1 Chỉ ra 02 phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên.
    Câu 2 Theo đoạn trích, EQ thể hiện điều gì ở một con người?
    Câu 3 Cụm từ “chế ngự cảm xúc” trong câu “Hơn thế, nó còn là khả năng chế ngự cảm xúc để thích ứng với hoàn cảnh và kiểm soát các cảm xúc.” được hiểu là gì?
    Câu 4 Anh/ Chị có đồng tình với quan điểm “Càng ngày, người ta càng cho rằng EQ quan trọng hơn IQ” không? Vì sao?
    II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
    Câu 1 (2,0 điểm)
    Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: Những người thành đạt không phải là người có IQ cao nhất mà có EQ cao nhất.
    Câu 2 (5,0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau:
    Ta về, mình có nhớ ta
    Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
    Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
    Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
    Ngày xuân mơ nở trắng rùng
    Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
    Ve kêu rừng phách đổ vàng
    Nhớ cô em gái hái măng một mình.
    Rừng thu trăng rọi hoà bình
    Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.
    (Trích Việt Bắc – Tố Hữu, dẫn theo Ngữ văn 12, tập một, Sđd, tr. 111)

    ĐỀ 7

    ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
    Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
    Kĩ năng đọc là sự thể hiện tổ hợp những thao tác tư duy được xác lập thành thói quen ứng xử đọc. Các thao tác tư duy đó là:

    1. Lựa chọn có ý thức đề tài hoặc những vấn đề cần đọc cho bản thân, biết vận dụng thành thạo các cách đọc khác nhau đối với từng loại tài liệu đọc (tài liệu nghiên cứu, tài liệu phổ thông, tài liệu giải trí…).
    2. Biết định hướng nguồn tài liệu cần thiết cho bản thân, trước hết trong các thư mục và mục lục thư viện, các nguồn tra cứu như: bách khoa thư, từ điển giải nghĩa, các loại sổ tay, cẩm nang… và biết định hướng nguồn tài liệu cần thiết cho bản thân trong môi trường số (trong các cơ sở dữ liệu, trên internet).
    3. Thể hiện được tính hệ thống, tính liên tục trong quá trình lựa chọn tài liệu đọc (đọc từ trình độ thấp lên trình độ cao, từ các vấn đề đơn giản tới phức tạp).
    4. Biết cách tiếp nhận tối đa và sâu sắc nội dung tài liệu đọc, kể cả vệ sinh khi đọc tài liệu như cách ngồi, khoảng cách giữa mắt và tài liệu đọc,…
    5. Biết vận dụng các biện pháp kĩ thuật để củng cố và đào sâu những nội dung đã đọc như ghi chép, lập hộp phiếu thư mục, soạn tóm tắt, viết chú giải, trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp…
    6. Biết vận dụng vào thực tiễn những nội dung đã đọc.

    Mục đích cuối cùng của kĩ năng đọc là đọc có hiệu quả cao nhất, nắm chắc nội dung cốt lõi và biết vận dụng những điều đã đọc được vào cuộc sống của chính người đọc. Ngày nay người ta đặc biệt lưu tâm tới yếu tố thứ 6: biết vận dụng những nội dung đã đọc vào cuộc sống của mỗi người đọc để có thể cải thiện được chính cuộc sống của họ. Không phải vô cớ mà hằng năm UNESCO trao giải thưởng xoá mù chữ cho những cá nhân, tập thể không chỉ biết đọc biết viết đơn thuần, mà phải biết vận dụng những điều đọc được vào cuộc sống của chính họ, cải thiện được cuộc sống nghèo khổ của người mù chữ.
    (Trích Văn hoá đọc và phát triển văn hoá đọc ở Việt Nam – theo http:/Avww.nlv.gov.vn)
    Câu 1 Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
    Câu 2 Theo đoạn trích, thế nào là “kĩ năng đọc”?
    Câu 3 Theo anh/ chị, vì sao người viết lại đưa vào đoạn trích hoạt động của UNESCO: “hằng năm UNESCO trao giải thưởng xoá mù chữ cho những cá nhân, tập thể không chỉ biết đọc biết viết đơn thuần, mà phải biết vận dụng những điều đọc được vào cuộc sống của chính họ, cải thiện được cuộc sống nghèo khổ của người mù chữ”?
    Câu 4 Nêu tên một cuốn sách hay mà anh/ chị đã đọc; chỉ ra ít nhất 01 điều mà anh/ chị đã vận dụng được từ việc đọc cuốn sách đó vào cuộc sống của bản thân.
    LÀM VĂN(7,0 điểm)
    Câu 1 (2,0 điểm)
    Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: Ngày nay người ta đặc biệt lưu tâm tới yếu tố thứ 6: biết vận dụng những nội dung đã đọc vào cuộc sống của mỗi người đọc để có thể cải thiện được chính cuộc sống của họ.Cảm nhận của anh/ chị về đoạn trích sau:
    Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
    Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa..”.mẹ thường hay kể.
    Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
    Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
    Tóc mẹ thì bới sau đầu
    Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
    Cái kèo, cái cột thành tên
    Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
    Đất Nước có từ ngày đó…
    (Trích Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm, dẫn theo Ngữ văn 12, tập một, Sđd, tr. 118)

    ĐỀ 8

    ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm)
    Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
    Trước khi các em nghĩ đến chuyện bay cao bay xa, hãy tập làm bất cứ thứ gì, có thể cả những thứ chẳng có ý nghĩa gì chứ không phải chỉ là những điều các em thích hay cho là quan trọng. Đừng bực bội vì những việc mà các em không tin tưởng, vì như thế các em sẽ cảm thấy nhàm chán chính bản thân mình, cũng đừng đem bản thân so sánh một cách lệch lạc với những người như Baltimore Orioles. Hãy giết chết cảm giác tự mãn và dễ dàng thoả hiệp, cảm giác mọi thứ dường như đều có lí hay cảm giác tự bằng lòng trong trạng thái tinh thần u mê. Hãy làm cho bản thân xứng đáng với những gì mà các em đang cố gắng. Và hãy đọc, đọc mọi lúc, đọc như một nguyên tắc của bản thân và như một cách để tôn trọng chính mình. Coi việc đọc như nguồn sống của cuộc đời. Hãy phát triển và bảo vệ một giá trị đạo đức bằng cách đưa ra các lập luận để chấp nhận nó. Hãy mơ những giấc mơ vĩ đại. Hãy làm việc cật lực. Hãy nghĩ cho bản thân mình. Hãy yêu tất cả những thứ các èm thích và những người các em cảm mến bằng tất cả tấm lòng của mình. Và hãy làm tất cả những điều đó, như thể các em đang bị thúc giục, mỗi giây mỗi phút, từng chút một. Hãy tin bữa tiệc nào rồi cũng tàn nhưng các em đừng bao giờ tham gia vào một cuộc vui khi đã đến lúc tàn, cho dù buổi chiều hôm nay có rực rỡ đến thế nào.
    (Trích Bài phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp trường trung học Wellesley – David McCullough, theo http://www.ehapu.edu.vn, ngày 5/6/2012)
    Câu 1 Đoạn trích trên chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào?
    Câu 2 Theo anh/ chị, David McCullough muốn nhắn gửi điều gì qua câu: “Trước khi các em nghĩ đến chuyện bay cao bay xa, hãy tập làm bất cứ thứ gì, có thể cả những thứ chẳng có ý nghĩa gì chứ không phải chỉ là những điều các em thích hay cho là quan trọng.”?
    Câu 3 Anh/ Chị hiểu câu: “Coi việc đọc như nguồn sống của cuộc đời.” như thế nào?
    Câu 4 Anh/ Chị có đồng tình với quan điểm của tác giả: “Hãy nghĩ cho bản thân mình.” không? Vì sao?
    LÀM VĂN (7,0 điểm)
    Câu 1 (2,0 điểm)
    ”Hãy mơ những giấc mơ vĩ đại.” (David McCullough)-Nên hay không nên?
    Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của anh/ chị về vấn đề trên.
    Câu 2 (5,0 điểm)
    Trong đoạn trích Đất Nước (trích Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm), “các chất liệu của văn hoá dân gian được sử dụng nhuần nhị sáng tạo, đem lại sức hấp dẫn cho đoạn trích” (Dẫn theo Ngữ văn 12, tập một, Sđd, tr. 123).
    Anh/ Chị hãy chọn và phân tích một đoạn thơ trong đoạn trích Đất Nước để làm sáng tỏ ý kiến trên.

    ĐỀ 9

    ĐỌC HIỂU (3 điểm)
    Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
    QUÁN HÀNG PHÙ THUỶ
    Một phù thuỷ
    Mở quán hàng nho nhỏ
    “Mời vào đây
    Ai muốn mua gì cũng có!”
    Tôi là khách đầu tiên
    Từ bên trong Phù thuỷ ló ra nhìn:
    “Anh muốn gì?”
    “Tôi muốn mua tình yêu,
    Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn…”
    “Hàng chúng tôi chỉ bán cây non
    Còn quả chín, anh phải trồng. Không bán!”
    (K. Badjadjo Pradip – Thái Bá Tân dịch)
    Câu 1 Bài thơ trên có sự kết hợp những phương thức biểu đạt nào?
    Câu 2 Câu nói “Mời vào đây – Ai muốn mua gì cũng có!” cho thấy điều gì ở phù thuỷ?
    Câu 3 Mong muốn của vị khách “Tôi muốn mua tình yêu – Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn” cho thấy vị khách là con người như thế nào?
    Câu 4 Anh/ Chị có đồng tình với quan điểm của phù thuỷ ở hai câu thơ cuối bài không? Vì sao?
    LÀM VĂN (7 điểm)
    Câu 1 (2,0 điểm)
    Từ nội dung của bài thơ Quán hàng phù thuỷ ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề: Làm thế nào để có hạnh phúc?
    Câu 2 (5,0 điểm)
    Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” được thể hiện như thế nào trong đoạn thơ sau?
    Em ơi em
    Hãy nhìn rất xa
    Vào bốn nghìn năm Đất Nước
    Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
    Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta
    Cần cù làm lụng
    Khi có giặc người con trai ra trận
    Người con gái trở về nuôi cái cùng con
    Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
    Nhiều người đã trở thành anh hùng
    Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ
    Nhưng em biết không
    Có biết bao người con gái, con trai
    Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
    Họ đã sống và chết
    Giản dị và bình tâm
    Không ai nhớ mặt đặt tên
    Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
    Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
    Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cái
    Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
    Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
    Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái
    Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
    Có nội thù thì vùng lên đánh bại
    Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân
    Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại
    Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi ”
    Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
    Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
    Đi trả thù mà không sợ dài lâu…
    (Trích Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm, theo Ngữ văn 12, tập một, Sđd, tr. 121 – 122)

    ĐỀ 10

    ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
    Theo kết quả khảo sát gần đây của Trung tâm Hỗ trợ và tư vấn tâm lí (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội), có đến 65,4% sinh viên năm thứ nhất tại một số trường đại học chưa hiểu hết về mục đích, ý nghĩa của ngành mình học; 50,8% không biết học xong sẽ làm việc gì và nơi nào tuyển dụng họ. Khi được hỏi về mức độ thoả mãn với nghề đã chọn, có đến 75,6% sinh viên cho biết họ ít thoả mãn với sự lựa chọn của mình, “vào học rồi mới biết mình không hợp”; 32,4% sinh viên muốn được thi lại vào năm sau… Kết quả này cho thấy có nhiều bạn trẻ không chọn đúng nghề như mong muốn.
    Những sai lầm chủ quan trong việc lựa chọn ngành học thường bắt đầu từ quan niệm mang nặng tính thực dụng: Ngành này có dễ xin việc làm, có thu nhập cao, có được làm việc ở thành phố hay không?
    Sai lầm có thể đến với người chọn nghề theo truyền thống gia đình, theo sự thành đạt của người thân, theo sự rủ rê của bạn bè… mà không quan tâm đến sự phù hợp của nghề đối với năng lực, nguyện vọng bản thân. Thậm chí, nhiều thí sinh không tự chọn ngành, chọn nghề để đăng ký thi đại học mà người lựa chọn, người làm hồ sơ chính là bố mẹ của thí sinh.
    Ngoài ra, một sai lầm phổ biến nữa là chọn nghề hời hợt theo kiểu “nước đến chân mới nhảy”. Nhiều học sinh đến năm lớp 12 vẫn chưa tìm hiểu và chưa quyết định chọn nghề. Bởi vậy,… có khá nhiều thí sinh nộp 4, 5 bộ hồ sơ, thậm chí có người đã nộp 9 – 13 bộ để “chống trượt”.
    Việc chọn sai nghề khiến bản thăn khó phát huy năng lực, giảm năng suất và hiệu quả lao động, từ đó dẫn tới tâm lí chán nản, thất vọng, thiếu tự tin, mất dần động lực làm việc.
    Lúc ấy, nếu muốn bắt đầu với nghề khác thì phải chịu tốn kém, mất thời gian học nghề mới… Đối với xã hội, việc có nhiều cá nhân lựa chọn sai nghề sẽ gây lãng phí cho công tác đào tạo và đào tạo lại, năng suất lao động không cao, nảy sinh nhiều xáo trộn cho hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức (có nhiều người bỏ nghề, chuyển nghề).
    (Trích 3/4 sinh viên chọn nhầm ngành học – Nhã Anh, theo http:// www.petrotimes.vn)
    Câu 1 Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
    Câu 2 Những con số được nêu ra ở phần đầu của đoạn trích cho thấy điều gì?
    Câu 3 Anh/ Chị có đồng tình với quan điểm: “Việc chọn sai nghề khiến bản thân khó phát huy năng lực, giảm năng suất và hiệu quả lao động, từ đó dẫn tới tâm lí chán nản, thất vọng, thiếu tự tin, mất dần động lực làm việc không? Vì sao?
    Câu 4 Anh/ Chị hãy rút ra cho mình 02 bài học trong việc lựa chọn ngành học hoặc công việc trong tương lai.
    LÀM VĂN ( (7,0 điểm)
    Câu 1 (2,0 điểm)
    Từ nội dung của đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề:
    Định hướng nghề nghiệp cho học sinh Trung học phổ thông – Nên hay không nên?
    Bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh) là những lời giãi bày của một tâm hồn phụ nữ đang yêu.
    Lời giãi bày nào của nhà thơ khiến anh/ chị thấy ấn tượng hơn cả? Hãy chọn và phân tích một đoạn thơ (từ 8 dòng thơ trở lên) thể hiện lời giãi bày ấy.

    ĐỀ 11

    ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
    Nói chung, sách có 2 loại, sách nền tảng và sách kĩ năng. Đọc sách kĩ năng (kĩ năng sống, kĩ năng hành xử, kĩ năng làm việc…) thì cũng rất tốt và cần thiết, nhưng sẽ tốt hơn nhiều nếu đọc sách văn hoá, sách khai minh (để hình thành bản tính bên trong, phần gốc rễ) rồi mới đọc sách kĩ năng (để hoàn thiện hành xử bên ngoài, phần cành lá). Như cuốn “Đắc nhân tâm”, hồi trẻ thì tôi rất thích thú cuốn này, nhưng sau này tôi không thích lắm, vì nó khác nhiều với tinh thần cốt lõi của “giáo dục khai phóng và con người tự do” mà tôi theo đuổi.
    Tôi nghĩ, thay vì chỉ cố tìm cách học những thủ thuật hay chiêu trò để lấy lòng hay thuyết phục người khác thì con người ta cần nâng tầm vóc văn hoá của mình lên, làm giàu lương tri và phẩm giá của mình, khi đó chỉ cần sống đúng với con người của mình (sống thực, sống tự do), không cần dùng bất cứ chiêu trò hay mẹo vặt nào mà vẫn được người khác tôn trọng, quý mến và tin tưởng. Ngược lại, nếu mình chỉ học toàn những thủ thuật, chiêu trò, mánh khoé, mẹo vặt để lấy lòng người khác mà bản tính bên trong con người mình lại không ra gì thì về lâu dài sẽ rất nguy hiểm cho chính mình và cho xã hội. Bởi lẽ, với những thủ thuật tinh vi học được thì có thể giúp mình thành công nhất thời, nhưng dẫn dà mình sẽ tự biến mình thành kẻ hai mặt (bản tính bên trong khác hẳn hành vi bên ngoài), còn xã hội với nhiều con người như vậy sẽ sụp đổ niềm tin và ngày một trở nên dối trá hơn. Do vậy, người đọc khôn ngoan sẽ đi vào những cuốn sách “tu thân” mang trong mình những giá trị khai minh tiến bộ chứ không chỉ những cuốn sách thiên về chiêu trò, mánh khoé.
    (Nhà giáo Giản Tư Trung, Hiệu trường Trường Doanh nhân PACE,
    Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục (IRED))
    Câu 1 Phương thức biểu đạt chính, được sử dụng trong đoạn trích trên là gì?
    Câu 2 Điểm khác nhau cơ bản giữa sách nền tảng và sách kĩ năng?
    Câu 3 Dựa vào đoạn trích, anh/ chị hiểu thế nào là “người đọc khôn ngoan”?
    Câu 4 Chia sẻ một kinh nghiệm khác của riêng anh/ chị về việc đọc sách.
    LÀM VĂN (7,0 điểm)
    Câu 1 (2,0 điểm)
    Đọc sách nền tảng trước, đọc sách kĩ năng sau là một lựa chọn thông minh.
    Ý kiến của anh/ chị như thế nào? Trình bày trong một đoạn văn khoảng 200 chữ.
    Câu 2 (5,0 điểm) Số phận và vẻ đẹp của nhân vật Mị trong đoạn tích Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài).

    ĐỀ 12

    ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
    Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
    Ngày Hạnh phúc được lấy ý tưởng từ Bhutan, một vương quốc bé nhỏ nằm sâu trong lục địa miền đông Himalayas, là nước được đánh giá là có chỉ số hạnh phúc cao dựa trên các yếu tố về môi trường, tinh thần, mức sống của người dân, chất lượng quản lí, sức khoẻ và giáo dục. Đây là đất nước ghi nhận uy thế của hạnh phúc quốc gia hơn là thu nhập quốc dân từ những năm đầu tiên của thập kỉ 70, thế kỉ XX và nổi tiếng với việc thực thi mục tiêu tổng hạnh phúc quốc gia thay vì tổng sản phẩm quốc nội.
    Ngày Quốc tế Hạnh phúc được Liên hợp quốc lựa chọn và tuyên bố vào tháng 6/2012. 193 nước thành viên, trong đó có Việt Nam, cùng cam kết sẽ ủng hộ ngày này bằng các nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống, xây đựng xã hội công bằng, phát triển bền vững nhằm đem lại hạnh phúc cho người dân.
    Liên hợp quốc chọn ngày 20/3 là Ngày Quốc tế Hạnh phúc bởi đây là một ngày đặc biệt trong năm, mặt trời nằm ngang đường xích đạo, độ dài của đêm và ngày bằng nhau, là biểu tượng cho sự cân bằng, hài hoà của vũ trự, cũng là biểu tượng của sự cân bằng giữa âm và dương, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa ước mơ và hiện thực… Bởi vậy ngày 20/3 – Ngày Quốc tế Hạnh phúc, cũng truyền tải thông điệp: cân bằng, hài hoà là một trong những chìa khoá của hạnh phúc.
    (Tổng hợp từ Internet)
    Câu 1 Ở vương quốc Bhutan, chỉ số hạnh phúc được đánh giá dựa trên các yếu tố nào?
    Câu 2 Vì sao Liên hợp quốc chọn ngày 20/3 hằng năm làm Ngày Quốc tế Hạnh phúc?
    Câu 3 Từ đoạn trích trên, anh/ chị hiểu mối quan hệ giữa thu nhập quốc dân với chỉ số hạnh phúc như thế nào?
    Câu 4 Một quan niệm khác của anh/ chị về hạnh phúc.
    LÀM VĂN ( (7,0 điểm)
    Câu 1 (2,0 điểm)
    Anh/ Chị” có ý kiến như thế nào về quan niệm được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “cân bằng, hài hoà là một trong nhũng chìa khoá của hạnh phúc”? Trình bày ý kiến của mình trong đoạn văn khoảng 200 chữ.
    Câu 2 (5,0 điểm)
    Màu sắc Tây Bắc trong đoạn trích Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.

    ĐỀ 13

    ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
    Hãy lắng nghe! Cuộc cách mạng thông tin đã bao phủ thế giới bằng những thiết bị. Bạn có thể bắt được sóng điện thoại di động ở giữa châu Phi hay gửi thư điện tử cho bạn bè từ máy tính xách tay trong khi đang bay qua Đại Tây Dương. Công nghệ thật tuyệt vời, nhưng cùng với nó là cái giá phải trả: rác điện tử.
    Rác điện tử là loại rác thải tăng nhanh nhất trên toàn thế giới. Và nó cũng không phải là loại rác “tốt”. Màn hình máy tính chứa chì. Pin chứa lithi. Và đến lượt kẽm, đồng, thuỷ ngân chảy đầy trong bộ phận điện tử của các máy móc hiện đại. Đốt những thứ này sẽ làm ô nhiễm bầu không khí của chúng ta. Khi bị quẳng vào đống rác, các độc tố sẽ thấm vào đất làm nhiễm bẩn đất trồng và nguồn nước ngầm.
    Một vấn đề nghiêm trọng.
    Khoảng 130 triệu điện thoại di động bị vứt đi mỗi năm. Những thứ bị vứt đi hằng năm sẽ nhanh chóng nhiều bằng số mua vào. Chúng ta có khoảng hai tỉ chiếc điện thoại di động trên hành tinh, nhưng đó chỉ là phần nhỏ cửa bức tranh. Bây giờ, hãy cộng thêm 50 triệu màn hình máy tính, chúng ta có một đống rác thải mà khi chồng cái nọ lên cái kia, sẽ vượt qua chiều dài từ trái đất đến vệ tinh xa nhất.
    (Trích Sách xanh – Elizabeth Rogers, Thomas M.Kostigen, NXB Thế giới, H„ 2010, tr. 68 – 69)
    Câu 1 Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
    Câu 2 Từ đoạn tích trên, anh/ chị hãy nêu một định nghĩa về rác điện tử.
    Câu 3 Vì sao rác điện tử không phải là loại rác “tốt”?
    Câu 4 Anh/ Chị hãy nêu ít nhất 02 việc làm cụ thể có thể giúp hạn chế ảnh hưởng của rác điện tử.
    LÀM VĂN (7,0 điểm)
    Câu 1 (2,0 điểm)
    Hạn chế sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại có phải là cách tốt nhất để bảo vệ môi trường khỏi sự ô nhiễm của rác điện tử không?
    Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày quan điểm của anh/ chị.
    Câu 2 (5,0 điểm) Có người cho rằng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, cái đói vừa là một cơ hội vừa là một thử thách.
    Anh/ Chị nghĩ như thế nào về ý kiến trên?

    ĐỀ 14

    ĐỌC HIỂU (3 điểm)
    Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
    Nhiều người cho rằng có tiền là có tất cả. Tiền bạc quả thật có sức mạnh lớn lao. Nhưng tiền bạc không phải là vạn năng.
    Nó có thể mua được chiếu giường, nhưng không mua được giấc ngủ.
    Nó có thể mua được châu ngọc, nhưng không mua được sắc đẹp
    Nó có thể mua được giấy bút, nhưng không mua được ý thơ
    Nó có thể mua được nhà cửa, nhưng không mua được gia đình
    Nó có thể mua được thức ăn, nhưng không mua được sự ngon miệng
    Nó có thể mua được trò chơi, nhưng không mua được niềm vui
    Nó có thể mua được xu nịnh, nhưng không mua được lòng trung thành
    Nó có thể mua được cánh hẩu, nhưng không mua được tình bạn
    Nó có thể mua được sự phục tùng, nhưng không mua được lòng kính trọng
    Nó có thể mua được quyền thế, nhưng không mua được trí tuệ
    Nó có thể mua được thể xác, nhưng không mua được tình yêu
    Nó có thể mua được vũ khí, nhưng không mua được hòa bình.
    (Theo Thác-cơ-rê, dẫn theo Ngữ văn 11 Nâng cao, tập hai,
    NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr. 17)
    Câu 1 Đoạn trích trên sử dụng thao tác lập luận nào?
    Câu 2 Tác giả sử dụng thao tác lập luận đó nhằm mục đích gì?
    Câu 3 Hãy nêu cách hiểu của anh/ chị về một lí lẽ được nêu trong đoạn trích trên.
    Câu 4 Anh/ Chị có đồng tình với quan điểm “tiền bạc không phải là vạn năng” không? Vì sao?
    LÀM VĂN ( (7,0 điểm)
    Câu 1 (2,0 điểm)
    Từ nội dung của đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề: Nếu không có tiền…
    Câu 2 (5,0 điểm)
    Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng “sóng” trong bài thơ cung tên của Xuân Quỳnh.

    ĐỀ 15

    ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
    Người làm xiếc đi dây rất khó
    Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn
    Đi trọn đời trên con đường chân thật.
    Yêu ai cứ bảo là yêu
    Ghét ai cứ bảo là ghét
    Dù ai ngon ngọt nuông chiều
    Cũng không nói yêu thành ghét
    Dù ai cầm dao doạ giết
    Cũng không nói ghét thành yêu.
    Tôi muốn làm nhà văn chân thật chân thật trọn đời
    Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi
    Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã
    Bút giấy tôi ai cướp giật đi
    Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá.
    (Phùng Quán, Lời mẹ dặn (trích), dẫn theo http://www. thivien.net)
    Câu 1 Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
    Câu 2 Anh/ Chị hiểu như thế nào về ý thơ: “Tôi muốn làm nhà văn chân thật – chân thật trọn đời”?
    Câu 3 Nêu cảm nhận của anh/ chị về nhân vật “tôi” trong đoạn thơ trên. (Trả lời trong khoảng 3-5 dòng.)
    Câu 4 Anh/ Chị có đồng tình với quan điểm “Người làm xiếc đi dây rất khó – Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn – Đi trọn đời trên con đường chân thật” không? Vì sao?
    LÀM VĂN (7,0 điểm)
    Câu 1 (2,0 điểm)
    Từ đoạn thơ ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) với chủ đề: Làm một người chân thật.
    Câu 2 (5,0 điểm)
    Phân tích cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác trong đoạn trích kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ (theo SGK Ngữ văn 12 Nâng cao, tập một hoặc SGK Ngữ văn 12, tập hai).

    ĐỀ 16

    ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
    Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày.
    Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ?
    Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.
    Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức…
    (Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012, tr. 43 – 44)
    Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
    Câu 2 Nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau: “Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức ưanh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là nhũng màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phái bạn”.
    Câu 3 Anh/ Chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Đừng để ai đánh cắp ước mơ củá bạn.”?
    Câu 4 “Ước mơ cháy bỏng nhất” của anh/ chị là gì? Anh/ Chị sẽ làm gì để biến ước mơ đó thành hiện thực? (Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.)
    LÀM VĂN (7,0 điểm)
    Câu 1 (2,0 điểm)
    Từ nội dung của đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy vỉết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) với chủ đề: Theo đuổi ước mơ.
    Câu 2 (5,0 điểm)
    Phân tích bi kịch của Hồn Trương Ba trong đoạn trích kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ (theo SGK Ngữ văn 12 Nâng cao, tập một hoặc SGK Ngữ văn 12, tập hai) khi phải sống “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”.

    ĐỀ 17

    ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
    Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
    Những rủi ro lớn và lâu ta gọi là nghịch cảnh; mà nghịch cảnh thường giữ một chức vụ quan trọng trong sự thành công.
    Bệnh tật liên miên là một nghịch cảnh phải không bạn?
    Nhưng nếu Voltaire không đau vặt, về già phải nằm trên giường quanh năm thì chắc gì ông đã sáng tác được nhiều như vậy?…
    Ông Ben Fortson bị tai nạn xe hơi, cụt cả hai chân mà không cho như vậy là nghịch cảnh, còn mừng là diễm phúc vì nằm liệt một chỗ, ông đọc được rất nhiều sách về chính trị, kinh tế, xã hội, thành một nhà bác học có tài hùng biện rồi được bầu làm thống đốc một tiểu bang ở Mĩ.
    Nếu không bị loà chưa chắc Milton đã thành một thi hào của muôn thuở và nhạc sĩ Beethoven nếu không bị điếc thì tài nghệ của ông chắc gì đã tới mức tuyệt đích?
    Charles Darwin nhờ tàn tật mà lập nên sự nghiệp. Ông nói: “Nếu thân tôi không là cái xác vô dụng, chưa chắc tôi đã có đủ sức mạnh tinh thần để biểu minh lí thuyết của tôi
    Bà Helen Keller hồi hai tuổi bị bệnh nặng, hoá đui, điếc, lớn lên lại nghèo tới nỗi có hồi phải ngủ trong một nhà xác. Vậy mà bà thắng được nghịch cảnh, học rộng, viết bảy cuốn sách, đi diễn thuyết khắp châu Mĩ và châu Âu, được Mark Twain cho là một người lạ lùng nhất, ngang hàng với Nã Phá Luân ở thế kỉ XIX.
    Nhiều bạn trẻ thường phàn nàn với tôi vì cảnh nhà nghèo túng, học không được lâu và làm ăn cũng không được. Nghèo túng là một nghịch cảnh thật, nhưng biết lợi dụng nó thì nó lại là một tay sai đắc lực giúp ta thành công. Chính vì nghèo khổ, người ta mới ham tự học, thấy cần phải tự học.
    J.J. Rousseau trên mười tuổi đã phải đi lang thang khắp nơi, làm đủ các nghề để kiếm ăn, nhờ có chí, biết tự học trong lúc rảnh mà nổi danh là một triết gia, ảnh hưởng lớn đến thế giới. Một người hỏi ông: “ông học tại những trường nào mà giỏi như vậy?”, ông đáp: “Học trong trường nghịch cảnh”. Elibu Burrit mười sáu tuổi tập nghề thợ rèn, mỗi ngày đập sắt mười một giờ mà còn có thì giờ học ngoại ngữ, sau ông thông 18 sinh ngữ và 32 thổ ngữ, thiên hạ gọi là “nhà bác học thợ rèn”. Những người không chịu học, đọc truyện ông chắc phải mắc cỡ.
    Trên đường doanh nghiệp, cảnh nghèo thường kích thích hoạt động chứ không phải luôn luôn là một trở ngại.
    Hầu hết những ông vua thép, vua báo, vua dầu lửa, vua xe hơi ở Âu – Mĩ đều xuất thân hàn vi hơn bạn và tôi. Họ đã phải bán báo, đánh giày, lượm rác, làm bồi phòng,… chỉ nhờ hai bàn tay trắng mà làm nên sự nghiệp.
    Cổ nhân đã nhận xét đúng: “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”, vì hễ nghèo thì bị tủi nhục, bị hiếp đáp nên người ta quyết tâm thắng nó, tận lực cải thiện đời sống, đem cả tâm trí ra phấn đấu đến cùng, và sớm muộn gì người ta cũng thắng, cũng hoá giàu.
    Vả lại, có nghèo người ta mới dám mạo hiểm để làm lớn, không sợ thất bại, thắng thì được tất cả mà thua thì chẳng mất gì. Giàu có sinh nhút nhát, lười biếng nên một người Pháp đã nói: “Những con ngựa mập không chạy được nhanh” và một nhà doanh nghiệp nọ phàn nàn với bạn như vầy: “Tôi biết thằng con tôi, nó có nhiều đức tính lắm, song nó có một cái bất lợi rất lớn là nó sinh trong một nhà giàu”.
    (Nguyễn Hiển Lê, Rèn nghị lực để lập thăn, dẫn theo http://www. chungta.com)
    Câu 1 Câu văn nào khái quát nội dung của đoạn trích trên?
    Câu 2 Việc nêu lên những tên tuổi cụ thể trong đoạn trích nhằm mục đích gì?
    Câu 3 Anh/ Chị hiểu như thế nào về câu nói: “Tôi biết thằng con tôi, nó có nhiều đức tính lắm, song nó có một cái bất lợi rất lớn là nó sinh trong một nhà giàu.”?
    Câu 4 Qua đoạn trích, anh/ chị rút ra bài học gì cho bản thân? (Trả lời trong khoảng 5 dòng.)
    LÀM VĂN ( (7,0 điểm)
    Câu 1 (2,0 điểm)
    Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Nghèo túng là một nghịch cảnh thật, nhưng biết lợi dụng nó thì nó lại là một tay sai đắc lực giúp ta thành công”
    Câu 2 (5,0 điểm)
    Nhận định về đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975, có ý kiến cho rằng văn học giai đoạn này “chủ yếu mang khuynh hướng sử thi” (dẫn theo Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, trang 12).
    Anh/ Chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên

    ĐỀ 18

    ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
    Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
    Chỉ số thông minh, hay IQ (viết tắt của Intelligence Quotient trong tiếng Anh), thường được cho là có liên quan đến sự thành công trong học tập, trong công việc. Những nghiên cứu gần đây cho thấy có sự liên quan giữa IQ và sức khoẻ, tuổi thọ (những người thông minh thường có nhiều kiến thức hơn trong việc chăm sóc bản thân) và cả số lượng từ mà người đó sử dụng…
    Vai trò của di truyền và môi trường tác động lên trí thông minh là một đề tài nghiên cứu từ rất lâu. Khả năng kế thừa của một gen từ thế hệ trước sang thế hệ sau được biểu diễn bằng một số trong khoảng từ 0 đến 1, gọi là hệ số di truyền. Nói một cách khác, hệ số di truyền là phần trăm khả năng di truyền cho đời sau của một gen… Cho đến gần đây, hệ số di truyền hầu hết chỉ được nghiên cứu ở trẻ em và người ta cho rằng hệ số di truyền trung bình là 0,5. Điều này cho thay một nửa số gen của số trẻ được nghiên cứu là gen đã biến dị. Phần còn lại được giải thích rằng do tính toán sai hay do yếu tố môi trường. Con số 0,5 cho thay trí thông minh một phần là do thừa kế từ cha mẹ. Nghiên cứu ở người lớn tuy vẫn chỉ ở những mức rất sơ khai nhưng cũng có những kết quả rất thú vị: hệ số di truyền có thể lên đến 0,8.
    Yếu tố môi trường đóng vai trò rất lớn trong nhiệm vụ xác định, trí thông minh trong một số trường hợp. Một chế độ dinh dưỡng hợp lí trong lúc nhỏ được cho là rất quan trọng; sự dinh dưỡng kém có thể làm suy giảm trí thông minh. Một số nghiên cứu khác về yếu tố môi trường còn cho rằng thai phụ trước khi sinh hay cho con bú nếu tiếp xúc với những loại độc tố hay thiếu các vitamin và muối khoáng quan trọng có thể ảnh hưởng đến IQ của đứa bé. Trong xã hội đã phát triển, môi trường trong gia đình có thể tạo ra 25% sự khác biệt. Tuy nhiên, khi lớn lên, điều này hầu như biến mất.
    (Theo http://www. vi.wikipedia.org)
    Câu 1 Xác định nội dung chính cửa đoạn trích
    Câu 2 Theo tác giả đoạn trích, chỉ số thông minh được cho là có liên quan đến điều gì?
    Câu 3 Anh/ Chị hiểu như thế nào về ý kiến sau khi nói về chỉ số IQ của con người: “Trong xã hội đã phát triển, môi trường trong gia đình có thể tạo ra 25% sự khác biệt. Tuy nhiên, khi lớn lên, điều này hầu như biến mất.”?
    Câu 4 Anh/ Chị thấy thông tin nào trong đoạn trích có ý nghĩa với cuộc sống của bản thân mình? Vì sao?
    LÀM VĂN (7,0 điểm)
    Câu 1 (2,0 điểm) :
    Từ nội dung của đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị có suy nghĩ gì về câu nói của Thomas Edison: “Trong thành công của tôi có 99% là mồ hôi và nước mắt, chỉ có 1% là do trời phú”? (Trình bày trong đoạn văn khoảng 200 chữ.)
    Câu 2 (5,0 điểm)
    “Phong cách là những nét riêng biệt, độc đáo của một tác giả trong quá trình nhận thức và phản ánh cuộc sống, những nét độc đáo ấy thể hiện trong tất cả các yếu tố nội dung và hình thức của từng tác phẩm cụ thể.”
    (Dần theo Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, trang181)
    Anh/Chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

    ĐỀ 19

    ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
    Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
    Cô đơn kéo dài có thể dẫn đến một loạt các yấn đề sức khoẻ như rối loạn lo lắng, trầm cảm và lạm dụng thuốc. Đó cũng là yếu tố có nguy cơ gây ung thư và các bệnh tim mạch. Từ lâu mọi người biết rằng những người tách biệt với xã hội có hệ miễn dịch kém hơn so với những người thường xuyên giao tiếp trong xã hội. Trong vài năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã tìm ra cơ chế sinh học lí giải mối liên hệ giữa cảm giác cô đơn và sức khoẻ kém. Nhóm người này có mức hormone gây căng thẳng tăng. Dường như những hormone này biến đổi cấu trúc gen trong các tế bào của hệ miễn dịch, cơ quan có chức hăng giúp cơ thể chống viêm nhiễm. Điều thú vị là những giao tiếp trực tiếp với người khác có thể giúp giải phóng hormone oxytocin, loại hormone giúp cơ thể có khả năng kháng viêm.
    Các nhà nghiên cứu Mĩ cho rằng tác động tiêu cực của sự cô đơn đối với sức khoẻ con người tương đương với việc hút 15 điếu thuốc lá mỗi ngày hoặc nghiện rượu. Tác hại này cao hơn so với hiện tượng không tập thể dục hoặc béo phì. Các nhà nghiên cứu nhận thấy các mối quan hệ xã hội như bạn bè, gia đình, hàng xóm và đồng nghiệp giúp cải thiện sức khoẻ khoảng 50%. Chúng ta cần nhớ rằng sự cô đơn không hoàn toàn giống cảm giác ở một mình. Vào thập kỉ 70 của thế kỉ trước, nhà tâm lí học Robert Weiss đã nêu ra định nghĩa về sự cô đơn: đó là tình trạng tâm thần lo âu do con người cảm thấy xa lạ hoặc bị người thân xa lánh, thiếu thốn những cảm xúc thân mật trong các mối quan hệ và các hoạt động chung với người khác.
    Hoàng Nhật (Theo Internet)
    Câu 1 Mục đích chính của tác giả đoạn trích là gì?
    Câu 2 Qua đoạn trích, anh/ chị hiểu thế nào là trạng thái cô đơn?
    Câu 3 Theo anh/ chị, những thông tin nào về tác hại của trạng thái cô đơn trong đoạn trích khiến cho người đọc phải “giật mình”?
    Câu 4 Giả sử anh/ chị có người bạn thường xuyên rơi vào trạng thái cô đơn, anh/ chị sẽ khuyên người bạn đó những gì?
    LÀM VĂN (7,0 điểm)
    Câu 1 (2,0 điểm)
    Trạng thái cô đơn có phải luôn mang đến những tác hại như đã nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu? Trình bày một quan niệm khác của anh/ chị trong đoạn văn khoảng 200 chữ.
    Câu 2 (5,0 điểm)
    Tình huống truyện đặc sắc của tác phẩm Vợ nhặt (Kim Lân).

    ĐỀ 20

    ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
    Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
    Vụ chiếc tàu Titanic bị chìm ngoài khơi Bắc Đại Tây Dương đêm 15/4/1972 làm hơn 1500 người thiệt mạng đã không ngừng làm đề tài cho bao tác phẩm văn chương nghệ thuật. Titanic có nghĩa là vĩ đại. Đặt tên như thế cho con tàu, con người muốn nói lên niềm kiêu hãnh cho một công trình có một không hai vào thời bấy giờ. Nhưng cái vĩ đại mà con người tưởng mình có thể đạt được trong tiến bộ khoa học kĩ thuật ấy không là gì trước sức mạnh thiên nhiên.
    Sau khi chiếc tàu vĩ đại ấy bị đắm, một tờ báo xuất bản ở Anh đã đăng kề nhau hai bức ảnh minh hoạ có nội dung như sau: Trong bức ảnh thứ nhất, người ta thấy chiếc tàu chạm vào tảng băng, bên dưới có dòng chữ: “Sự yếu đuối của con người và sức mạnh của thiên nhiên”. Còn bức ảnh thứ hai, người ta lại thấy một người đàn ông nhường chiếc phao cấp cứu của mình cho người đàn bà đang bế con trên tay. Lần này, bức ảnh được chú thích bằng dòng chữ: “Sự yếu đuối của thiên nhiên và sức mạnh của con người”.
    Sức mạnh, sự vĩ đại đích thực của con người hẳn không nằm trong khả năng chinh phục hay chế ngự thiên nhiên, mà chính là trong khả năng chế ngự được bản thân, vượt thắng sự ích kỉ. Mahatma Gandhi, người giành độc lập cho Ấn Độ bằng cuộc đấu tranh bất bạo động, đã nói: “Sức mạnh vĩ đại nhất mà nhân loại có trong tay chính là tình yêu”.
    (Tương Quan, Phép màu nhiệm của đời, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2004, tr. 72 – 73)
    Câu 1 Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
    Câu 2 Văn bản có 3 đoạn, hãy nêu nội dung của từng đoạn.
    Câu 3 Anh/ Chị hiểu như thế nào về “sức mạnh của con người” trong dòng chữ chú thích dưới bức ảnh thứ hai?
    Câu 4 Theo anh/ chị, thông điệp sâu sắc nhất của văn bản trên là gì?
    LÀM VĂN (7,0 điểm)
    Câu 1 (2,0 điểm)
    “Sức mạnh vĩ đại nhất mà nhẫn loại có trong tay chính là tình yêu” (Mahatma Gandhi).
    Bàn luận về ý kiến trên một trong đoạn văn (khoảng 200 chữ).
    Câu 2 (5,0 điểm)
    Nhận xét về nhân vật Tnú trong truyện Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), có ý kiến cho rằng Tnú là nhân vật đậm màu sắc sử thi nhưng vẫn có tính cách riêng biệt, độc đáo.
    Anh/ Chị hãy bình luận ý kiến trên.

    ĐỀ 21

    ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
    Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
    LÁ ĐỎ
    Gặp em trên cao lộng gió
    Rừng lạ ào ào lá đỏ
    Em đứng bên đường như quê hương
    Vai áo bạc quàng súng trường
    Đoàn quân vẫn đi vội vã
    Bụi Trường Sơn nhoà trời lửa
    Chào em em gái tiền phương
    Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn…
    1974 – Nguyễn Đình Thi
    (Tuyển tập thơ Việt Nam giai đoạn chống Mĩ cứu nước, NXB Hội Nhà văn, H, 1999)
    Câu 1 Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
    Câu 2 Hình ảnh so sánh “Em đứng bên đường như quê hương/ Vai áo bạc quàng súng trường” gợi lên vẻ đẹp nào của nhân vật “em”?
    Câu 3 Sức gợi của hình ảnh “Rừng lạ ào ào lá đỏ” và “Bụi Trường Sơn nhoà trời lửa”?
    Câu 4 Anh/ Chị có nhận xét gì về 2 câu thơ cuối bài?
    LÀM VĂN (7,0 điểm)
    Câu 1 (2,0 điểm)
    Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bình luận về vai trò của những người “em gái tiền phương” trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ của dân tộc ta.
    Câu 2 (5,0 điểm)
    Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.

    ĐỀ 22

    I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
    Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
    Rất nhiều người kiếm tìm sự an toàn và chắc chắn trong tư duy số đông. Họ nghĩ rằng nếu số đông người đang làm việc gì đó, việc đó chắc chắn phải đúng. Đó phải chăng là một ý tưởng tốt? Nếu mọi người chấp nhận nó, phải chăng đó là biểu tượng cho sự công bằng, liêm chính, lòng từ bi và sự nhạy cảm? Không hẳn. Tư duy số đông cho rằng Trái đất là tâm điểm của vũ trụ, nhưng Copernicus nghiên cứu những vì sao, các hành tinh và chứng minh một cách khoa học rằng Trái đất và những hành tinh khác trong thái dương hệ của chúng ta quay quanh Mặt trời. Tư duy số đông cho rằng phẫu thuật không cần những dụng cụ y tế sạch, nhưng Joseph Lister đã nghiên cứu tí lệ tử vong cao trong các bệnh viện và giới thiệu biện pháp khử trùng, ngay lập tức cứu được bao nhiêu mạng người. Tư duy số đông cho rằng phụ nữ không nên có quyền bỏ phiếu, tuy nhiên những người như Emmeline Pankhurst và Susan B. Anthony đã đấu tranh và giành được quyền đó. Tư duy so đông đưa Hitler lên nắm quyền lực ở Đức, nhưng đế chế của Hitler đã giết hại hàng triệu người và gần như tàn phá cả Châu Âu. Chúng ta luôn cần nhớ rằng có một Sự khác biệt lớn giữa sự chấp nhận và trí tuệ. Mọi người có thể nói rằng có sự an toàn trong một số trường hợp tư duy số đông, nhưng nó không phải lúc nào cũng đúng.
    (John Maxwell, Tôi tư duy, tôi thành đạt, NXB Lao động xã hội, 2012, tr. 130 – 131)
    Câu 1 Đoạn trích sử dụng thao tác lập luận chính nào?
    Câu 2 Đoạn trích trình bầy theo cách nào?
    Câu 3 Nêu tác dụng của phép lặp cấu trúc câu “Tư duy số đông…”.
    Câu 4 Qua đoạn trích trên, anh/ chị hiểu thế nào là “tư duy số đông”? Anh/ Chị ứng xử với “tư duy số đông” như thế nào?
    LÀM VĂN (7 điểm)
    Câu 1 (2,0 điểm)
    Tư duy số đông có phải là lực cản của sự thành công?
    Anh/ Chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về điều này.
    Câu 2 (5,0 điểm)
    Cảm nhận của anh/ chị về nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Ghâu.

    ĐỀ 23
    1. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

    Có một loại lực vô cùng mạnh mẽ, loại lực mà tới tận bây giờ khoa học cũng chưa thể tìm ra định nghĩa chính xác cho nó. Lực này bao gồm và chi phối mọi loại lực khác, thậm chí còn đứng sau vô vàn hiện tượng do vũ trụ vận hành mà chúng ta vẫn chưa thể lí giải. Đổ chính là TÌNH YÊU.
    Khi các nhà khoa học tìm kiếm một học thuyết chung cho VŨ trụ, họ đã bỏ qua lực vô hình nhưng mạnh mẽ nhất này. Tĩnh yêu là ánh sáng soi chiếu tâm hồn những người biết trao và nhận nó. Tình yêu là lực hấp dẫn, bởi nó khiến người ta cuốn hút lẫn nhau. Tình yêu là sức mạnh, bởi nó phát triển bản tính tốt đẹp nhất trong ta, giúp nhân loại không bị che mắt bởi sự ích kỉ mù quáng. Tình yêu hé lộ và gợi mở. Tình yêu có thể khiến chúng tà sống và chết. Tình yêu là Chúa và Chúa cũng chính là tình yêu.
    Loại lực này giải thích mọi điều và thổi ý nghĩa vào cuộc sống. Tuy nhiên chúng ta đã bỏ qua nó quá lâu. Có lẽ là do cúng ta vẫn duy trì nỗi sợ trước một thứ con người không thể nào hiểu và kiểm soát được.
    Để giúp khái niệm tình yêu trở nên dễ hình dung hơn, cha đã thực hiện một sự thay thế đơn giản trong phương trình nổi tiếng nhất của mình. Thay vì sử dụng công thức E = mc2, ta chấp nhận rằng, năng lượng hàn gắn thế giới có thể tạo ra từ tình yêu nhân với tốc độ ánh sáng bình phương. Chúng ta hoàn toàn có thể kết luận rằng: tình yêu chính là năng lượng bất khả chiến bại, bởi nó là vô hạn. […]
    Nếu loài người muốn tồn tại, nếu ta muốn tìm ý nghĩa của sự sống, nếu ta muốn bảo vệ thế giới và tất cả những giống loài khác, tình yêu chính là câu trả lời đầu tiên và duy nhất…
    (Trích Thư của Albert Einstein gửi con gái về một nguồn sức mạnh vô hình,
    Dẫn theo http://www. chungta.com)
    Câu 1 Thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích trên là gì?
    Câu 2 Chỉ ra và nêu tác dụng của 01 phép tu từ trong đoạn (2).
    Câu 3 Nhận xét về nét độc đáo của câu văn: “Thay vì sử dụng công thức E = mc2, ta chấp nhận rằng, năng lượng hàn gắn thế giới có thể tạo ra từ tình yêu nhân với tốc độ ánh sáng bình phương”.
    Câu 4 Bài học nhân sinh sâu sắc nhất mà anh/ chị rút ra sau khi đọc đoạn trích trên.
    LÀM VĂN (7,0 điểm)
    Câu 1 (2,0 điểm)
    Bình luận ý kiến trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Nếu loài người muốn tồn tại, nếu ta muốn tìm ý nghĩa của sự sống, nếu ta muốn bảo vệ thế giới và tất cả những giống loài khác, tình yêu chính là câu trả lời đầu tiên và duy nhất”. (Trình bày trong đoạn văn khoảng 200 chữ.)
    Câu 2 (5,0 điểm)
    Mối quan hệ giữa hiện thực cuộc sống, tác phẩm nghệ thuật và cảm quan của người nghệ sĩ trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.

    ĐỀ 24

    ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
    Đứng một mình không dễ. Không những nó có thể làm ta không được ưa thích, khi một mình, nhà văn Đan Mạch Dorthe Nors viết, chúng ta phải đối diện với cảm xúc của ta, quá khứ của ta, cuộc đời của ta, những vấp váp, sai lầm của ta, ta sẽ cảm thấy mình nhỏ bé, cần lòng dũng cảm để không lẩn tránh chúng.
    Đổi lại, điều ta nhận được là một sự vững vàng mà không phải bám víu vào sự tung hô của người khác. Một mình nhưng không cô đơn. Triết gia thế kỉ XIX Henry David Thoreau viết: “Tôi không cô đơn hơn một cây mao nhị hay bồ công anh trên một đồng cỏ, hay một lá đậu, hay một cây chua me đất, hay một con mòng, hay một con ong nghệ. Tôi không cô đơn hơn ngôi sao Bắc Đẩu, hay một ngọn gió nam, hay một cơn mưa tháng tư, hay băng tan tháng giêng
    Cuối cùng, một mình không có nghĩa là phải tách khỏi người khác một cách vật lí. Một mình là một quan điểm sống, một trạng thái tinh thần độc lập, nó không được đo bởi khoảng cách vật lí giữa một cá nhân và những người xung quanh. Các ẩn sĩ hiện đại không cần thiết phải lên núi. Họ vẫn ở trong xã hội, yên lặng, quan sát và tìm hiểu thế giới. Họ tự do trước các con sóng của đám đông để có thể quan tâm tới cộng đồng một cách sâu sắc hơn, đóng góp, cho cộng đồng một cách hiểu biết hơn. Vẻ đẹp của người đứng một mình là vẻ đẹp tự tại, với một niềm vui tự thân. Một niềm vui mà như nhà tu hành David Steindl-Rast diễn tả, không phụ thuộc vào những điều đang xảy ra.
    (Đặng Hoàng Giang, Bức xúc không làm ta vô can, NXB Hội Nhà văn, 2016, tr. 79-80)
    Câu 1 Theo tác giả đoạn trích, vì sao cần có lòng dũng cảm khi “đứng một mình”?
    Câu 2 Ạnh/ Chị hiểu như thể nào về quan niệm “Một mình nhưng không cô đơn”?
    Câu 3 Theo anh/ chị, nhan đề nào dưới đây phù hợp nhất với đoạn trích?
    – Đứng một mình không dễ
    – Một mình nhưng không cô đơn
    – Vẻ đẹp của người đúng một mình Lí giải sự lựa chọn của anh/ chị.
    Câu 4 Từ nội dung đoạn trích, anh/ chị rút ra cho mình bài học gì?
    LÀM VĂN (7,0 điểm)
    Câu 1 (2,0 điểm)
    “Đứng một mình” – nên hay không nên?
    Trả lời câu hỏi trên trong một đoạn văn khoảng 200 chữ.
    Câu 2 (5,0 điểin)
    Hình tượng con Sông Đà trong đoạn trích Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân.

    ĐỀ 25

    ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
    Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
    Như ta đã thấy, GDP không phản ánh được đầy đủ chất lượng cuộc sống, hay “mức độ phát triển”. Những vấn đề như bất bình đẳng, ô nhiễm môi trường, bạo lực xã hội, bất công,… không xuất, hiện trong đó. Người ta tính rằng, nếu tính đến những huỷ hoại môi trường ở Trung Quốc thì hằng năm phải đánh tụt GDP của nước này tới 3%. Luật pháp Brunei, nước giàu thứ năm trên thế giới theo thu nhập bình quân, cho phép ném đá tới chết những người đồng tính và những người ngoại tình. Ở Saudi Arabia, một quốc gia giàu có tương đương với Ý và New Zealand, phụ nữ không được phép lái ô tô, không được xuất cảnh mà không có nam giới đi kèm, và chỉ được bầu cử lần đầu vào năm 2015. Bạn có muốn sống ở những quốc gia “thịnh vượng” đó không?
    Càng ngày càng có nhiều tiếng nói cho rằng việc quá bị ám ảnh bởi GDP dẫn chúng ta tới một bế tắc trong triết lí phát triển. Cuộc chạy đua về GDP là cuộc chạy đua lạc lối. Thượng nghị sĩ Robert Kennedy của Mĩ có lần phát biểu: “GDP không bao gồm vẻ đẹp của thơ ca, sự bền vững của hôn nhân, mức sắc xảo của các cuộc tranh biện, mức liêm chính của viên chức. Nó không đo được lòng dũng cảm, trí tuệ hay cam kết của chúng ta với đất nước. Nó đo mọi thứ, trừ những gì làm cho cuộc sống này đáng sống. ” Gần đây nhất, năm 2009, nhà kinh tế học đoạt giải Nobel nổi tiếng Joseph Stiglitz yêu cầu chấm dứt “chủ nghĩa tôn thờ” GDP.
    (Đặng Hoàng Giang, Bức xúc không làm ta vô can, Sđd, tr. 113 – 114)
    Câu 1 Nêu quan điểm của tác giả về GDP.
    Câu 2 Những ví dụ về Trung Quốc, Brunei và Saudi Arabia giúp anh/ chị hiểu như thế nào về mối quan hệ giữa GDP và “chất lượng cuộc sống”?
    Câu 3 Anh/ Chị hiểu như thế nào về “chủ nghĩa tôn thờ” GDP và ý kiến: “Cuộc chạy đua về GDP là cuộc chạy đua lạc lối”?
    Câu 4 Từ đoạn trích trên, anh/ chị quan niệm thế nào là “cuộc sống đáng sống”?
    LÀM VĂN (7,0 điểm)
    Câu 1 (2,0 điểm)
    Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bình luận hiện tượng: “Ở Saudi Arabia, một quốc gia giàu có tương đương với Ý và New Zealand, phụ nữ không được phép lái ô tô, không được xuất cảnh mà không có nam giới đi kèm, và chỉ được bầu cử lần đầu vào năm 2015.”.
    Câu 2 (5,0 điểm)
    Về thể tuỳ bút, SGK Ngữ văn 12 Nâng cao, tập một, trang 159 cho rằng đây là thể loại có “tính chủ quản, tính trữ tình rât đậm, nhân vật chính là cái tôi của nhà văn. Cho nên sự hấp dẫn của tuỳ bút chủ yếu là sự hấp dẫn của cái tôi ấy”.
    Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên bằng việc phân tích “cái tôi” của Nguyễn Tuân trong đoạn trích Người lái đò Sông Đà.

    ĐỀ 26

    ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
    Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
    Người giàu không nhất thiết phải có bằng cấp đàng hoàng, nhưng đều đánh giá cao việc tự học qua đọc sách hằng ngày.
    Steve Siebold là tác giả cuốn “Người giàu suy nghĩ như thế nào” và là một triệu phú tự thân nổi tiếng tại Mĩ. Khi còn là cậu sinh viên nghèo rớt, Steve Siebold đã nhen nhóm mong muốn trở thành người giàu sau cuộc phỏng vấn với một triệu phú.
    Kể từ đó, suốt hơn 3 thập kỉ qua, Siebold vẫn tiếp tục phỏng vấn hơn 1.200 người thuộc top giàu nhất thế giới. Và ông nhận ra thú giải trí chung của họ là tự học bằng việc đọc sách,
    Business Insider trích lời của Siebold cho biết: “Hãy bước vào ngôi nhà của một người giàu có, và một trong những thứ đầu tiên bạn thấy sẽ là thư viện sách khổng lồ mà họ dùng để tự dạy mình cách trở nên thành công hơn. Trong khi đó, tầng lớp trung lưu lại đọc tiểu thuyết, báo lá cải và các tạp chí giải trí”.
    Điều này chứng tỏ, nhu cầu của người giàu là giáo dục, chứ không phải là giải trí. Hãy lấy Warren Buffett làm ví dụ. Buffett từng cho biết ông đành khoảng 80% thời gian hằng ngày để đọc sách.
    Bill Gates cũng có thói quen đọc sách trước khi đi ngủ. Nha đồng sáng lập Microsoft nhất định phải đọc thứ gì đó mỗi đêm, từ sách về những nhân vật truyền cảm hứng (Warren Buffett, Franklin D. Roosevelt), quá trình phát triển của lịch sử (phát minh vắcxin và bom nguyên tử) cho tới những ấn phẩm triết học sâu sắc và trí tuệ (The Economist, Scientific American).
    Theo Thomas Corley – tác giả cuốn “Rich Habits: The Daily Success Habits Of Wealthy Individuals” (Những thói quen để thành công của giới giàu có), 67% người giàu dành ra một tiếng hoặc ít hơn mỗi ngày để xem ti vỉ. Trong khỉ, tỉ lệ này với người nghèo chỉ là 23%. Ngoài ra, chỉ 6% người giàu dành thời gian xem-các chương trình thực tế; trong khi đây lại là hoạt động ưa thích của những người nghèo (78%).
    Người giàu không nhất thiết phải có bằng cấp đàng hoàng. Thậm chí nhiều người còn chẳng được ăn học đầy đủ. Tuy nhiên, họ đều đánh giá cao vai trò của việc học sau khi tốt nghiệp, Siebold giải thích.
    “Nhiều người tin rằng những tấm bằng thạc sĩ, tiến sĩ là con đường dẫn tới sự giàu có. Họ bị mắc kẹt với suy nghĩ đó và chẳng thể vươn tới tầng ý thức cao hơn. Người giàu có không quan tâm tới cách thức thực hiện, mà là kết quả sau cùng”, ông viết.
    (Trích Thú tiêu khiển khiến các tỉ phú giàu có, dẫn theo báo điện tử http:/ /www.vnexpress.net, ngày 6/1/ 2016)
    Câu 1 Theo tác giả đoạn ưích, thói quen hằng ngày, thú giải trí chung của những người giàu có là gì?
    Câu 2 Người viết đưa ra thông tin “67% người giàu dành ra một tiếng hoặc ít hơn mỗi ngày để xem tivi. Trong khi, tỉ lệ này với người nghèo chỉ là 23%. Ngoài ra, chỉ 6% người giàu dành thời gian xem các chương tình thực tế; trong khi đây lại là hoạt động ưa thích của những người nghèo (78%)” nhằm mục đích gì?
    Câu 3 Người viết quan niệm như thế nào về vai trò của bằng cấp?
    Câu 4 Bài học sâu sắc nhất mà anh/ chị rút ra cho bản thân sau khi đọc đoạn trích trên là gì?
    LÀM VĂN ( (7,0 điểm)
    Câu 1 (2,0 điểm)
    Đọc sách phải chăng chỉ để học cách làm giàu?
    Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của anh/ chị.
    Câu 2 (5,0 điểm)
    Vẻ đẹp của sông Hương qua đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông ? (Hoàng Phủ Ngọc Tường).

    ĐỀ 27

    ĐỌC HIỂU ((3,0 điểm)
    Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
    Hiện tượng đố kị trong đời sống đã có từ xưa. Thời Tam quốc có danh tướng Đông Ngô là Chu Du, nổi tiêhg thao lược.nhưng lại có tính đố kị. Thấy Gia Cát Lượng tài ba, Du đã nhiều lần tìm cách chứng tỏ mình là người tài “đệ nhất thiên hạ”, nhưng lần nào cũng bị thua. Lòng đố kị còn khiến Chu Du tìm kế sách hãm hại Gia Cát Lượng, nhưng lẫn năo Lượng cũng đoán biết và thoát hiểm. Khi nhận ra tài trí của mình không bằng Gia Cát Lượng, Du đã ngửa mặt lên trời mà than: “Trời đã sinh Du, sao còn sinh Lượng!”. Câu nói đó đã bộc lộ chẵn tướng của người đố kị: không chấp nhận thực tế người khác hơn mình.
    Lòng đố kị có thể gắn với sự hiếu thắng, một tâm lí muốn chứng tỏ mình không thua chúng kém bạn, thậm chí hơn người. Tính hiếu thắng có thể có tác dụng kích thích người ta phấn đấu, cạnh tranh vượt lên người khác, có ý nghĩa tiến bộ nhất định. Tăm lí đố kị ngược lại, chỉ là sự hiến dạng của lòng hiếu thắng. Đố kị là tâm lí của kẻ thất bại. Động cơ kích thích phấn đấu giảm sút, mà ý muốn hạ thấp, hãm hại ngứời khác để thoả lòng ích kỉ tăng lên. Phân tích long đố kị, nhà triết học Hỉ Lạp cổ đại A-ri-xtốt đã nói: “Ngửời đổ kị sở dĩ cảm thấy dằn vặt đau đớn không chỉ VI cãm thấy mình thua kém mà còn vì phải nhìn thấy người khác thành công”. Nhà triết học đã chỉ ra thực chất kẻ đố kị là kẻ không muốn nhìn thấy người khác thành công.
    Trên thực tế, không một lòng đố kị nào có thể ngăn cản được người khác thành công, cho nên lòng đố kị chỉ có hại cho bản thân kẻ đố kị. Nó vừa làm cho kẻ đố kị không được sống thanh thản, luôn dằn vặt khổ đau vì những lí do không chính đáng, lại vừa có thể dẫn họ đến những mưu đồ xấu xa, thậm chí phạm tội ác. Kẻ đố kị không hiểu rằng “ngoài trời còn có trời ” (cao hơn), “ngoài núi còn có núi” (cao hơn), mình tài còn có người tài hơn.
    Lòng đố kị là một tính xấu cần khắc phục. Con người cần phải có lòng cáo thượng, rộng rãi, biết vui với thành công của người khấc. Tình cảm cao thượng không chỉ giúp con người sống thanh thản, mà còn có tác dụng thúc đẩy xã hội và đồng loại tiến bộ.
    (Phỏng theo Băng Sơn, dẫn theo Ngữ văn 11 Nâng cao, tập hai,
    NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr. 96-97)
    Câu 1 Đoạn trích sử dụng những thao tác lập luận nào?
    Câu 2 Theo tác giả, thế nào là đố kị?
    Câu 3 Tác giả bày tỏ thái độ như thế nào về thói đố kị của con người?
    Câu 4 Theo anh/ chị, cần làm gì để khắc phục thói đố kị trong bản thân mỗi chúng ta?
    LÀM VĂN ( (7,0 điểm)
    Câu 1 (2,0 điểm)
    Viết đoạn văn khoảng 200 chữ với chủ đề: Con người cần phải có lòng cao thượng.
    Câu 2 (5,0 điểm)
    “Cái tôi” Hoàng Phủ Ngọc Tường trong đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?.

    ĐỀ 28

    ĐỌC HIỂU ( (3,0 điểm)
    Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
    Có bao giờ chúng ta yêu thế gian này như yêu ngôi nhà có bếp lửa ấm áp của mình không? Có bao giờ chúng ta yêu nhân loại như yêu một người máu thịt của mình không? Chúng ta từng nói đến việc làm sao trở thành những công dân toàn cầu. Danh từ công dân toàn cầu rất dễ làm cho những ại đó lầm tưởng về một siêu nhăn trong những khía cạnh nào đấy. Nhưng bản chất duy nhất của một công dân toàn cầu là một người biết yêu thương thế gian này và luôn tìm cách cải biến thế gian. Có thể sẽ có những công dân kêu lên đầy bất lực: Ta chỉ là một sinh linh bé nhỏ làm sao ta có thể yêu thương và che chở cả thế gian rộng lớn nhường kia! Việc yêu thương và che chở cho cả thế gian có phải là một ước mơ hay một nhân cách hão huyền không? Không. Đó là một hiện thực và đó là một nguyên lí. Khi một con người yêu thương chân thực mảnh đất con người đó đang đứng dù chỉ vừa hai bàn chân thì người đó đã yêu cả trái đất này. Khi bạn yêu một cái cây bên cạnh bạn thì bạn yêu mọi cái cây trên thế gian. Khi bạn yêu thương một con người bên cạnh thì bạn yêu cả nhân loại. Và khi tất cả những con người dù bé nhỏ đến đâu yêu thương người bên cạnh thì tình thương yêu ấy sẽ ngập tràn thế gian này.
    Tình yêu thương nhân loại sẽ ngay lập tức trở nên hão huyền vă mang thói đạo đức giả khi chúng ta nói đến tình yêu thương đó mà không bao giờ chúng ta yêu thương nổi một người bên cạnh. Và thói đạo đức giả đang lan rộng trên thế gian chúng ta đang sống.
    Hãy cứu thế gian này khỏi những hận thù, những ích kỉ, những vô cảm và giá lạnh bằng những hành động cụ thể của mỗi con người đang sống trên thế gian này. Đấy là tiếng kêu khẩn thiết, đầy tình thương yêu và trách nhiệm của biết bao con người đang sống trên thế gian này.
    (Trích Cần một ngày hoà giải để yêu thương, dẫn theo http:// www.tuanvietnam.net, ngày 7/ 9/ 2010)
    Câu 1 Theo tác giả đoạn trích, phẩm chất cốt lõi của một “công dân toàn cầu” là gì?
    Câu 2 Chỉ ra và nêu tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên.
    Câu 3 Tác giả sử dụng thao tác lập luận nào khi bàn về “bản chất duy nhất của công dân toàn cầu”?
    Câu 4 Anh/ Chị thử đưa ra một định nghĩa khác về “công dân toàn cầu”.
    LÀM VĂN (7,0 điểm)
    Câu 1 (2,0 điểm)
    Theo anh/ chị, thế hệ trẻ Việt Nam cần làm gì để trở thành “công dân toàn cầu”? Viết đoạn văn (khoảng 200) chữ trình bày quan điểm của mình.
    Câu 2 (5,0 điểm) Sức hấp dẫn của Tuyên ngồn Độc lập (Hồ Chí Minh).
    Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
    Khi người khác nói, chúng ta có cái kiểu nghe đại loại theo bốn cách: kiểu phớt lờ họ, chẳng chú ý nghe gì cả; hoặc giả như có nghe, ầm ừ cho qua chuyện; hoặc nghe có chọn lọc, nghe từng phần nào đó của câu chuyên thôi; và nghe chăm chú, quan tâm và tập trung vào những gì họ đang nói. Nhưng mấy ai trong chúng ta có được trình độ nghe cao: nghe với lòng thấu cảm.
    Khi chúng ta biết nghe với lòng thấu cảm, chúng ta không nghe theo cách “chủ động” hoặc “ngờ vực” mà thực chất chẳng hơn gì cách nghe hờ hững, nghe có tính chất “xã giao”, có khi còn lấm tổn thương đến “người được nghe” – kiểu nghe để đối đáp, để khống chế, để toan tính.
    Khi tôi nói tôi nghe với lòng thấu cảm, có nghĩa là tôi nghe với ý hướng để hiểu. Có nghĩa là tôi hiểu người khác trước, để hiểu được họ thực sự. […] Đó là cách nghe đi vào lòng người. Cả hai nhìn thế giới theo cùng một cách nhìn và cùng hiểu nhau.
    Thấu cảm khác với thương cảm. Thương cảm là một dạng của sự tán thành, một dạng của cách đánh giá và đôi khi là sự đáp ứng tình cảm có tính bao trùm, che chở. Con người lại thường ưa kiểu thương cảm này. Nó làm cho họ phụ thuộc. Còn việc lắng nghe với lòng thấu cảm không nhất thiết đòi sự tán thành; mà là việc bạn hiểu người đó đầy đủ, sâu xa với tất cả tình cảm và hiểu biết của bạn.
    Lắng nghe với lòng thấu cảm vượt xa cả sự ghi nhận, hoặc đặt vấn đề, hay đơn thuần chỉ hiểu những gì họ nói ra thôi. Trên thực tế, theo các chuyên gia về giao tiếp thì trong những giao tiếp của chúng ta, chúng ta chỉ thể hiện 10% bằng lời nói, 30% khác là những âm động, còn tới 60% là ngôn ngữ của cơ thể. Trong việc lắng nghe có tính chất thấu cảm, chúng ta không chỉ nghe bằng tai mà còn nghe bằng mắt và bằng con tim. Bạn nghe để cảm nhận, nghe để tìm ra ý nghĩa. Bạn nghe để biết cách sống. Bạn vận dụng cả bán cầu phải và bán cầu trái của não. Bạn cảm nhận, bạn trực cảm, bạn cảm thấy.
    Lắng nghe với lòng thấu cảm còn cho bạn một khả năng vì nó cung cấp cho bạn những dữ liệu chính xác để hành xử. Thay vì khư khư giữ lấy những gì là của mình, xử sự với thực tại bên trong tâm trí của người khác, bạn đang lắng nghe để hiểu, bạn giao tiếp và lĩnh hội một tâm hồn.
    (Stephen R. Covey, Bày thói quen của người thành đạt,
    NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2000, tr. 197 – 198)
    Câu 1 Bài viết đề cập đến các cách nghe nào trong giao tiếp?
    Câu 2 Vì sao tác giả cho rằng “nghe với lòng thấu cảm” là nghe ờ trình độ cao?
    Câu 3 Nhận xét về cách lập luận của tác giả khi bàn về vấn đề “lắng nghe với lòng thấu cảm”.
    Câu 4 Để đạt được trình độ “nghe với lòng thấu cảm”, theo anh/ chị, chúng ta cần làm gì?
    LÀM VĂN ((7,0 điểm)
    Câu 1 (2,0 điểm)
    Vì sao thói quen “lắng nghe với lòng thấu cảm” là một chìa khoá của thành công?
    Trả lời câu hỏi trên trong đoạn văn khoảng 200 chữ.
    Câu 2 (5,0 điểm)
    Phân tích phần mở đầu của Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh).
    Xem thêm tại đây :Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn văn

    Bài viết gợi ý: