- Khi hỗn hợp nhiều kim loại tác dụng với hỗn hợp axit thì dùng định luật bảo toàn mol electron và phương pháp ion–e để giải cho nhanh. So sánh tổng số mol electron cho và nhận để biện luận xem chất nào hết, chất nào dư.

- Khi hỗn hợp kim loại trong đó có Fe tác dụng với H2SO4 đặc nóng hoặc HNO3 cần chú ý xem kim loại có dư không. Nếu kim loại (Mg → Cu) dư thì có phản ứng kim loại khử Fe3+ về Fe2+.

Ví dụ: Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+

           Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+

- Khi hòa tan hoàn hoàn hỗn hợp kim loại trong đó có Fe bằng dung dịch HNO3 mà thể tích axit cần dùng là nhỏ nhất → muối Fe2+

- Kim loại có tính khử mạnh hơn sẽ ưu tiên phản ứng trước

- Nếu đề bài yêu cầu tính khối lượng muối trong dung dịch, ta áp dụng công thức sau:

 m muối = m cation + m anion tạo muối = m kim loại + m anion tạo muối

(m anion tạo muối = m anion ban đầu – m anion tạo khí)

- Cần nhớ một số các bán phản ứng sau:

2H+ + 2e → H2

NO3- + e + 2H+ → NO2+ H2O

SO42– + 2e + 4H+ → SO2 + 2H2O

NO3- + 3e + 4H+ → NO + 2H2O

SO42– + 6e + 8H+ → S + 4H2O

2NO3- + 8e + 10H+ → N2O + 5H2O

SO42– + 8e + 10H+ → H2S + 4H2O

2NO3- + 10e + 12H+ → N2 + 6H2O

NO3- + 8e + 10H+ → NH4+ + 3H2O

- Cần nhớ số mol anion tạo muối và số mol axit tham gia phản ứng:

${{n}_{SO_{4}^{2-}}}$tạo muối = $\frac{{{n}_{e\,\,cho}}}{2}$ ; ${{n}_{NO_{3}^{-}}}$tạo muối = ne cho

${{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=2.{{n}_{S{{O}_{2}}}}+4.{{n}_{S}}+5.{{n}_{{{H}_{2}}S}}$

${{n}_{HN{{O}_{3}}}}=2.{{n}_{N{{O}_{2}}}}+4.{{n}_{NO}}+10.{{n}_{{{N}_{2}}O}}+12.{{n}_{{{N}_{2}}}}$

Bài viết gợi ý: