1. Khái niệm

- Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường 

- Kim loại bị ăn mòn là kim loại bị oxi hóa thành ion dương (M → Mn+ + ne), làm mất đi tính chất vật lí và hóa học của nó.

- Căn cứ vào môi trường và cơ chế của sự ăn mòn, người ta chia thành 2 loại: ăn mòn điện hóa và ăn mòn hóa học

2. Các dạng ăn mòn kim loại

3. Chống ăn mòn kim loại

a. Phương pháp bảo vệ bề mặt (cách li)
- Phủ lên bề mặt kim loại một lớp sơn, dầu mỡ, chất dẻo hoặc tráng, mạ bằng một kim loại khác che kín toàn bộ bề mặt kim loại

Ví dụ: các đồ vật làm bằng sắt thường được phủ 1 lớp sơn chống gỉ.
b. Phương pháp điện hóa
- Phương pháp bảo vệ điện hóa là dùng một kim loại có tính khử mạnh hơn làm vật hi sinh để bảo vệ vật liệu kim loại. Vật hi sinh và kim loại cần bảo vệ hình thành một pin điện, trong đó vật hi sinh đóng vai trò cực âm và bị ăn mòn
Ví dụ: Để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép, người ta gắn chặt những tấm kẽm vào phần vỏ tàu ngâm trong nước biển. Vì khi gắn miếng Zn lên vỏ tàu bằng thép sẽ hình thành một pin điện, phần vỏ tàu bằng thép là cực dương, các lá Zn là cực âm và bị ăn mòn theo cơ chế:
- Ở anot (cực âm): Zn → Zn2+ + 2e
- Ở catot (cực dương): 2H2O + O2 + 4e → 4OH-
Kết quả là vỏ tàu được bảo vệ, Zn là vật hi sinh, nó bị ăn mòn

Bài viết gợi ý: